Bệnh do Chlamydia là căn bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Chlamydia được xem là “căn bệnh thầm lặng” ở cả nam và nữ giới, bởi có đến 50-70% người bệnh không có triệu chứng điển hình. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là vô sinh nếu không được điều trị và phòng ngừa kịp thời.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.
Chlamydia là căn bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục thường gặp. Bất cứ ai quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính hằng năm có gần 90 triệu trường hợp nhiễm Chlamydia được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái Bình Dương là 73%, Papua New Guinea là 20%, Nhật Bản 7,0%, Senegal 7.0% và Việt Nam 2,3%.
Ở Việt Nam, một nghiên cứu tại Hà Nội năm 2003 cho kết quả tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Chlamydia: tân binh 9%, phụ nữ có thai 1,5%, người khám STD (bệnh truyền nhiễm tình dục) 1,5%, gái mại dâm 5,0%. Nghiên cứu khác tại 15 tỉnh biên giới trên phụ nữ mại dâm cho kết quả: 11,9% nhiễm Chlamydia, trong đó Kiên Giang có tỷ lệ cao nhất 17,3%, Lai Châu 16,2%, thấp nhất An Giang 7,3%.
Bệnh Chlamydia do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Đây là một vi khuẩn nội tế bào do không có khả năng tổng hợp các hợp chất có năng lượng cao (ATP và GTP). Nó khác với tất cả loài vi khuẩn khác là có chu kỳ nhân lên khác thường. Chu kỳ kế tiếp nhau với hai hình thái rất đặc biệt để đáp ứng với đời sống nội và ngoại tế bào. Chu kỳ nhân lên của Chlamydia khoảng 48 – 72 giờ, sau thời gian này vi khuẩn sẽ phá hủy các tế bào và gây tổn thương niêm mạc. Chlamydia có ba biến thể sinh học khác nhau về biểu hiện lâm sàng và sinh học:
Chlamydia là một vi khuẩn đặc biệt ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, hình cầu, có kích thước trung gian giữa vi khuẩn và virus do hệ thống gen di truyền, nên có thể xếp vào nhóm virus, cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn. Chlamydia trachomatis chứa trong các dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, cổ tử cung. Nó được tìm thấy trong tự nhiên, chỉ sinh sống trong các tế bào của con người.
Vi khuẩn Chlamydia trachomatis là nguyên nhân gây ra bệnh Chlamydia
Vi khuẩn Chlamydia có tốc độ tăng trưởng và sinh sản nhân đôi rất nhanh. Con đường lây lan trực tiếp chủ yếu qua đường tình dục không an toàn như đường âm đạo, hậu môn và miệng. Bạn tình càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm càng cao. Bên cạnh đó, Chlamydia cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia cũng có thể lây qua con đường gián tiếp như:
Mọi đối tượng có sinh hoạt tình dục đều có thể bị nhiễm Chlamydia. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, như:
Đa số người bị nhiễm Chlamydia đều không phát hiện ra các triệu chứng từ ban đầu. Trung bình mỗi năm có khoảng 7 triệu trường hợp mắc bệnh mà không biết là mình đã bị nhiễm bệnh. Biểu hiện của bệnh thường rất “kín đáo”, nhẹ hoặc không rõ ràng, đến khi thấy rõ triệu chứng thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính. Trong đó, tỷ lệ nữ viêm âm đạo do Chlamydia khoảng 25% – 50%, ở nam giới thường xuất hiện những triệu chứng sớm.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết, nam và nữ giới có những biểu hiện bệnh khác nhau tại cơ quan sinh dục, trong đó tình trạng đau vùng trực tràng, tiết dịch vùng kín và chảy máu là biểu hiện đặc trưng. Thông thường trong 1-3 tuần sau khi tiếp xúc bệnh sẽ có những dấu hiệu như:
Đối với tình trạng nhiễm Chlamydia khi quan hệ bằng miệng, có thể thấy nổi mụn nước ở họng của phụ nữ và nam giới. Người bệnh nên thăm khám ngay nếu như xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng sau:
Cần phân biệt bệnh Chlamydia với các bệnh lây qua đường sinh dục như lậu, nấm Candida,… bởi các triệu chứng của các bệnh có những điểm giống và khác nhau, khó xác định chính xác. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh Chlamydia như trên, cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, để có chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hiệu quả, kịp thời.
