Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Nhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh, không cần quá lo lắng và chăm sóc nhiều. Vậy, thực hư của những nhận định này ra sao? Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ có gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe người bệnh? Nguyên nhân do đâu? Cần chăm sóc và điều trị như nào để nhanh khỏi?
Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Flaviviridae gây ra – virus Dengue. Bệnh sốt xuất huyết lây truyền từ người sang người bởi tác nhân trung gian là muỗi vằn cái mang bệnh thuộc chi Aedes (phổ biến nhất là Aegypti và Albopictus) thông qua máu của người bị nhiễm.
Sau khi muỗi hút máu từ người bệnh, virus Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi trong 8 đến 11 ngày, và sau đó lây truyền cho người khác thông qua tuyến nước bọt ở các vết đốt. Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi 4 chủng khác nhau của virus Dengue (gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4) và sau mỗi lần nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ tự miễn dịch với chủng đó, nhưng vẫn có nguy cơ bị nhiễm với các chủng virus sốt huyết khác. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành quanh năm, nhưng đặc biệt dễ bùng phát vào mùa mưa vì đây là thời kỳ muỗi sinh sản mạnh nhất.
Xem thêm: https://vnvc.vn/sot-xuat-huyet/
Các triệu chứng của sốt xuất huyết bao gồm sốt cao, đau đầu, đau mắt, đau khớp và cơ, ra mồ hôi, chảy máu chân răng, tăng huyết áp, dễ chảy máu,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng mất máu nhiều, làm tổn thương nhiều bộ phận và có thể gây tử vong.
Sốt xuất huyết có hội chứng nặng thường được gọi là bệnh sốt xuất huyết dengue (DHF). Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, sốt xuất huyết có thể khiến người bệnh đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của họ như: suy đa tạng (suy giảm chức năng các cơ quan nội tạng), chảy máu nội tạng, mất máu nghiêm trọng, sốc sốt xuất huyết,…
Hiện nay, vẫn chưa có loại vắc xin dự phòng nào đảm bảo được tính hiệu quả và an toàn cao để áp dụng tiêm phòng tại Việt Nam. Vì thế, việc điều trị chủ yếu là cung cấp các biện pháp hỗ trợ giảm đau, giảm sốt, tăng cường lượng nước và chất dinh dưỡng, và đặc biệt giảm nguy cơ chảy máu.
CÓ. Mẩn đỏ ngứa là một trong những triệu chứng điển hình và thông gặp của bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Tình trạng phát ban nổi mẩn đỏ ngứa có thể xuất hiện vào thời điểm triệu chứng sốt bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm, từ ngày thứ 3 đến 4 sau khi triệu chứng sốt khởi phát và tình trạng này thường kéo dài trong từ 2 đến 5 ngày.
Tình trạng sốt xuất huyết gây ra phát ban thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15. Mẩn đỏ thường xuất hiện tại các vùng da như mặt, cổ, bụng, lưng, tay và chân, gây ra nhiều nốt nổi đỏ trên da với cảm giác nhám sần. Nếu áp lực lên vùng da này, sẽ xuất hiện dấu vết tái màu do tình trạng chảy máu dưới da gây ra. Bên cạnh đó, tại vị trí các nếp gấp da ở khu vực bẹn, nách, khuỷu tay, đầu gối và cổ có thể trở nên đỏ đậm hơn so với các khu vực xung quanh và khuôn mặt có thể bị đỏ lên không đồng đều, đặc biệt ở miệng.
Tuy nhiên, các triệu chứng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ ngứa có thể khác nhau đối với từng cá nhân, đồng thời không phải ai mắc sốt xuất huyết cũng sẽ xuất hiện tất cả các triệu chứng này. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân bị sốt xuất huyết, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chính của sự mẩn đỏ và ngứa trong trường hợp sốt xuất huyết xuất phát từ việc cơ thể tái hấp thu dịch ngoại bào vào tuần hoàn máu và mô da đang trong quá trình phục hồi các vết thương do phát ban, khiến cho cảm giác ngứa trở nên rõ ràng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác, kém phổ biến hơn bao gồm:
CÓ THỂ. Thông thường, tình trạng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ ngứa mặc dù sẽ gây khó chịu, ngứa ngáy, nhưng chỉ là tín hiệu bình thường của quá trình hồi phục và có thể được giảm nhẹ bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà. Nếu tình trạng mẩn đỏ gây ngứa này đi kèm với các triệu chứng khác như sốt cao trên 39 độ C, mưng mủ, chảy dịch,… người bệnh cần được nhanh chóng điều trị tại các cơ sở y tế uy tín gần nhất. Nếu không được theo dõi sát sao, chú ý chăm sóc kỹ lưỡng, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, thận và các bộ phận khác trong cơ thể.
