Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue. Ngoài triệu chứng điển hình là sốt, bệnh còn gây ra các triệu chứng xuất huyết. Đây là tình trạng thiếu hụt tiểu cầu trong máu do virus Dengue gây ra, khiến cho quá trình hình thành cục máu đông ở thành mạch bị cản trở, khiến máu chảy liên tục và diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và có thể là tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy, sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu?
Tiểu cầu là một mảnh tế bào nhỏ lưu thông trong máu cùng với 2 loại tế bào khác là hồng cầu và bạch cầu. Đối với người bình thường, số lượng tiểu cầu trong máu dao động từ 150 đến 450 nghìn/microlit máu, tức là một 1 lít máu sẽ chứa khoảng 50 đến 400 tỷ tế bào tiểu cầu. Ngoài chức năng nổi bật là kích thích đông máu, hình thành các cục máu đông, làm chậm quá trình chảy máu, giúp các vết thương mau lành, tiểu cầu còn đóng vai trò như một tuyến phòng thủ chống lại các phản ứng nhiễm trùng và viêm do virus gây ra. (1)
Vì thế, khi một người mắc bệnh sốt xuất huyết, virus Dengue xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn, bám vào các tế bào tiểu cầu, làm tiểu cầu biến đổi cấu trúc kháng nguyên, và nhân lên nhanh chóng và tiêu diệt các tế bào tiểu cầu bình thường khiến cho virus Dengue gia tăng nhanh chóng. Kéo theo đó, số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm, các chức năng làm chậm quá trình chảy máu và kháng viêm hoạt động kém hiệu quả.
Một số triệu chứng do tình trạng giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết bao gồm:
Trên thực tế, việc tăng số lượng tiểu cầu chỉ thông qua chế độ ăn uống hay tập luyện thể dục, thể thao khá khó khăn và không mang lại hiệu quả quá cao. Thay vào đó, các đối tượng bị sốt xuất huyết có thể truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch để hồi phục số lượng tiểu cầu bình thường trong máu.
Xem thêm: Cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Tuy nhiên, vẫn có thể cải thiện số lượng tiểu cầu trong máu một cách tự nhiên của một vài loại thực phẩm như một phương pháp dự phòng thiếu hụt tiểu cầu trong những trường hợp phát sinh bất khả kháng.
Sữa là một loại thực phẩm dinh dưỡng chứa nguồn canxi và protein dồi dào, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương và cơ bắp trong cơ thể. Bên cạnh đó, sữa có chứa vitamin K – một loại vitamin cần thiết trong cơ chế đông máu của cơ thể. Hơn nữa, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc tiêu thụ sữa thường xuyên có thể giúp cải thiện số lượng tiểu cầu trong máu. Vì vậy, uống một ly sữa mỗi ngày sẽ là một giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt tiểu cầu do sốt xuất huyết tại nhà.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome, các loại rau lá xanh là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và có công dụng làm tăng số lượng tiểu cầu. Các loại rau xanh giàu vitamin, hữu ích trong việc tăng số lượng tiểu cầu trong máu bao gồm: mùi tây, húng quế, rau bina (rau chân vịt), cải xoăn, bông cải xanh, cải thìa, cần tây,…
Đu đủ là một cây thuốc nam quen thuộc của người dân Việt Nam. Không chỉ là cây ăn trái, lá đu đủ còn là một vị thuốc nổi tiếng có khả năng cải thiện số lượng tiểu cầu do sốt xuất huyết gây ra. Nhiều kết quả thử nghiệm lâm sàng chứng minh được chiết xuất lá đu đủ mang lại lợi ích đáng kể trong việc thúc đẩy gia tăng số lượng tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi.
Vì thế có thể duy trì uống nước ép lá đu đủ hoặc uống chiết xuất dạng viên nén để duy trì ngưỡng ổn định của chỉ số tiểu cầu trong máu.
Trái lựu, đúng hơn là hạt lựu với hàm lượng chất sắt rất dồi dào, có thể giúp cơ thể cải thiện lượng máu cùng tế bào tiểu cầu trong máu. Không những thế, lựu còn là loại trái cây chứa rất nhiều các hoạt chất có tính oxy hóa mạnh và vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp chống nhiễm trùng hiệu quả trong giai đoạn mắc bệnh sốt xuất huyết.
Bí ngô là nguồn cung cấp vitamin rất dồi dào với đặc tính nổi bật trong việc tăng cường số lượng tiểu cầu được sản xuất bởi tủy xương.
Cỏ lúa mì chứa hàm lượng cao chất diệp lục có cấu trúc tương tự như huyết sắc tố trong máu. Cỏ lúa mì có lợi trong việc tăng số lượng tiểu cầu kèm theo các lợi ích khác là tăng tổng số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu.
