Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Có 3 nhóm bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh, nhất là dịp sau Tết. Đó là bệnh thủy đậu; sởi – quai bị – rubella và bệnh tay chân miệng.
Chương trình tọa đàm trực tuyến “Tiêm vaccine sau Tết và chuẩn bị cho trẻ đến trường” phát sóng trên VnExpress và Fanpage của Hệ thống tiêm chủng VNVC ngày 11/2/2021, có sự tham gia của BS Trương Hữu Khanh – nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM và BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC.
BS. Trương Hữu Khanh cho biết từ khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, có 3 nhóm bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh, nhất là dịp sau Tết. Đó là bệnh thủy đậu; sởi – quai bị – rubella và bệnh tay chân miệng. Đây là những bệnh đến hẹn lại lên, chu kỳ lặp lại hàng năm. Tuy nhiên, bệnh xuất hiện ít hay nhiều tùy thuộc vào miễn dịch cộng đồng quanh trẻ. Nếu trẻ sống trong môi trường có tỷ lệ tiêm chủng quá thấp thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn. Đặc biệt, sau thời gian dài giãn cách, khi quay trở lại trường học, trẻ dễ bị bệnh tay chân miệng.
Ngoài ra, sau một khoảng thời gian dài nghỉ Tết và giãn cách do Covid-19, cuộc sống hòa nhập trở lại, nhiều giao thương từ vùng này qua vùng khác nhưng cũng đồng thời mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác, khiến nhiều dịch bệnh sẽ quay trở lại. Đây là các yếu tố khiến các dịch bệnh bùng phát đe dọa sức khỏe trẻ sau Tết. Do vậy, khi hòa nhập trở lại, trẻ em phải đi học, việc tiêm chủng phòng ngừa là rất cấp thiết, làm sao hạn chế được sự lây lan dịch bệnh trong trường học.
“Trong thời gian giãn cách do Covid-19, trẻ không ra môi trường xã hội. Như trẻ từ 1-2 tuổi thì hoàn toàn không có một tí miễn dịch gì với virus ngoài cộng đồng. Do ít tiếp xúc nên khi bắt đầu hòa nhập, có khả năng trẻ chưa có miễn dịch chứ không phải là miễn dịch yếu nữa. Khi đi học, tiếp xúc trong môi trường quá nhiều trẻ, việc bị lây bệnh là điều tất yếu, không thể tránh khỏi. Có nhiều bậc phụ huynh giữ trẻ rất kỹ, không cho hòa nhập, nhưng đến khi đi học thì trẻ lại bị bệnh”, BS. Trương Hữu Khanh lưu ý.
BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cũng cho biết qua một thời gian dài giãn cách, trẻ chỉ ở nhà, hạn chế giao lưu, tiếp xúc xã hội. Trong giai đoạn bình thường mới, đặc biệt trong dịp Tết vừa rồi, mọi người có thể đến thăm viếng, mầm bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Khi hòa nhập trở lại, những trẻ chưa mắc bệnh bao giờ, hoặc chưa tiêm chủng nghĩa là chưa có đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh đó nên thì rất dễ bị lây bệnh khi quay trở lại trường.
“Việc giao thương, đi lại từ người đến nơi khác khiến mầm bệnh lây lan và phát tán và lây lan nhanh hơn trong cộng đồng. Nếu bây giờ chúng ta không cảnh giác và không phòng bệnh sớm thì nguy cơ sẽ bùng phát những dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.”, BS Bạch Thị Chính nhấn mạnh.
Trước nỗi lo của phụ huynh con đi học trở lại có thể mắc nhiều bệnh, BS Trương Hữu Khanh phân tích: “Nếu sợ dịch bệnh mà không cho trẻ đi học thì có lẽ trẻ sẽ không bao giờ được đi học. Vì trên thế giới không bao giờ không có bệnh. Trước khi có Covid-19, có rất nhiều bệnh như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, tiêu chảy do virus, tay chân miệng và nhiều bệnh khác nhưng người ta vẫn phải cho trẻ đi học. Chúng ta phải xác định rằng, dù bên ngoài có bệnh thì vẫn phải cho con nít đi học, vì chỉ có đi học trẻ mới phát triển. Chúng ta có thể phòng ngừa bệnh chủ động cho trẻ bằng vaccine, còn những bệnh không có vaccine thì chúng ta phòng ngừa bằng những biện pháp thụ động khác”.