Khi kết thúc giai đoạn ủ bệnh, sốt xuất huyết sẽ bùng phát nhanh chóng và đột ngột. Thời gian phát bệnh sẽ thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và các nốt phát ban sẽ ngày càng dày đặc hơn. Người bệnh sẽ trải qua ba giai đoạn sau:
Tình trạng nổi mẩn đỏ gây ngứa thường xuất hiện ở giai đoạn nguy hiểm và sau khi khỏi bệnh. Nếu sau thời gian sốt xuất huyết, người bệnh phát hiện bị phát ban, cần phải lưu ý rằng các nốt phát ban sẽ liên tục xuất hiện và tăng dần về số lượng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân đều mắc phải triệu chứng này và thời gian phát ban và số lượng ban đầu cũng khác nhau. Trong trường hợp phát ban sau sốt xuất huyết, người bệnh cần phải điều trị và chăm sóc đúng cách để hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh cho người khác. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng vì bệnh không gây ra bất kỳ vấn đề lâu dài nào.
Thời gian phục hồi cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể kéo dài từ 1-2 tuần tùy vào tình trạng cơ thể và bệnh lý của bệnh nhân. Tuy nhiên, tổng thể thì bệnh nhân sẽ phục hồi đáng kể về sức khỏe, kể cả các nốt mẩn đỏ sẽ mờ, biến mất dần và hết ngứa hẳn. Khi đó, có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu về chế độ ăn uống và những hành động cần thiết trong giai đoạn phục hồi.
Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo khi bị nổi mẩn đỏ do sốt xuất huyết:
Tuy nhiên, nên luôn ưu tiên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có hướng điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của mình.
Để tránh sự ma sát giữa quần áo và da, gây ra sự viêm da và ngứa ngáy, việc mặc quần áo rộng rãi rất quan trọng. Người bệnh nên chọn những bộ quần áo rộng rãi được làm bằng vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát. Ngoài ra, để tránh gây tổn thương cho da, người bệnh nên chọn sử dụng những loại bột giặt và nước xả vải dịu nhẹ. Với trẻ nhỏ, cần chú ý nên sử dụng những loại tã có khả năng thấm hút tốt và ít gây kích ứng. Nếu muốn giảm sự sưng và tiết mồ hôi, có thể thoa phấn rôm trên những vùng da bị nổi mẩn.
Việc giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ là rất quan trọng trong việc hạn chế các triệu chứng khó chịu khi bị sốt xuất huyết. Dưới đây là một số gợi ý để duy trì vệ sinh:
Tăng cường miễn dịch là một phương pháp hữu ích để giảm các triệu chứng như mẩn đỏ và ngứa khi bị sốt xuất huyết. Dưới đây là một số biện pháp giúp tăng cường miễn dịch:
Sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ không phải là dấu hiệu cho biết bệnh nhân sắp khỏi bệnh, vì thế không nên chủ quan và lơ là trong việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Hiện tại, việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết đang dựa vào các biện pháp hạn chế đường lây bệnh vì chưa có vắc xin phòng bệnh hay thuốc điều trị đặc hiệu. Những người chưa mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh hoặc sống trong khu vực có dịch cần đề cao ý thức phòng ngừa hơn, nhằm tránh tình trạng lây lan của bệnh sốt xuất huyết thành đợt dịch lớn.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem ThêmSốt rét và sốt xuất huyết là những căn bệnh nghiêm trọng vì có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Theo Báo cáo...
Xem Thêm