Nước dừa là thức uống giàu chất dinh dưỡng và chứa hàm lượng chất điện giải lành mạnh cao, rất hữu ích trong việc gia tăng số lượng tiểu cầu trong máu của người bệnh bị sốt xuất huyết và hỗ trợ cải thiện tình trạng hụt dịch, thiếu nước do triệu chứng sốt của sốt xuất huyết gây ra.
Thịt nạc là thực phẩm giàu protein, vitamin B12 và kẽm, giúp làm gia tăng số lượng tiểu cầu trong máu đáng kể và giúp quá trình thiếu hụt tiểu cầu chậm lại, duy trì ổn định mức tiểu cầu bình thường có trong máu. Có thể bổ sung thịt nạc của gà tây, gà ta, thịt bò hoặc thịt cua vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh sốt xuất huyết.
Vitamin B12 là một loại vitamin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho các tế bào máu. Vì thế, vitamin B12 bị thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt số lượng tiểu cầu trong máu. Có thể bổ sung vitamin B12 qua các nguồn thực phẩm như gan, trứng và hải sản.
Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp có thể sản xuất các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Thiếu sắt có liên quan đến tiểu cầu thấp và huyết sắc tố thấp, có thể gây ra bệnh thiếu máu. Nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh sốt xuất huyết những thực phẩm giàu chất sắt như như rau bina (rau chân vịt), hạt bí ngô, ổi, đậu lăng, chuối sống,…
Folate là một loại Vitamin nhóm B, cụ thể là B9 hay còn được gọi là Axit Folic. Dưỡng chất này có lợi cho sự sản xuất và tăng cường số lượng của các loại tế bào trong cơ thể bao gồm cả tiểu cầu và hồng cầu. Các thực phẩm là nguồn chứa Folate phong phú bao gồm cam, đậu phộng, đậu lăng, đậu tây,…
Vitamin A là cần thiết đối với sự khỏe mạnh của các tế bào tiểu cầu. Loại vitamin này rất quan trọng trong quá trình hình thành protein trong cơ thể. Tác dụng của các protein lành mạnh có thể giúp phân chia và tăng trưởng tế bào trong cơ thể. Các thực phẩm giàu hàm lượng vitamin A bao gồm bí đỏ, cà rốt, khoai lang,…
Vitamin C có liên quan chặt chẽ đến mức độ tiểu cầu trong cơ thể bạn. Vitamin C rất cần thiết để cải thiện và duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể, nhất là những người mắc sốt xuất huyết. Vitamin C kích thích cơ thể hấp thụ chất sắt hiệu quả hơn và tăng cường số lượng tiểu cầu có trong máu. Các nguồn cung cấp Vitamin C tuyệt vời là các loại trái cây có múi như chanh, cam, bưởi, dứa,…
Theo Hiệp Hội Hỗ trợ rối loạn tiểu cầu PDSA, vitamin D không chỉ góp phần vào quá trình hoạt động bình thường của xương, dây thần kinh, hệ cơ và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tiểu cầu cho người bị sốt xuất huyết.
Trên lý thuyết, mặc dù có thể kích thích cơ thể tạo ra vitamin D tự nhiên bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (phơi nắng) nhưng lượng vitamin D do quá trình này tạo ra là không đáng kể. Vì thế, có thể kết hợp với việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày như cá ngừ, cá hồi, cá thu, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, sữa chua, sữa,…
Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), người lớn từ 19 – 70 tuổi cần 15mcg vitamin D mỗi ngày và người già trên 70 tuổi cần 20mcg vitamin D mỗi ngày. (2)
Đây là vitamin giúp tăng sinh tế bào trong cơ thể, trong đó có tế bào máu và tiểu cầu. Theo kết quả của một cuộc khảo sát của Hiệp hội hỗ trợ tiểu cầu rối loạn Pakistan (PDSA Pakistan) cho thấy những người dùng vitamin K có sự cải thiện về số lượng tiểu cầu trong máu và các triệu chứng chảy máu tương ứng là 27% và 32%.
Có một số loại thực phẩm khiến cho số lượng tiểu cầu giảm xuống, bao gồm:
Sốt xuất huyết nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, có thể gây ra tình trạng sốt xuất huyết dạng nghiêm trọng, chỉ số tiểu cầu trong máu giảm mạnh dẫn đến chảy máu nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, khiến cho huyết áp đột ngột và tử vong. Vì thế, sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu sẽ không còn là câu hỏi đáng được bận tâm nếu chúng ta tiến hành chủ động dự phòng bệnh, để sốt xuất huyết không có cơ hội gây ra các tình trạng nghiêm trọng cho sức khỏe của mỗi người.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem Thêm