Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Mồ hôi máu (Hematidrosis, hoặc hematohidrosis, bệnh hemidrosis) là một hiện tượng y tế vô cùng hiếm gặp khiến người bệnh chảy máu hoặc đổ mồ hôi trên da khi không có bất cứ tổn thương nào.
Mồ hôi máu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị giúp người bệnh thoát khỏi trạng thái căng thẳng thần kinh, lo âu, sợ hãi, bị stress nặng và kéo dài – những yếu tố được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh.
Là hiện tượng kỳ bí và vô cùng hiếm gặp, đến mức nhiều người không biết nó tồn tại hoặc nghi ngờ về sự hiện diện của bệnh. Y học thế giới mới chỉ ghi nhận khoảng gần 200 ca báo cáo trên y văn trong thế kỷ 20 nhưng mồ hôi máu (Hematidrosis) được cho là đã xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại trước khi được khoa học nghiên cứu và công bố. Chúng ta có thể đã được nghe qua căn bệnh này sau câu chuyện chúa Giêsu được cho là đã đổ mồ hôi máu trước lúc bị đóng đinh trên cây thánh giá; hay danh họa Leonardo da Vinci đã phác họa qua những trang viết hình ảnh về người lính đổ máu trước trận chiến, hay một người đàn ông bất ngờ đổ mồ hôi máu khi lĩnh trọng án.
Những câu chuyện trong kinh thánh hay các tác phẩm của danh họa Leonardo da Vinci có thể là mô tả thực tế hoặc hư cấu, nhưng chứng hematidrosis là một tình trạng thực. Hiện tượng “mồ hôi máu” lần đầu phát hiện tại Việt Nam vào năm 2017, đã điều trị khỏi và trở thành ca điển hình được ghi vào y văn thế giới.
Hiện tượng “mồ hôi máu” xảy ra khi các mạch máu nhỏ trên da bị vỡ ra khi người bệnh căng thẳng thần kinh quá mức, bị stress kéo dài, do đau khổ hoặc sợ hãi tột độ, chẳng hạn như đối mặt với cái chết, bị tra tấn hoặc bị ngược đãi nghiêm trọng. Tình trạng này quá nặng hoặc kéo dài khiến các mao mạch sẽ bị vỡ, đứt, máu tiết vào hoặc thẩm thấu qua ống tuyến mồ hôi, hoặc qua các mao mạch ở da, xung quanh tuyến mồ hôi bị co thắt, làm cho mồ hôi có màu đỏ.
Mồ hôi máu có thể là triệu chứng của các bệnh khác, như huyết áp cao hoặc rối loạn chảy máu. Nó cũng xảy ra với phụ nữ khi “đến tháng”.
Biểu hiện lâm sàng của hiện tượng này là mô hôi tiết ra có lẫn máu. Tùy lượng máu nhiều hay ít mà màu sắc mồ hôi có thể thay đổi: đỏ tươi, hồng hoặc hồng nhạt.
Mồ hôi máu có thể xuất hiện trên bất kỳ bề mặt nào của cơ thể bệnh nhân hoặc bên trong cơ thể, như ở mũi, miệng hoặc dạ dày, nhưng thường gặp nhất là ở mặt và trán. Da xung quanh khu vực có máu có thể sưng lên tạm thời.
Nhìn bằng mắt thường, “mồ hôi máu” có thể giống như máu, mồ hôi có máu hoặc mồ hôi với những giọt máu lấm tấm trong đó. Đổ mồ hôi nhưng có màu khác – như vàng, xanh lam, xanh lục hoặc đen – là một tình trạng khác được gọi là nhiễm sắc thể.
Bởi vì đây là “bệnh hiếm”, nên mồ hôi máu không được hiểu rõ ràng. Y học không có nhiều thông tin về chứng hematidrosis. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy có một điểm chung giữa các bệnh nhân bị đổ mồ hôi máu, đó là tình trạng này thường xảy ra khi một người cảm thấy sợ hãi hoặc căng thẳng.
Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với một mối đe dọa được nhận thức. Khi đó, não gửi tín hiệu kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol và epinephrine – những hormone gây gia tăng căng thẳng. Cortisol và epinephrine được giải phóng, gan sản xuất nhiều glucose hơn trong máu để tạo ra năng lượng chống lại căng thẳng, giúp chúng ta trở nên tỉnh táo hơn và năng lượng của chúng ta tăng lên để chiến đấu hoặc chạy trốn khỏi mối đe dọa. Phản ứng cơ thể này thường là tạm thời và không gây hại lâu dài cho sức khỏe. Nó giúp chúng ta tồn tại trong những tình huống nguy hiểm tiềm tàng..
Nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi khác, sự đáp ứng quá mức của cơ thể sẽ làm vỡ các mao mạch nhỏ dưới da. Mao mạch là những mạch máu nhỏ nằm khắp mô. Chúng mang các chất dinh dưỡng cần thiết đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Các mao mạch này cũng nằm xung quanh các tuyến mồ hôi. Trong trường hợp sợ hãi hoặc căng thẳng nghiêm trọng, những mạch máu nhỏ này có thể vỡ ra và khiến máu theo tuyến mồ hôi thoát ra bên ngoài, dẫn đến mồ hôi có màu đỏ như máu.
Mao mạch bị vỡ là nguyên nhân được khoa học công nhận gây ra chứng tụ máu, nhưng các nhà khoa học cũng đã đưa ra giả thuyết về những nguyên nhân khác về tình trạng chảy máu qua da, như “kinh nguyệt gián tiếp” – nghĩa là máu thoát ra khỏi cơ thể từ một vị trí khác ngoài tử cung trong kỳ kinh nguyệt. Hoặc “ban xuất huyết do tâm lý” – là hiện tượng chảy máu và bầm tím tự phát mà không bị thương hoặc do nguyên nhân đã biết khác.
Một vài nghiên cứu khác cho rằng có thể có một vài khiếm khuyết trong chất đệm ở trung bì hoặc một số chất đặc biệt làm hư tổn hệ thống mao mạch nuôi dưỡng tuyến mồ hôi. Một số nghiên cứu nhận định hiện tượng này liên quan đến bệnh hệ thống, mạn tính như Hemochromatosis…
Mồ hôi máu không gây nguy hiểm đến tính mạng. Các chứng cứ khoa học chứng minh rằng máu này đến từ các mạch máu nhỏ nằm gần bề mặt da, không phải tĩnh mạch hoặc động mạch sâu cho nên người bệnh hầu như không thể chảy máu đến chết.
Máu thường tự ngừng và không nghiêm trọng, mặc dù nó có thể khiến bạn mất nước. Bệnh không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng các nhà khoa học cảnh báo không thể loại trừ những tình trạng đáng lo ngại của bệnh.
Vì hiếm gặp, không có nhiều thông tin về căn bệnh này, do đó, chưa có báo cáo nào đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách điều trị bệnh mồ hôi máu.
Khi chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng chảy máu, bao gồm thời gian chảy máu, tình trạng chảy máu kéo dài bao lâu, tần suất xảy ra… Đồng thời các bác sĩ kiểm tra về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe nói chung, các vấn đề y tế của bệnh nhân và tiền sử sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Các nhân viên y tế cũng sẽ muốn biết về thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vận động… của bệnh nhân.
Để cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến chứng mồ hôi máu, bệnh nhân có thể phải làm các xét nghiệm huyết học và hình ảnh để tìm manh mối và loại trừ các vấn đề khác. Một số xét nghiệm được đề nghị có thể là:
Nếu các kiểm tra siêu âm xét nghiệm không phát hiện bất cứ bất thường nào của bệnh mồ hôi máu, mà bệnh nhân vẫn đang đối mặt với căng thẳng tột độ, các bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị để giúp bệnh nhân đối phó với nỗi sợ hãi, căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực khác; bao gồm việc dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu theo toa. Bác sĩ cũng có thể đề nghị liệu pháp tâm lý.
Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ bất kỳ manh mối nào gây ra chứng tụ máu, bác sĩ sẽ điều trị để ngăn chặn bệnh tái phát. Một số loại thuốc bạn có thể được chỉ định là:
Để ngăn chặn triệu chứng chảy máu từ bề mặt da, các bác sĩ cũng yêu cầu bù lượng nước bị mất do mất mồ môi và máu.
Xây dựng một lối sống lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ mắc “mồ hôi máu”
Chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về phương pháp phòng ngừa bệnh mồ hôi máu, các bác sĩ cho rằng, bệnh nhân có thể cân nhắc cải thiện thói quen sống và ngăn chặn nguy cơ gây ra bệnh bằng cách:
Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch. Mặc dù không có triệu chứng nặng nề nhưng người bệnh...
Xem Thêm“Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có khả năng lây lan nhanh qua tiếp xúc với các dịch hô hấp hay nước...
Xem ThêmBướu máu là “vết bớt” phổ biến nhất của thời thơ ấu, đây là những khối u tế bào gốc lành tính, thường xuất hiện trên vùng...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm