Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sùi mào gà ở miệng là bệnh khá phổ biến gây ra bởi virus HPV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục không lành mạnh. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 7% người Mỹ từ 14 đến 69 tuổi bị bệnh sùi mào gà ở miệng và tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn ở nữ giới trong ba thập kỷ qua. Cùng VNVC tìm hiểu ngay.
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội thường gặp lây truyền qua đường tình dục, thủ phạm chính gây ra bệnh là virus HPV (một loại virus u nhú cực kỳ phổ biến). Các chuyên gia đã tìm thấy có hơn 200 type HPV được chia thành nhóm “nguy cơ thấp” và nhóm “nguy cơ cao” đối với khả năng gây ung thư. Khi một người nhiễm virus HPV, đặc biệt là HPV type 6 và HPV type 11 sẽ có nguy cơ mắc sùi mào gà hơn. Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các u nhú, nốt sần tại cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp khác, các nốt u nhú, nốt sần này xuất hiện ở miệng hay lưỡi, được gọi là sùi mào gà ở miệng. [1]
Dạng này rất dễ nhận thấy bằng mắt thường bởi các vết lở loét thường sần sùi hơn. Chúng có hình dạng tương tự như bông súp lơ hoặc mảng vảy cá dày, màu sắc từ hồng nhạt đến hồng đậm phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Dạng này có hình dạng như những hạt cơm với đường kính khoảng 1-3mm, màu trắng hoặc hồng, có thể không gây ra cảm giác không thoải mái nếu chúng không phát triển quá lớn.
Bệnh Heck là một trong những bệnh lý gây ra bởi virus HPV type 13 và HPV type 32 gây ra có biểu hiện là nhiều mảng mập mờ không đồng đều trên mặt lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Có thể có màu trắng, hồng nhạt hoặc đỏ, không gây đau hay khó chịu cho người bệnh nhưng gây ảnh hưởng đến vị giác.
Bướu Condyloma gây ra bởi virus HPV type 2,6 và 11. Dạng này được mô tả như phần rìa của sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nhưng vẫn có nguy cơ lây qua vùng niêm mạc lưỡi hoặc gần bờ lưỡi. Người bệnh có thể thấy đau đớn khi ăn hoặc giao tiếp, do kích thước lớn gây cản trở đường thở.
Sùi mào gà ở miệng được biết đến là căn bệnh xã hội chủ yếu xảy ra ở những người có thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng. Bên cạnh đó, bệnh cũng có một số nguyên nhân khác gây nên, bao gồm:
KHÔNG! Theo các chuyên gia, bệnh sùi mào gà ở miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên tương tự các bệnh xã hội khác, bệnh không thể tự khỏi nếu như không chữa trị kịp thời và đúng cách. Nếu người bệnh chủ quan, tâm lý mặc cảm không đi chữa trị ngay thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác hại cực kỳ nguy hiểm, cụ thể:
Nếu không may mắc phải bệnh sùi mào gà ở miệng người bệnh sẽ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti, xấu hổ, có cảm giác bị phân biệt đối xử, kỳ thị do mắc phải căn bệnh xã hội. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khiến người bệnh ngại giao tiếp với những người khác.
Các nốt u nhú, nốt sần ở vùng miệng, môi, lưỡi phát triển làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài, gây mất thẩm mỹ. Người bệnh thường xuyên phải che dấu, ít giao tiếp với mọi người từ đó khiến chất lượng cuộc sống giảm đi.
Cảm giác vướng víu, cộm cộm do sự xuất hiện của các nốt u nhú, nốt sần, đám sùi khiến người bệnh luôn thấy khó chịu, phiền toái mà dần mất hứng thú trong chuyện ấy và là một trong số nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tình dục, lâu dần sẽ làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.
Các u nhú, nốt sần xuất hiện ngay vùng họng, lưỡi, miệng khi người bệnh ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến chúng vỡ ra gây chảy máu, chảy mủ, có cảm giác vướng víu, đau đớn, thậm chí là hoại tử.
Sùi mào gà ở miệng là một căn bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm cao, người mắc bệnh nếu không chú ý thì rất dễ làm lây nhiễm cho người thân trong gia đình, bạn bè, vợ/chồng… nếu không chú ý phòng tránh.
