Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tết Nguyên đán trùng với thời điểm tăng cao bệnh thủy đậu. Giao lưu đi lại nhiều càng khiến người lớn dễ mắc thủy đậu, biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm cảnh báo, mùa đông – xuân và nhất là Tết Nguyên đán là thời điểm bùng phát của virus thủy đậu tại Việt Nam. Bệnh bắt đầu tăng cao từ tháng 12 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Hệ thống tiêm chủng VNVC ghi nhận đây là thời điểm rất nhiều người đến tiêm vaccine thủy đậu để tránh bị lây nhiễm, nhất là những trẻ đang độ tuổi đi học.
Số người mắc thủy đậu tại Việt Nam dao động từ 31.000-39.000 người mỗi năm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 4,2 triệu ca có biến chứng nặng của thuỷ đậu dẫn đến 4.200 ca tử vong.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhóm dân số có nguy cơ cao mắc biến chứng nặng do thủy đậu gồm trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lớn chưa từng mắc thủy đậu và người bị suy giảm miễn dịch.
BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết trong giai đoạn mang thai nếu người mẹ nhiễm siêu vi thì thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi người mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhất là thời điểm trước sinh một tuần, em bé chào đời sẽ bị thủy đậu sơ sinh hoặc nặng nề hơn là gây nên tình trạng sảy thai, thai chết lưu… Đây là gánh nặng bệnh tật rất lớn và kéo dài suốt đời cho trẻ và gia đình.
Theo BS Bạch Thị Chính, phụ nữ mang thai mắc thủy đậu, bệnh sẽ nặng hơn ở người lớn khác. Phụ nữ bị nhiễm thủy đậu khi mang thai có nguy cơ mắc biến chứng viêm phổi thuỷ đậu với tỷ lệ từ 10-20%.
Đáng chú ý là hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Người mẹ mắc thủy đậu lúc mang thai có thể khiến bào thai bị các tổn thương nặng nề ở hệ thần kinh trung ương và các cơ quan khác như bất thường ở mắt, da và tứ chi. Mắc thuỷ đậu khi mang thai dưới 20 tuần, sẽ có khoảng 2% trẻ khi sinh ra bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh như sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc…), tay chân ngắn, đầu nhỏ, chậm phát triển… Phụ nữ mang thai bị thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh, có khả năng gây ra thuỷ đậu sơ sinh nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng nặng cho trẻ, thậm chí 30% trẻ có thể tử vong.
Thủy đậu cũng thường diễn tiến nghiêm trọng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Một số nhóm bệnh nhân được xem là có nguy cơ rất cao mắc thủy đậu nặng:
Với kinh nghiệm hàng chục năm điều trị bệnh nhiễm trùng cho trẻ em, BS. Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cảnh báo biến chứng thủy đậu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, dạ dày – ruột, viêm khớp, viêm tinh hoàn…
BS. Trương Hữu Khanh cho biết thủy đậu bội nhiễm là hiện tượng nốt thủy đậu mưng mủ, ngứa, đau và rất lâu lành. Tình trạng bội nhiễm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở phủ tạng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Ngoài ra, thủy đậu bội nhiễm còn có thể dẫn đến hoại tử, lở loét da, gây viêm thanh quản, viêm tai, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu,… Bản chất của thủy đậu thường không để lại sẹo mà chỉ là những vết thâm da kéo dài 3-6 tháng. Nhưng khi bị biến chứng nhiễm trùng, thủy đậu sẽ để lại những vết sẹo xấu xí trên da. Tình trạng nhiễm trùng da nặng hơn sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu với những dấu sưng tấy đỏ lan ra xung quanh.
Thủy đậu gây ra biến chứng viêm phổi ở người có miễn dịch kém; ở trẻ nhỏ dưới 1-2 tháng tuổi. BS. Trương Hữu Khanh khuyến cáo khi những đối tượng này thở nhanh, ho nhiều… cần phải đi đến bệnh viện để được thăm khám.
Viêm phổi sau khi nhiễm thủy đậu thường xảy ra 1-6 ngày sau khi phát ban. Đây là biến chứng phổ biến nhất ở người lớn và thường nghiêm trọng với những biểu hiện như ho nhiều, đau tức vùng ngực, khó thở.
