Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Chó con thường có biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động và trong quá trình chơi đùa quá trớn, có thể xảy ra tình huống chó con vô tình cắn/cào/liếm chúng ta. Vì vậy, có thắc mắc cho rằng liệu bị chó con cắn có sao không? có gây ra nguy cơ nhiễm virus dại hay không và có cần tiêm phòng phòng dại hay không?
CÓ THỂ. Các loài động vật như chó, dơi, chuột… đều có nguy cơ mắc dại, không phân biệt chủng loại, kích thước và độ tuổi. Nhiều người cho rằng chó con ít bị nhiễm bệnh dại, điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế cho thấy rằng nguy cơ nhiễm bệnh dại của chó con và chó trưởng thành là như nhau. Ngay cả những chú chó mới sinh ra hoặc đang được nuôi bú cũng có thể nhiễm bệnh dại. Virus gây bệnh dại có thể được truyền qua sữa mẹ và có thể mất 1-2 tuần cho bệnh dại để phát hiện.
Vì vậy, ngay cả khi bị chó con cắn, cào hoặc liếm vào vết thương hở cũng cần theo dõi chó thường xuyên trong ít nhất 10 ngày. Nếu chó con khỏe mạnh và bình thường thì có thể yên tâm phần nào. Tuy nhiên, nếu chó con bắt đầu có biểu hiện như mắt dại hoặc chảy nước dãi, nên tiêm ngay phòng dại ngay lập tức, thậm chí cả khi nó vẫn còn sống.
Một số đặc điểm có thể nhận biết tình trạng mắc bệnh dại của chó con bao gồm:
CÓ, THẬM CHÍ VÔ CÙNG NGUY HIỂM NẾU CHÓ BỊ DẠI. Bị chó con cắn có thể là một tình huống nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:
Vì vậy, nếu bị chó con cắn, việc nhanh chóng xử lý vết thương và kiểm tra sức khỏe rất quan trọng. Nên làm sạch vết thương kỹ lưỡng và đến bác sĩ để được khám và tiêm phòng dại.
Để phòng ngừa những tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi bị chó con cắn, nên tuân thủ các bước xử lý sau đây:
Đầu tiên, khi bị chó cắn, cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu tại nhà bằng cách rửa sạch vết thương với xà phòng và dưới vòi nước sạch chảy liên tục trong ít nhất 15 phút. Sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ/dung dịch iode/… nhằm giảm thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm bệnh một cách hiệu quả, đặc biệt là khi vẫn chưa có bất kỳ tác động của virus đối với cơ thể.
Nếu con vật có các triệu chứng của bệnh dại, người bị cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại. Khi đến cơ sở tiêm chủng, cần lưu ý thông báo đầy đủ các thông tin quan trọng cho bác sĩ như các biện pháp sơ cấp cứu đã thực hiện khi bị chó cắn, chó đã được tiêm phòng dại hay chưa và địa điểm bị cắn có đang lưu hành dịch bệnh của chó mèo hay không. Việc này sẽ giúp bác sĩ triển khai các biện pháp xử lý chính xác nhất.
Khi bị chó cắn, dù chó có biểu hiện bình thường hay không bình thường cũng cần đến ngay trung tâm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng vắc xin dại.
Tiêm phòng dại là một biện pháp cấp cứu quan trọng khi bị chó cắn. Cho đến nay, tiêm vắc xin phòng dại được xem là phương pháp điều trị dự phòng duy nhất tránh khỏi bệnh dại và nguy cơ tử vong vì dại.
Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ 2 loại vắc xin dại thế hệ mới nhất là Verorab và Abhayrab với số lượng lớn, được bảo quản an toàn trong kho vắc xin đạt chuẩn GSP Quốc tế, duy trì ở nhiệt độ từ 2 – 8 độ C theo quy định của nhà sản xuất, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm phòng dại của người dân, nhất là trong những giai đoạn thời tiết nóng, khí hậu biến đổi phức tạp.
Tại VNVC, phác đồ tiêm phòng dại được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Quy trình tiêm chủng được thực hiện bài bản, khoa học, được theo dõi sát sao từ khâu khám sàng lọc đến khâu theo dõi phản ứng sau tiêm, cam kết đảm bảo hiệu quả và an toàn tiêm chủng của trẻ em và người lớn.
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm do virus dại lây truyền và được truyền từ động vật sang con người. Để phòng ngừa bệnh dại, có thể áp dụng các biện pháp sau:
Bị chó con cắn có sao không? CÓ, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, điển hình là bệnh dại với tỷ lệ tử vong lên đến 100% khi phát bệnh. Vì thế, việc nhanh chóng xử lý vết thương và tiêm phòng dại sau phơi nhiễm càng sớm càng tốt là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh dại và tử vong.
Bị chó cắn có kiêng quan hệ không? Phải cử bao lâu thì an toàn? Hiện nay chưa có bất cứ phương pháp điều trị đặc hiệu...
Xem ThêmDại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như là tuyệt đối khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, việc tiêm ngừa là biện pháp cần thiết để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn tỏ...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, không chỉ cần xử lý vết thương và tiêm phòng dại sau phơi nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ngay lập...
Xem ThêmTiêm phòng dại 1 mũi có được không là thắc mắc chung có rất nhiều người. Dại là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong...
Xem ThêmTiêm vắc xin phòng dại là phương pháp điều trị dự phòng duy nhất tránh được nguy cơ tử vong khi bị động vật nghi dại cắn....
Xem Thêm