Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ít nhất 73 quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt. Mùa Thu – Đông sắp tới, nỗi lo này lại tăng cao khi bệnh cúm vào mùa. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ cảnh báo, cần khẩn trương tiêm vắc xin phòng cúm trước cuối tháng 10 hàng năm, hành động này càng phải quyết liệt hơn ngay trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang bủa vây toàn cầu.
Nguy cơ “dịch chồng dịch”
Chỉ trong 9 tháng, một loại virus nhỏ bé đã làm đảo lộn khắp hành tinh khiến hàng trăm triệu người bị cách ly, có thời điểm trên 4 tỷ người trên thế giới phải ở nhà, thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch, thậm chí đẩy cuộc sống của rất nhiều người đến bờ vực bế tắc vì mất việc làm. Tại nhiều quốc gia, số ca nhiễm tăng vọt rồi giảm dần sau khi tiến hành phong tỏa, rồi lại đối mặt với làn sóng dịch thứ hai, khi Chính phủ quyết định mở cửa trở lại nền kinh tế.
Con số hơn 31 triệu người nhiễm và gần 1 triệu người tử vong do Covid-19* cho thấy cuộc chiến chống dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn dài. Điều đó đòi hỏi cả Chính phủ và mỗi người dân luôn phải trong trạng thái sẵn sàng để có thể chủ động, linh hoạt trước mọi diễn biến phức tạp của đại dịch, nhất là trong bối cảnh mùa Thu – Đông, mùa “tung hoành” của một loại virus khác – loại virus đã từng gây nên đại dịch khủng khiếp trong lịch sử: CÚM MÙA!
Song song với đại dịch Covid-19, mối lo ngại về đợt cúm mùa 2020 – 2021 ngày càng gia tăng. Theo CDC Hoa Kỳ, 62.000 người Mỹ đã tử vong liên quan đến cúm mùa trong khoảng thời gian 2019 – 2020. Hơn 700.000 người Mỹ được nhập viện với các triệu chứng cúm trong thời gian đó.
Tại Việt Nam, cúm mùa xuất hiện quanh năm và phát triển mạnh mẽ vào thời điểm giao mùa. Năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 400.000 người mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. Bộ Y tế liên tục đưa ra cảnh báo, mùa Thu – Đông nhiệt độ thay đổi thất thường; cùng với ô nhiễm môi trường tăng cao; điều kiện đi lại, giao thương ngày càng gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới…, tất cả các tác nhân này tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm dễ dàng phát triển và lan truyền mạnh mẽ. Do đó, tiêm vắc xin phòng cúm cho mọi đối tượng là cách an toàn và hiệu quả nhất để phòng bệnh.
Tại sao phải tiêm vắc xin cúm trước cuối tháng 10 hàng năm?
CDC Hoa Kỳ khuyến nghị, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Đối với các nước thuộc khu vực Bắc bán cầu, vắc xin cúm cần thiết phải tiêm trước cuối tháng 10 hàng năm.
Việt Nam là nước có thể nhiễm virus cúm quanh năm với cả cúm Nam và cúm Bắc bán cầu nên Bộ Y tế nước ta khuyến cáo người dân có thể tiêm vắc xin vào bất cứ thời điểm nào và nên tiêm nhắc lại hàng năm. Đặc biệt khuyến cáo với trẻ em, người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
Vắc xin cúm phải được tiêm hằng năm do virus cúm thay đổi tính kháng nguyên mỗi năm. Do phải mất khoảng thời gian 2-3 tuần để vắc xin cúm tạo được kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi virus cúm; nên tất cả mọi người cần chủng ngừa cúm trước khi virus này bắt đầu lây lan mạnh trong cộng đồng, kế hoạch tiêm phòng cúm tốt nhất là đầu mùa thu.
Việc tiêm vắc xin cúm nên được duy trì nhắc lại mỗi năm một lần để đảm bảo kháng thể bảo vệ tạo ra bởi vắc xin được duy trì. Trẻ em dưới 9 tuổi cần được bảo vệ bởi 2 liều cúm, mỗi liều cách nhau tối thiểu 1 tháng trước khi tiến hành tiêm nhắc lại mỗi năm một lần. Trẻ lớn trên 9 tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin mỗi năm 1 lần.