Các biến chứng hệ thần kinh trung ương từ mất điều hòa tiểu não (thường có tiên lượng tốt) đến viêm não hoặc viêm não – viêm màng não (tiên lượng kém hơn). Trong đó, viêm não do virus thuỷ đậu là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây viêm não do virus với tỷ lệ tử vong là 9-20%. Các biến chứng có thể được nhận biết bởi dấu hiệu đi kèm với sốt cao, co giật, hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
BS. Trương Hữu Khanh cho biết, virus gây bệnh thủy đậu cũng chính là virus gây bệnh zona. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, nếu hệ miễn dịch suy yếu, zona sẽ xuất hiện. Nếu trẻ dưới 1,5 tuổi mắc thủy đậu thì xác suất sau này bị zona sẽ lớn hơn trẻ khác.
Zona là bệnh khá khó chịu, đặc biệt khi xuất hiện ở các vùng liên quan đến mắt. Điều đáng lo là những mụn nước của Zona sẽ lây thủy đậu cho những em bé khác. Ngoài ra, không đơn giản là nổi mụn rộp, Zona còn là những cơn đau kéo dài nhiều năm về sau. Zona nếu xuất hiện ở vùng mắt thì có thể ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh để lại những mảng sẫm màu trên da rất lâu hoặc tồn tại vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ. Hiện tại, Việt Nam chưa có vaccine ngừa Zona nên cách tốt nhất là phòng ngừa bằng vaccine thủy đậu.
Ngoài ra, thủy đậu còn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm gan, biến chứng xuất huyết, thiếu máu não cấp sau nhiễm khuẩn cấp, viêm khớp, viêm thận – cầu thận, viêm tinh hoàn, viêm ruột thừa…
Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo người dân nên tiêm ngừa vaccine thủy đậu, nhất là trong thời điểm giao mùa đông xuân và cận kề Tết Nguyên đán. BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết một mũi vaccine có thể ngừa bị thủy đậu nặng nhưng nếu sống trong vùng có dịch thì nên tiêm 2 mũi vaccine thủy đậu. “Không chỉ trẻ em, người lớn cũng có thể mắc thủy đậu và bệnh thường nặng hơn ở trẻ, thậm chí tử vong. Chúng ta thường lo lắng tiêm bù cho trẻ nhưng người lớn cũng rất cần ngừa thủy đậu. Khi người lớn ngừa được thủy đậu thì trẻ em hay người lớn tuổi trong nhà cũng được bảo vệ. Hiện Hệ thống tiêm chủng VNVC có 3 loại vaccine ngừa thủy đậu cho trẻ em và người lớn là Varivax (Mỹ); Varicella (Hàn Quốc) và Varilrix (Bỉ)”.
10h thứ 6 ngày 21/1/2022, các chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc về thủy đậu trong chương trình tọa đàm “Nguy cơ bùng phát thủy đậu mùa Tết và vaccine phòng ngừa”. Chương trình do Báo điện tử VnExpress và Hệ thống Tiêm chủng VNVC phối hợp thực hiện với sự tham gia của 2 chuyên gia bệnh truyền nhiễm là BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC và BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).
Mừng Giáng Sinh và Năm mới 2023, VNVC tặng ưu đãi Miễn phí tiêm vắc xin Cúm Tứ giá và Phiếu ưu đãi trị giá 100.000 VNĐ...
Xem ThêmSau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem ThêmCó 3 nhóm bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh, nhất là dịp sau Tết. Đó là bệnh thủy đậu; sởi - quai bị - rubella và...
Xem ThêmGia tăng tiếp xúc trực tiếp tại môi trường học đường khiến trẻ dễ bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: cúm, viêm phổi,...
Xem ThêmNgày 26/1/2022, VNVC Hoàng Mai chính thức khai trương, sự ra đời của VNVC Hoàng Mai chứng minh nỗ lực mang kho vắc xin hiện đại đến...
Xem ThêmMột số loại vaccine có thể được tiêm cùng lúc với Covid-19 như cúm, ho gà, phế cầu… để tránh nguy cơ biến chứng do đồng nhiễm....
Xem Thêm