Một số trường hợp khác nếu bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà ở miệng do HPV type 16 và HPV type 18 gây ra sẽ rất dễ bị ung thư miệng, ung thư vòm họng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu có những triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn với nhiệt miệng. Người bệnh cần phân biệt sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng để điều trị kịp thời. Ở người nhiệt miệng sẽ xuất hiện những vết loét có viền đỏ, sưng đau, rát nhất là khi ăn uống hoặc chạm vào. Bệnh nhiệt miệng thường kéo dài khoảng 7-19 ngày, sau khi người bệnh bổ sung nhiều thực phẩm giải nhiệt, uống nhiều nước sẽ tự khỏi.
Còn riêng với bệnh sùi mào gà ở miệng, nếu người bệnh sử dụng các loại thuốc dùng để điều trị nhiệt miệng mà không thấy khỏi. Hơn nữa, các nốt u nhú, nốt sần của sùi mào gà có màu trắng hoặc hồng nhạt khi tác động vào sẽ gây đau, chảy máu, chảy mủ. Chính vì vậy, nếu thấy có biểu hiện sùi mào gà ở miệng, người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một số hình ảnh sùi mào gà ở miệng.
Dù xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể, sùi mào gà thường có các dấu hiệu tương tự nhau và thời gian ủ bệnh dao động trong khoảng từ 2-9 tháng sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu, thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn khoảng 3-8 tuần. Ban đầu người bệnh sẽ không nhận thấy bất cứ dấu hiệu sùi mào gà ở miệng nào, đôi khi còn bị nhầm lẫn với nhiệt miệng hay các bệnh lý răng miệng khác như nhiệt miệng hay viêm họng.
Tuy nhiên, sau giai đoạn ủ bệnh, các dấu hiệu sùi mào gà ở miệng mới xuất hiện rõ rệt, khoang miệng hoặc lưỡi hình thành nhiều mảng sần sùi có hình súp lơ, mào gà có màu trắng hoặc hồng nhạt. Lúc này, các nốt u nhú, nốt sần mềm không gây ngứa và đau, tuy nhiên rất dễ xước gây chảy mủ và chảy máu khi người bệnh ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Giai đoạn chuyển biến nặng, các nốt u nhú phát triển lớn, lở loét khiến người bệnh cảm thấy vùng miệng và lưỡi ngứa ngáy, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây tâm lý tự ti, mặc cảm kéo dài. Ăn uống gặp nhiều khó khăn, thậm chí gây đau khi nuốt. Hệ quả của việc ăn uống không ngon miệng, gặp nhiều khó khăn khiến bệnh nhân sụt cân, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khiến virus phát triển mạnh mẽ hơn.
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội thường gặp lây truyền qua đường tình dục, nguyên nhân chính gây ra bệnh là virus HPV. Các chuyên gia đã tìm thấy có hơn 200 type HPV được chia thành nhóm “nguy cơ thấp” và nhóm “nguy cơ cao” đối với khả năng gây ung thư. Khi một người nhiễm virus HPV, đặc biệt là HPV type 6 và HPV type 11 sẽ có nguy cơ mắc sùi mào gà hơn.
Nếu một người mắc sùi mào gà ở miệng, lưỡi, có thể có nguy cơ ung thư miệng, vòm họng. Bởi virus HPV là tác nhân chính gây ra sùi mào gà nói chung và sùi mào gà ở miệng nói riêng, HPV cũng là một trong những tác nhân chính gây ra ung thư miệng và ung thư vòm họng.
Hiện tại, chưa có phương pháp xét nghiệm nốt sùi mào gà ở miệng để kiểm tra và xác định sự hiện diện của virus HPV trong khoang miệng. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên môn có thể chỉ định thực hiện phương pháp sinh thiết để tìm kiếm virus HPV từ các tổn thương này. Nếu có kết quả dương tính. bác sĩ chuyên môn sẽ có biện pháp điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh sùi mào gà ở miệng cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vắc xin HPV là Gardasil (Mỹ) và Gardasil 9 (Mỹ) ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm gây ra do virus HPV, trong đó có bệnh sùi mào gà.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các triệu chứng bất thường liên quan đến sùi mào gà ở miệng, điều trị kịp thời sẽ nhanh khỏi và giảm thiệu các biến chứng nặng nề.
