Để phòng tránh những mất mát khủng khiếp do Covid 19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là vắc xin. Khi nào Việt Nam có vaccine Covid 19 (Vaccine Corona virus)? Hiệu quả phòng bệnh ra sao? Lịch tiêm vaccine covid gồm mấy mũi?… đang là những câu chuyện được hàng triệu người quan tâm.
Vaccine Covid 19 là chủng loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp cấp, giúp ngăn ngừa vi rút Corona. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị công bố sản xuất vacxin ngừa Corona virus thành công và cho hiệu quả khá tích cực.
Cuối tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về một loại vaccine phòng viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-Cov-2 có thể sản xuất thành công trong vòng 18 tháng. Nhưng chỉ 8 tháng sau đó, đã có hơn 320 ứng viên tham gia vào cuộc đua nghiên cứu và thử nghiệm vaccine Covid 19 trên toàn cầu, đưa Covid 19 trở thành loại vắc xin có tốc độ nghiên cứu nhanh nhất trong lịch sử. (1)
Tháng 11/2020, 56 ứng cử viên vắc xin đang trong quá trình nghiên cứu lâm sàng, trong đó, vắc xin của Đại học Oxford phối hợp với AstraZeneca (Anh) có tên AZD1222 là một trong những loại vắc xin phòng bệnh Covid-19 vươn lên top dẫn đầu cuộc đua khi nhà sản xuất công bố kết quả khả quan từ các phân tích của thử nghiệm lâm sàng vắc xin pha III, đồng thời đưa ra hy vọng tươi sáng hứa hẹn đã sẵn sàng cung cấp 3 tỷ liều vắc xin cho người dân trên toàn cầu.
Miễn dịch thụ động chống Covid 19 có thể đạt được nhờ huyết thanh từ bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm virus Sars-Cov-2, huyết thanh này chứa lượng lớn kháng thể miễn dịch, từ Globulin siêu miễn dịch – chẳng hạn như globulin miễn dịch với cytomegalovirus (CMVIG) được thu thập từ nhiều người hiến khác nhau hoặc với kháng thể trung hòa đơn dòng.
Hiện nay, có đến hơn 100 loại vắc xin Covid 19 đang ở các giai đoạn phát triển tiền lâm sàng. Các loại vắc xin tác động theo những cơ chế khác nhau để tạo ra miễn dịch, nhưng với tất cả các loại vắc xin Covid 19 đều có cơ chế chung là ngoài việc tạo ra kháng thể chống lại virus, vắc xin còn có thể tạo ra tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh, chống lại chúng nếu bị tấn công trong tương lai.
Cho đến hiện tại, các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu xem thời gian mà các tế bào ghi nhớ này bảo vệ cơ thể khỏi virus Sars-Cov-2 là bao lâu.
Một trong những đặc điểm độc đáo của cuộc chạy đua sản xuất vacxin corona là sự khác biệt giữa các ứng viên vắc xin và công nghệ sản xuất vắc xin. Theo đó, các loại vaccine Covid 19 hiện tại đang được sản xuất theo 3 cơ chế:
Trong cuộc “chạy đua với thời gian” để nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin Covid-19, Việt Nam khẳng định không hề thua kém thế giới về trình độ y học khi bắt tay vào sản xuất vắc xin phòng đại dịch trong vòng 6 tháng. Đây được xem là một bước tiến mới trong nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam; góp phần ngăn chặn, khống chế, kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống người dân trở về bình thường.
