Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêm phòng dại là phương pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho con người. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, nhiều người lo ngại liệu tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không. Vậy, thực hư câu hỏi liên quan đến “tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi” là như thế nào?
CÓ, CỰC KỲ NGUY HIỂM. Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại Rhabdovirus lây truyền từ động vật sang người thông qua tuyến nước bọt từ vết cắn/cào/liếm của động vật có vú máu nóng, thông thường là chó. Bệnh dại rất nguy hiểm và có thể gây tử vong cho con người nếu không được điều trị kịp thời.
Sau khi nhiễm bệnh, virus dại sẽ nhân lên nhanh chóng tại vết thương và di chuyển, lan rộng lên thần kinh trung ương của con người, gây ra những triệu chứng nguy hiểm và đáng sợ, bao gồm:
Theo thống kê của MSD – một công ty Dược phẩm, sinh học hàng đầu thế giới, mỗi năm bệnh dại cướp đi sinh mạng của hơn 55.000 người trên toàn cầu, với phần lớn các ca tử lây nhiễm và tử vong tập trung ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh (1). Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực đã có những báo cáo về tình trạng phát bệnh dại sau khi bị động vật cắn.
Hiện nay, bệnh dại vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc hay phương pháp điều trị đặc hiệu nào. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh dại có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp, suy tim và nhanh chóng tử vong sau đó.
CÓ, vắc xin dại thế hệ mới rất an toàn. Vắc xin dại là loại vắc xin được sử dụng để phòng ngừa bệnh dại, được phát triển và sử dụng từ những năm 1885 (Louis Pasteur sản xuất) và đã được sử dụng và kiểm chứng hiệu quả và tính an toàn trong hàng thế kỷ. Vắc xin dại đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm virus dại và cứu sống hàng triệu người khỏi bị nhiễm bệnh dại và tử vong mỗi năm.
Tương tự như mọi loại thuốc, mọi loại vắc xin khác, khi tiêm vắc xin dại, người tiêm cũng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ, sẽ nhanh chóng hết hẳn sau vài giờ đến vài ngày và rất hiếm khi gây ra những phản ứng dữ dội. Các phản ứng phụ thường gặp gồm có:
Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành hợp pháp và phổ biến 2 loại vắc xin phòng dại thế hệ mới, bao gồm: Vắc xin Verorab (Pháp) thế hệ mới và vắc xin Abhayrab (Ấn Độ). Đây là 2 loại vắc xin có hiệu quả bảo vệ cao và tính an toàn cao, là vắc xin bất hoạt (có nghĩa là virus chứa trong vắc xin hoàn toàn không có khả năng gây bệnh dại cho người tiêm). Trước khi sử dụng, vắc xin phòng dại đã phải trải qua một loạt kiểm định chất lượng hiệu lực, độc tính, mức độ an toàn và vô trùng.
CÓ, thai phụ được khuyến khích đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó cắn. Theo báo cáo bệnh tật và tử vong hàng tuần do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thực hiện vào giai đoạn 2015 – 2016 tại Việt Nam, đã có 6 trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú có khả năng mắc bệnh dại. Tuy nhiên, cả 6 trường hợp đều từ chối tiếp nhận điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị phơi nhiễm do gia đình lo sợ rủi ro cho thai nhi và trẻ đang bú sữa mẹ. Kết quả là cả 6 trường hợp đều đã tử vong (2). Qua đây, có thể thấy rằng việc tiêm phòng dại cho phụ nữ mang thai bị chó cắn là rất quan trọng, nhằm bảo vệ tính mạng của cả mẹ và bé.
KHÔNG. Theo thông tin được cung cấp bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức y tế uy tín khác, việc tiêm phòng dại cho bà bầu không có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc tiêm phòng dại cho bà bầu được xem là an toàn và quan trọng để bảo vệ sức khỏe của thai phụ và thai nhi khỏi nguy cơ lây nhiễm dịch virus dại. Ngược lại, bà bầu bị chó cắn không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm có thể bị virus dại tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh, gây ra tình trạng viêm não cấp tính, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Theo các chuyên gia y tế, việc tiêm phòng dại trong thời kỳ mang thai và cho con bú là an toàn và cần thiết để ngăn chặn bệnh dại, một căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phụ nữ đang mang thai và bị chó cắn, nên đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và đánh giá mức độ nhiễm trùng dại có thể xảy ra. Nếu bác sĩ đánh giá rằng mức độ nhiễm trùng dại là cao và cần tiêm phòng dại, thai phụ nên tiêm phòng mà không cần phải lo lắng về tác động của thuốc đến thai nhi.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC có khu vực xử trí sau tiêm chuyên biệt cho Khách hàng với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến hàng đầu thế giới nhằm theo dõi, kiểm soát, phát hiện và xử trí kịp thời những tình huống phản ứng hi hữu xảy ra do thể trạng người bệnh bất ổn, suy nhược. Chính vì vậy, vắc xin dại là một loại vắc xin rất an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh dại.
Nếu bà bầu bị cắn/cào/liếm bởi chó dại hoặc nghi ngờ bị dại, cần rửa vết cắn theo đúng quy cách và đến khám ngay với bác sĩ để tiêm phòng vắc xin. Vết thương cần được xử lý cẩn thận, nếu rộng, sâu hoặc ở vị trí gần thần kinh trung ương như mặt, cổ hoặc mạch máu, bệnh nhân cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ, tình trạng và vị trí của vết thương, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí phù hợp và đánh giá xem bà bầu nên được điều trị dự phòng như thế nào.
Trước đó, bà bầu bị chó tấn công cần phải thực hiện sơ cứu ban đầu, đây là một thao tác vô cùng quan trọng, cần được thực hiện ngay lập tực sau khi bị chó cắn. Cụ thể:
Sử dụng lâm sàng vắc xin dại ở một số ít phụ nữ mang thai đến nay cho thấy không có bất kỳ dị dạng hoặc gây hại phôi thai. Vì dại là bệnh nặng, trong trường hợp nguy cơ lây nhiễm cao thì phụ nữ mang thai nên chủng ngừa theo phác đồ tiêm chủng thông thường. Tuy nhiên, tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi nếu thai phụ không thực hiện đúng chỉ định tiêm chủng và chăm sóc vết thương sau tiêm. Vì thế, cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ tiêm phòng dại và các lưu ý của bác sĩ sau khi tiêm để việc điều trị dự phòng dại đạt được hiệu quả tối đa, bảo vệ trọn vẹn sức khỏe của mẹ và bé.
Bị chó cắn có kiêng quan hệ không? Phải cử bao lâu thì an toàn? Hiện nay chưa có bất cứ phương pháp điều trị đặc hiệu...
Xem ThêmDại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như là tuyệt đối khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, việc tiêm ngừa là biện pháp cần thiết để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn tỏ...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, không chỉ cần xử lý vết thương và tiêm phòng dại sau phơi nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ngay lập...
Xem ThêmTiêm phòng dại 1 mũi có được không là thắc mắc chung có rất nhiều người. Dại là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong...
Xem ThêmTiêm vắc xin phòng dại là phương pháp điều trị dự phòng duy nhất tránh được nguy cơ tử vong khi bị động vật nghi dại cắn....
Xem Thêm