Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
UNICEF cảnh báo, Covid-19 đang làm gián đoạn các dịch vụ chăm sóc y tế, sụt giảm nghiêm trọng tỷ lệ trẻ em và người lớn được bảo vệ bằng vắc xin, đe dọa nguy cơ nhiều dịch bệnh quay trở lại, có thể làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Làm thế nào để bảo vệ cộng đồng khỏi hàng loạt dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là trong thời điểm giao mùa thu đông? Đừng bỏ qua cơ hội gặp gỡ các chuyên gia về vắc xin, dinh dưỡng vận động và bệnh truyền nhiễm hàng đầu Việt Nam trong chương trình tư vấn trực tuyến: VẮC XIN VÀ DINH DƯỠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA THU ĐÔNG CHO TRẺ EM & NGƯỜI LỚN vào lúc 20h ngày 25/9/2020.
Lần đầu tiên trong suốt 28 năm, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà giảm đáng kể
Khi mọi sự chú ý tại Việt Nam và thế giới đang đổ dồn vào đại dịch Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) đã kêu gọi cần nỗ lực đảm bảo tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch cho trẻ em và người lớn, không chùn bước trong cuộc chiến chống các bệnh truyền nhiễm khác có thể phòng ngừa bằng vắc xin. “Vắc xin là công cụ phòng bệnh hữu hiệu, nếu vì Covid-19 mà hoãn tiêm phòng, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm có thể còn lớn hơn so với con số nhiễm Covid-19” – Ông Tedros Ghebreyesus, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại.
Theo số liệu của WHO, các đợt bùng phát dịch sởi đang có chiều hướng gia tăng. Chỉ riêng trong năm 2018, gần 10 triệu người mắc sởi, trong đó có 140.000 người tử vong, hầu hết là trẻ em. Trong đại dịch Covid-19, ít nhất 30 chiến dịch tiêm vắc xin ngừa sởi trên thế giới có nguy cơ bị hủy bỏ, đe dọa làm bùng phát các đợt dịch bệnh truyền nhiễm này trong năm nay và những năm sau đó.
Trong khi đó, số liệu thống kê sơ bộ 4 tháng đầu năm 2020 cho thấy, số lượng trẻ được tiêm đầy đủ ba liều vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà và uốn ván đã giảm đáng kể. Đây là lần đầu tiên trong vòng 28 năm qua, thế giới ghi nhận mức sụt giảm mạnh kỷ lục.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo: Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang đe dọa các chương trình tiêm chủng định kỳ cho trẻ em ở Thái Bình Dương. Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở trẻ em có xu hướng giảm khi đại dịch Covid-19 tiếp tục gây nhiều lo ngại và bất ổn. Đại diện UNICEF ở khu vực Thái Bình Dương lo ngại điều này có thể dẫn tới tình trạng số trẻ em dễ mắc bệnh tại khu vực Thái Bình Dương gia tăng.
Trong bối cảnh Covid-19 vẫn liên tục có những diễn biến phức tạp, số người nhiễm bệnh trên toàn cầu đã vượt mốc 30 triệu ca, thì tại Việt Nam, rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vẫn đang gây bệnh thậm chí cướp đi mạng sống của rất nhiều người mỗi ngày: các bệnh lý đường hô hấp, mũi họng, viêm phổi, viêm màng não, bạch hầu, sởi, bại liệt, ho gà, viêm não Nhật Bản… liên tục xuất hiện ca nhiễm mới, và đã có trường hợp tử vong, đe dọa nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm quay trở lại và bùng phát nếu không có biện pháp phòng ngừa bằng vắc xin.
Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trong mùa Thu – Đông
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC, vắc xin là vũ khí giúp ngăn chặn hàng triệu ca mắc bệnh, bảo vệ hàng triệu người không mắc phải, không tử vong cũng như gánh chịu các di chứng suốt đời của bệnh truyền nhiễm. Đến nay Việt Nam đã có hơn 30 loại vắc xin phòng hơn 40 bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm vắc xin đủ mũi, đúng phác đồ, đúng lịch giúp phòng bệnh hiệu quả, giảm chi phí gánh nặng bệnh tật cho gia đình và cả xã hội, đồng thời ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, nhất là trong bối cảnh giao mùa Thu – Đông.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, cả nước đã ghi nhận 35 (*) ca tử vong. Nếu làm phép tính đơn giản cũng có thể nhận thấy, số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam thực tế cao hơn gấp nhiều lần so với Covid-19, mà đó đa số đều là các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin, bác sĩ Chính khẳng định.