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, ngoài những bệnh đã được tiêm ngừa theo chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, có những bệnh cần tiêm nhắc lại để tăng cường kháng thể khi trẻ đến tuổi đi học. Ví dụ, vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván cần tiêm nhắc khi trẻ 4-6 tuổi, 9-15 tuổi, sau đó tiêm nhắc mỗi 10 năm; vaccine viêm não Nhật Bản chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi sau khi hoàn thành các mũi cơ bản; các vaccine sởi – quai bị – rubella, thuỷ đậu, phế cầu, thương hàn… cũng cần được tiêm nhắc lại.
Ngoài ra, học sinh cấp THCS, THPT do giao lưu tiếp xúc gia tăng, trẻ cần được tiêm thêm vaccine ngừa các bệnh do HPV như ung thư cổ tử cung, dù chưa quan hệ tình dục… Vaccine ngừa não mô cầu cũng cần được tiêm vì căn bệnh này có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ. Vaccine cúm cũng cần được tiêm nhắc hằng năm để luyện cho hệ miễn dịch khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Nhiều phụ huynh lo lắng nếu ngay bây giờ tiêm vaccine thì liệu cơ thể trẻ có kịp sinh kháng thể hay không? BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, đối với tiêm chủng, không còn dùng khái niệm tiêm trễ mà bất cứ khi nào chúng ta nghĩ đến tiêm chủng thì phải bắt đầu tiêm ngay. Trung bình sau 2 tuần tiêm vaccine, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể. Trong trường hợp phụ huynh không biết rõ con mình trong giai đoạn này cần phải tiêm những loại vaccine gì, có thể mang sổ tiêm ngừa của con đến những trung tâm tiêm chủng để các bác sĩ tư vấn.
Các chuyên gia cũng lưu ý các bệnh lây lan qua đường hô hấp như thuỷ đậu, sởi, quai bị, rubella, bạch hầu, ho gà, viêm phổi… có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não…
“Cúm cũng là bệnh thường gặp trong mùa đông xuân nhưng dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh do có những triệu chứng tương tự, rất khó phân biệt. Tuy nhiên, cảm lạnh có thể tự khỏi, còn cúm mùa có thể dẫn tới các biến chứng như viêm phổi, thậm chí theo thống kê cứ mỗi phút lại có 1 người tử vong”, BS Chính lưu ý.
Vì vậy, BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo: “Chúng ta đừng chờ đợi khi dịch bệnh xảy ra, con tôi tiêm ngừa như vậy có kịp thời chống bệnh hay không. Chúng ta đừng chờ đợi khi nào nghe đến dịch mới đi tiêm ngừa. Hãy kịp bắt nhịp để phòng bệnh hiệu quả cho các cháu. Chúng ta không thể biết được tác nhân gây bệnh ở chỗ nào, nguồn gốc ở đâu và nó sẽ tấn công những đứa trẻ như thế nào. Những người mắc các bệnh như sởi, quai bị, rubella, hay thủy đậu… thường lây lan cho người khác trong 2 ngày trước khi người đó phát bệnh. ”, BS Bạch Thị Chính cho biết thêm.
Mừng Giáng Sinh và Năm mới 2023, VNVC tặng ưu đãi Miễn phí tiêm vắc xin Cúm Tứ giá và Phiếu ưu đãi trị giá 100.000 VNĐ...
Xem ThêmSau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem ThêmSẵn sàng cho ngày khai trương, VNVC Thái Bình chính thức nhận đặt giữ hàng loạt vắc xin từ ngày 28/2/2022 với giá ưu đãi, nhiều quà...
Xem ThêmLượng kháng thể từ mẹ truyền sang giảm theo thời gian khiến trẻ nhỏ dễ dàng mắc một số bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm như viêm...
Xem ThêmMiền Bắc và miền Trung đang chìm sâu trong giá rét, miền Nam đã bước vào thời điểm giao mùa rõ rệt. Thời điểm này trẻ sơ...
Xem ThêmGia tăng tiếp xúc trực tiếp tại môi trường học đường khiến trẻ dễ bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: cúm, viêm phổi,...
Xem Thêm