Song song với việc đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước, công tác triển khai, đàm phán với các đối tác nước ngoài nhằm cung ứng vắc xin Covid-19 cũng đang được đẩy mạnh. Theo đó, những loại vắc xin phòng Covid-19 đã có tại thị trường Việt Nam hiện nay là:
STT | Tên vắc xin | Nhà sản xuất | Bản chất | Phác đồ tiêm | Giá tiền (vnd) | Đặt lịch tiêm |
1 | Nanocovax | Nanogen (Việt Nam) |
Protein tái tổ hợp | Gồm 2 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau 28 ngày, và tiêm nhắc sau 1 năm. | Dự kiến 120.000 | |
2 | Chưa đặt tên | Vabiotech (Việt Nam) |
Vector virus | Chưa có dữ liệu | Chưa công bố | |
3 | Chưa đặt tên | IVAC (Việt Nam) |
Vector virus | Chưa có dữ liệu | Chưa công bố | |
4 | Chưa đặt tên | PoLyvac (Việt Nam) |
Vector virus | Chưa có dữ liệu | Chưa công bố |
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân toàn thế giới, các nhà khoa học đang nỗ lực chạy đua với thời gian, để có thể sớm ra đời loại vắc xin an toàn và hiệu quả, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Đến nay, đã hơn một năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, các loại vắc xin phòng Covid-19 đầy hứa hẹn đang bước vào những giai đoạn nước rút trước khi được chính thức tung ra thị trường. Theo đó, những ứng cử viên vắc xin phòng Covid-19 sáng giá nhất đang được nghiên cứu và sản xuất trên thế giới hiện nay là:
STT | Tên vắc xin | Nhà sản xuất | Bản chất | Trụ sở |
1 | AZD1222 | The University of Oxford; AstraZeneca; (Anh) |
Vắc xin vector (adenovirus) | Đại học Oxford, Viện Jenner |
2 | Sputnik V | Viện nghiên cứu Gamaleya (Nga) |
Vắc xin vector (adenovirus) | Viện nghiên cứu Gamaleya |
3 | BNT162b2 | Pfizer, BioNTech (Đức, Mỹ) |
mRNA | Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc |
4 | mRNA-1273 | Moderna (Mỹ) |
mRNA | Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington Washington Health Research Institute |
5 | Ad5-nCoV | CanSino Biologics (Trung Quốc) |
Vắc xin vector (adenovirus) | Bệnh viện Tongji Vũ Hán, Trung Quốc |
6 | JNJ-78436735 (Ad26.COV2.S) | Johnson & Johnson (Mỹ) |
Vắc xin vector (adenovirus) | Johnson & Johnson |
7 | NVX-CoV2373 | Novavax (Mỹ) |
Vắc xin “protein dạng mảnh (protein gai của virus SARS-CoV-2)” | Novavax |
8 | BBIBP-CorV | Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh (CNBG); Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) | Vắc xin bất hoạt | Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hà Nam |
9 | CoronaVac | Sinovac (Trung Quốc) |
Vắc xin bất hoạt | Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Sinovac |
10 | Covaxin | Bharat Biotech; National Institute of Virology (Ấn Độ) |
Vắc xin bất hoạt | Bharat Biotech và Viện Y học quốc gia |
11 | COVAX-19 | Vaxine Pty Ltd. (Úc) |
Vắc xin protein tái tổ hợp đơn giá | Bệnh viện Hoàng gia Adelaide (Australia) |
Lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao là sự kết hợp đặc biệt nguy hiểm của virus Sars-Cov-2. Từ khi Covid 19 xuất hiện, hệ thống y tế hiện đại khắp toàn cầu đã rơi vào tình trạng quá tải, hàng triệu bác sĩ, nhân viên y tế bị mắc bệnh phải phát tín hiệu cầu cứu đến chính phủ. Ngay trong thời điểm khẩn cấp y tế công cộng quốc tế, việc thúc đẩy sản xuất vắc xin và chia sẻ vắc xin là vấn đề cực kỳ quan trọng được WHO lan tỏa nhằm chấm dứt đại dịch trên toàn cầu.
Vắc xin là vũ khí giảm số ca tử vong và mắc Covid 19 nghiêm trọng, duy trì hoạt động chức năng của xã hội, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm áp lực kinh tế, gia tăng cơ hội để người dân được hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần toàn diện.