Bạch hầu đã cướp đi sinh mạng của 4 người, cả 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên đều đã ghi nhận ca mắc bệnh, hơn 1000 người cách ly, hàng loạt các hoạt động kinh tế, xã hội tại Tây Nguyên bị đình trệ vì dịch bạch hầu. Từ đầu năm đến nay, cả nước cũng đã ghi nhận hơn 10 ca mắc viêm não Nhật Bản, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Trong năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 400.000 người mắc cúm, 10 trường hợp tử vong vì cúm mùa. Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao trên cả nước, mặc dù ghi nhận số ca mắc có phần giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng lại đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những tuần gần đây, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa tạo điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch.
Người dân các tỉnh Tây Nguyên đi tiêm phòng tại VNVC Buôn Ma Thuột ngay khi có dịch bạch hầu
Giao mùa thu đông, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó rất nhiều bệnh đường hô hấp, cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính dễ tái phát như: hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não, tay chân miệng, sốt xuất huyết… bùng phát, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh nền mãn tính.
Chính vì vậy, phòng chống dịch bệnh mùa thu đông bằng vắc xin, dinh dưỡng và vận động là vấn đề cấp thiết hơn bất cứ lúc nào.
Không chỉ vắc xin, dinh dưỡng và vận động cũng đóng vai trò then chốt, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa và chống đỡ bệnh tật hiệu quả. ThS.BS Bùi Ngọc An Pha nhấn mạnh: Mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn dẫn đến nhiều bệnh, nhất là các bệnh lý mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư… Trong khi đó, vận động thể lực thường xuyên tăng hiệu suất làm việc của tim, giảm cholesterol máu, lưu thông khí huyết, tinh thần sảng khoái, tăng sản xuất nội tiết tố có lợi cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật, nhất là thời điểm giao mùa Thu – Đông.
Làm thế nào để chủ động đối phó với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm mùa thu – đông? Diễn biến dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, viêm não Nhật Bản, cúm, sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết… có gì bất thường? Những dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm? Tiêm vắc xin gì để phòng bệnh? Giá vắc xin là bao nhiêu? Tiêm phòng ở đâu tốt nhất?
Tất các thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến “VẮC XIN VÀ DINH DƯỠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA THU ĐÔNG CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN” với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về vắc xin, bệnh truyền nhiễm và dinh dưỡng vận động:
– Thời gian 20h, ngày 25/9/2020
– Trực tiếp trên báo điện tử https://vtv.vn/, báo https://thanhnien.vn/, website https://nutrihome.vn/, https://vnvc.vn/
– Livestream trên các fanpage: Thời sự VTV, Trung tâm Tin tức VTV24, Báo điện tử VTV, VTV8 – Tin nóng miền Trung, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn và Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động.
– Tiếp sóng trên fanpage VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress, fanpage Báo Thanh Niên của báo điện tử https://thanhnien.vn/
Hãy gửi câu hỏi và trăn trở của bạn về vấn đề này cho chương trình bằng cách comment tại đây, gọi trực tiếp tới tổng đài 028.7102.6595 hoặc inbox ngay cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
(*): Thông tin từ Bộ Y tế tính đến sáng ngày 21/9/2020.
Bố Mẹ đã chuẩn bị quà Trung thu cho bé chưa? Đừng lo, vì VNVC đã có hàng trăm nghìn món quà “cổ tích” để tặng các...
Xem ThêmÍt nhất 73 quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt. Mùa Thu - Đông sắp tới, nỗi lo này lại tăng cao...
Xem ThêmChủ động giữ gìn sức khỏe, tiêm vắc xin và dinh dưỡng vận động hợp lý nâng khả năng đề kháng là cách phòng tránh bệnh hiệu...
Xem ThêmTừ ngày 26/9/2020, người dân Quảng Nam và các tỉnh lân cận như: Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận,... có thể thoải mái đặt mua trước nhiều...
Xem ThêmBé trai 12 tuổi ngụ tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tử vong do bệnh bạch hầu ác tính và biến chứng tim, dù đã...
Xem ThêmVới mong muốn giúp trẻ ăn ngon, ăn giỏi, cao lớn, thông minh…, Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, Trung tâm Dinh...
Xem Thêm