Xem thêm clip: Tại sao bệnh cúm mùa nguy hiểm
Tại sao tiêm nhắc lại vắc xin cúm mỗi năm rất quan trọng?
Vắc xin bảo vệ chống lại virus cúm bằng cách thiết lập tế bào “ghi nhớ”, những tế bào này sẽ bắt đầu phát triển 2-3 tuần sau khi vắc xin được đưa vào cơ thể. Sau đó nếu bị phơi nhiễm với cúm, những tế bào ghi nhớ này sẽ tạo ra kháng thể mà cơ thể cần để tự bảo vệ.
Tuy nhiên, các tế bào ghi nhớ không nhớ được mãi mãi, và các chủng virus cúm thường xuyên thay đổi từ năm này sang năm khác. Đó là lý do tại sao công thức vắc xin cúm luôn được cập nhật mỗi năm và việc tiêm nhắc lại vắc xin cúm hằng năm là rất quan trọng.
Vắc xin cúm không chỉ cần thiết với trẻ em, mà còn rất quan trọng với người lớn
Người trưởng thành, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người mắc bệnh mãn tính, sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu… nên tiêm vắc xin cúm mùa hằng năm.
Đối với người lớn tuổi, tiêm phòng cúm còn là một giải pháp phòng ngừa quan trọng cho những người mắc bệnh mãn tính. Tiêm phòng cúm giúp giảm tỷ lệ các biến chứng của bệnh liên quan đến việc bội nhiễm sau nhiễm virus cúm, giảm tỷ lệ người bệnh phải nhập viện vì bệnh tim mạch liên quan đến cúm; ngăn ngừa các tình huống diễn tiến nặng và phải nhập viện vì bệnh phổi liên quan đến cúm; giảm tỷ lệ nhập viện ở những người bị tiểu đường hoặc có hội chứng suy giảm miễn dịch.
Vắc xin cúm còn bảo vệ phụ nữ trong và sau khi mang thai. Đối với thai phụ, bệnh cúm có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt thai phụ mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tốt nhất, phụ nữ có kế hoạch mang thai nên chủ động tiêm phòng cúm để có thể tạo ra sự bảo vệ kép cho cả mẹ và thai nhi.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch toàn cầu Covid-19, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tiêm vắc xin cúm không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi loại virus gây bệnh nguy hiểm mà còn có thể kích hoạt hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19. Do vậy, trong giai đoạn này, người lớn, đặc biệt là người cao tuổi cần tiêm chủng đầy đủ để tránh mang mầm bệnh từ bên ngoài, hoặc mắc bệnh nhưng không biết vì các triệu chứng bệnh thể hiện không rõ, là mối nguy cơ lớn truyền bệnh cho trẻ em – đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh chưa đến độ tuổi tiêm phòng.
(*): Theo cập nhật của Bộ Y tế, tính đến ngày 22/9/2020
Ngày 25/9 vừa qua, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC đã cùng Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận...
Xem ThêmCác thí sinh top 30 Hoa hậu Việt Nam vừa có buổi tham quan và trải nghiệm thú vị tại trung tâm tiêm chủng VNVC Hoàng Văn...
Xem ThêmBố Mẹ đã chuẩn bị quà Trung thu cho bé chưa? Đừng lo, vì VNVC đã có hàng trăm nghìn món quà “cổ tích” để tặng các...
Xem ThêmChủ động giữ gìn sức khỏe, tiêm vắc xin và dinh dưỡng vận động hợp lý nâng khả năng đề kháng là cách phòng tránh bệnh hiệu...
Xem ThêmUNICEF cảnh báo, Covid-19 đang làm gián đoạn các dịch vụ chăm sóc y tế, sụt giảm nghiêm trọng tỷ lệ trẻ em và người lớn được...
Xem ThêmTừ ngày 26/9/2020, người dân Quảng Nam và các tỉnh lân cận như: Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận,... có thể thoải mái đặt mua trước nhiều...
Xem Thêm