Bên cạnh việc tiêm vắc xin HPV đầy đủ, sinh hoạt tình dục lành mạnh chung thủy một vợ một chồng, một bạn tình đồng thời sử dụng bao cao su là bộ đôi phương pháp giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng do virus HPV. Thống kê cho thấy bao cao su có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus gây sùi mào gà xuống 70% nhưng không ngăn chặn hoàn toàn, đó là lý do vì sao các bác sĩ khuyên bất kỳ ai cũng nên dùng bao cao su kể cả khi quan hệ bằng miệng để bảo vệ cơ thể tốt nhất.
Một số thói quen xấu cần bỏ như hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng, đặc biệt là ở nam giới.
⇒ Xem thêm: Sùi mào gà ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị.
Người mắc bệnh sùi mào gà ở miệng nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng… Hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh sùi mào gà ở miệng. Các phương pháp điều trị đều có chung mục tiêu là làm thuyên giảm các triệu chứng, loại bỏ các nốt u nhú, nốt sần, không phải để tiêu diệt virus trong đó có thể kể đến như:
⇒ Xem thêm: Sùi mào gà ở lưỡi.
CÓ! Các triệu chứng sùi mào gà ở miệng như u nhú, nốt sần xuất hiện ngay vùng họng, lưỡi, miệng khi người bệnh ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến chúng vỡ ra gây chảy máu, chảy mủ, có cảm giác vướng víu, đau đớn, thậm chí là hoại tử.
KHÔNG! Các chuyên gia cho biết bệnh sùi mào gà ở miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên tương tự các bệnh xã hội khác, bệnh không thể tự khỏi nếu như không chữa trị kịp thời và đúng cách. Nếu người bệnh chủ quan, tâm lý mặc cảm không đi chữa trị ngay thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Bên cạnh những thắc mắc sùi mào gà ở miệng có đau không, sùi mào gà ở miệng có thể tự khỏi không thì sùi mào gà ở miệng có để lại sẹo không cũng là một trong số những thắc mắc của số đông người bệnh. Nhận định về vấn đề này, các chuyên gia cho biết hầu hết các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng đều sử dụng nhiệt lượng (đốt điện, đốt laser,…) tác động lên bề mặt da nơi có nốt u nhú, nốt sần để khống chế virus HPV sẽ khó tránh khỏi tổn thương dẫn đến nguy cơ để lại sẹo tại vùng da được điều trị.
Tuy nhiên, chữa trị sùi mào gà ở miệng có để lại sẹo hay không thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh nặng hay nhẹ (nốt ú nhú, nốt sùi mào gà đã phát triển lớn, gây ra viêm nhiễm nhiều thì quá trình điều trị cũng khó khăn hơn); cơ sở khám điều trị sùi mào gà cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đốt sùi mào gà ở để lại sẹo không. Người bệnh nên tìm hiểu các cơ sở khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, phương pháp điều trị hiện đại để đạt được hiệu quả cao hơn, từ đó có thể giảm thiểu tỷ lệ để lại sẹo xấu sau này.
Sùi mào gà ở miệng là bệnh xã hội khá phổ biến nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sùi mào gà bằng miệng vẫn có khả năng điều trị hiệu quả. Do đó, nếu nhận thấy có bất kỳ triệu chứng sùi mào gà ở miệng và nghi ngờ bản thân mắc bệnh, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt chủ động tiêm vắc xin phòng các tuýp virus HPV nguy hiểm để phòng sùi mào gà và các bệnh nguy hiểm khác.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmTiêm vắc xin phế cầu khuẩn là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất để chống lại sự tác động của vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae -...
Xem ThêmNên tiêm phế cầu 10 hay 13 là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ra...
Xem ThêmUng thư âm đạo là một loại ung thư ác tính hiếm gặp xảy ra trong âm đạo của phụ nữ. Hầu hết các ca bệnh đều...
Xem ThêmĐến tháng 6/2021, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 16.616 hộ nuôi chó mèo, với tổng số chó mèo đã được tiêm chủng là 18.043....
Xem ThêmChó con thường có biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động và trong quá trình chơi đùa quá trớn, có thể xảy ra tình huống chó con vô...
Xem Thêm