Bệnh Chlamydia có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở nam giới và nữ giới, cụ thể:
Đối với nam giới, vi khuẩn Chlamydia gây nên viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, dẫn đến vô sinh. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tinh trùng.
Nếu phụ nữ mang thai đã bị nhiễm bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm cho con, nhất là mẹ sinh thường qua đường âm đạo. Trẻ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh: Viêm phổi, nhiễm trùng mắt và mù lòa.
Bệnh Chlamydia có thể gây vô sinh, tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung ở phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời
Thời gian ủ bệnh của bệnh Chlamydia được tính từ sau khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn Chlamydia trachomatis cho đến khi các triệu chứng được biểu hiện rõ ra bên ngoài. Thông thường, thời gian ủ bệnh khá dài (7-21 ngày).
Do triệu chứng của bệnh thường không hiện diện sớm nên khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm nhằm sớm chẩn đoán, điều trị kịp thời để không chỉ tăng cơ hội chữa khỏi bệnh mà còn làm giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các loại xét nghiệm có thể thực hiện để chẩn đoán bệnh Chlamydia bao gồm:
Khi người bệnh đã được chẩn đoán nhiễm bệnh do Chlamydia gây ra, cần tuân thủ điều trị và có thể áp dụng điều trị dự phòng song song cho người nhiễm bệnh và bạn tình để phòng nguy cơ tái phát. Đối với phụ nữ mang thai, trước hoặc trong quá trình khám thai sản cần được xét nghiệm thường xuyên để sàng lọc bệnh.
Bác sĩ thực hiện xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh từ một mẫu dịch cơ thể
Chlamydia là bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Uống một liều duy nhất Azithromycin, hoặc Doxycyclin uống ngày hai lần trong một tuần là biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất.
Đối với nam giới, khi điều trị Chlamydia không biến chứng ở niệu đạo, cổ tử cung và trực tràng kết hợp nhóm thuốc uống sau:
Để điều trị Chlamydia cho phụ nữ có thai, sử dụng các nhóm thuốc sau:
Tất cả các bạn tình của người bệnh nên được thăm khám, điều trị và xét nghiệm kịp thời. Người nhiễm Chlamydia nên kiêng quan hệ tình dục trong 7 ngày sau khi dùng Azithromycin hoặc cho đến khi đã dùng đủ 7 ngày Doxycycline, để ngăn chặn lây nhiễm bệnh cho các bạn tình của mình.
Theo dõi sau điều trị cho thấy, có một số trường hợp có thể do tái phát hoặc tái nhiễm 5-10%). Phụ nữ có quan hệ tình dục với bạn tình không được điều trị đúng mức có nguy cơ cao bị tái nhiễm. Khoảng 3 tháng sau khi đã điều trị lây nhiễm ban đầu, phụ nữ và nam giới nhiễm Chlamydia nên được kiểm tra lại, ngay cả khi các bạn tình của họ đã điều trị khỏi.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm Chlamydia cần được điều trị bằng các loại thuốc phù hợp để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Chlamydia là bệnh có thể chữa khỏi, tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan khi phòng ngừa căn bệnh này. Cách phòng tránh tốt nhất là không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và bằng miệng. Nếu có quan hệ tình dục, cần tuân thủ các chú ý sau:
Bệnh do Chlamydia có thể diễn tiến “âm thầm” và phức tạp, nếu không sớm điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng “khôn lường”. Chính vì vậy, cần nhận biết sớm các nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Tuyết Huỳnh