Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Mắc viêm gan B trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa cho mẹ, đồng thời làm tăng nguy cơ bệnh lý sơ sinh cho con, trọng lượng sơ sinh thấp, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và thậm chí là tử vong. Vì thế, tiêm vắc xin viêm gan B trước khi mang thai rất quan trọng trong việc phòng ngừa HBV, bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện về thể chất và trí tuệ.
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng, Quản lý Y khoa KV Miền Trung Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Để tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi, ngoài việc tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai cần hoàn thành phác đồ chủng ngừa vắc xin phòng viêm gan B trước thời điểm dự định mang thai 3 tháng”. |
CÓ. Rất cần thiết để tiêm vắc xin viêm gan B trước khi mang thai. Bởi viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 80-90% trẻ em được sinh ra bị nhiễm virus viêm gan B trong năm đầu đời và 30-50% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trước khi đạt 6 tuổi sẽ phát triển thành viêm gan mạn tính sau này (1). Đáng chú ý, 100% trường hợp ung thư gan ở trẻ em được gây ra bởi viêm gan B.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỉ lệ người nhiễm viêm gan B chiếm khoảng 10-20% (2) dân số và đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan. Virus viêm gan B có thể lây truyền qua 3 con đường chính là qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, con đường lây truyền từ mẹ sang con vô cùng phổ biến do tỷ lệ thai phụ mắc viêm gan siêu vi B ở Việt Nam khá cao, chiếm 10-15%.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Việt Nam (CDC Việt Nam), trẻ sơ sinh có nguy cơ cao lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ khi sinh, tỷ lệ này có thể dao động từ 10 – 90% (3). Đây được coi là con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ, tỷ lệ bị phát triển thành viêm gan mạn tính là 90% và khoảng 25% trong số này có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.
Vì vậy, để đảm bảo bảo vệ cho cả mẹ và con khỏi nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B, phụ nữ nên chủ động tiếp cận việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B trước khi mang thai, nhằm cho vắc xin có đủ thời gian để tạo ra kháng thể phòng bệnh.
Trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi việc mẹ mắc viêm gan B trong thai kỳ. Khi mẹ mang thai và mắc viêm gan B, virus HBV có thể lây sang thai nhi thông qua quá trình giao lưu chất lỏng cơ thể. Một số trường hợp, virus HBV có thể lây từ mẹ sang thai ngay từ thời điểm sinh. Trẻ sẽ trở thành một nguồn lây nhiễm cho những người khác và có thể phát triển viêm gan mãn tính sau này. Ngoài ra, thai nhi có nguy cơ mắc viêm gan B mãn tính dài hạn khi trưởng thành.
Trong trường hợp mẹ bầu đã mắc viêm gan B từ trước và đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, với virus HBV hoạt động dưới ngưỡng an toàn, nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang thai nhi gần như là rất thấp. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đã mắc viêm gan B từ trước khi mang thai nhưng chưa được điều trị hoặc điều trị không đạt hiệu quả, dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ, với virus HBV hoạt động mạnh, tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ cho thai nhi cũng rất cao, lên đến 90%.
Nhiễm viêm gan B cấp tính trong thai kỳ sớm liên quan đến tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang thai nhi khoảng 10%. Tuy tỷ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm viêm gan B cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần ngày sinh, tỷ lệ này có thể lên tới 60%, như báo cáo đã chỉ ra.
Nếu mẹ bầu mắc viêm gan B trong quá trình mang thai, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con tùy thuộc vào thời điểm mắc bệnh. Nếu mẹ nhiễm virus trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con khoảng 1%.
Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B ở giai đoạn 3 tháng giữa trong quá trình mang thai, nguy cơ mắc bệnh viêm gan B của thai nhi là khoảng 10%.
Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, có thể gây nguy cơ sinh non, đồng thời khả năng đứa bé sinh ra bị viêm gan B tăng lên khoảng 60 – 70%.
Để đảm bảo sự an toàn cho thai kỳ, phụ nữ trước mang bầu nên được xét nghiệm viêm gan B và tiêm chủng đầy đủ. Việc tiêm phòng trước thai kỳ có thể giúp ngăn chặn nguy cơ mẹ bị lây nhiễm virus viêm gan B và vì vậy ngăn chặn được việc lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang thai nhi.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ trong thai kỳ, việc tiêm vắc xin viêm gan B nên được thực hiện càng sớm càng tốt trước khi bà mẹ chuẩn bị kết hôn và chuẩn bị có em bé, để phòng bệnh tốt nhất cho mẹ và thai nhi, Phụ nữ nên mang thai khoảng 3 tháng sau khi tiêm ngừa viêm gan B hoặc ít nhất 1 tháng sau lần tiêm chủng cuối cùng.
Theo ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng, Quản lý Y khoa KV Miền Trung Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, trong trường hợp phụ nữ mang thai đang trong quá trình thực hiện phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B và vô tình có thai, nên tạm ngừng tiêm vắc xin theo phác đồ và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe và xem xét liệu việc tiếp tục tiêm vắc xin có an toàn hay không. |
Phụ nữ trước mang thai và người trưởng thành có thể tiêm vắc xin phòng viêm gan B theo lịch tiêm:
Tên vắc xin | Engerix B | Euvax B | Heberbiovac HB | Gene-HBvax |
Đối tượng | Engerix B 20mcg/1ml được áp dụng chủng ngừa cho người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên. | Euvax B 1ml áp dụng chủng ngừa cho người từ 16 tuổi trở lên. | Heberbiovac HB 20mcg/1ml được áp dụng chủng ngừa cho trẻ 10 tuổi trở lên và người lớn. | Trẻ sơ sinh và người lớn |
Lịch tiêm | – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. – Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1. – Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1. | Phác đồ 3 mũi: – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1 – Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1 Phác đồ tiêm nhanh: – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1 – Mũi 3: 2 tháng sau mũi 1 – Mũi 4: 12 tháng sau mũi 1 Đối với người suy giảm miễn dịch, suy thận, thẩm phân phúc mạc: – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên – Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1 – Mũi 3: 2 tháng sau mũi 1 – Mũi 4: 6 tháng sau mũi 1 | Lịch tiêm 0-1-2-12 tháng: – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. – Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1 – Mũi 3: 2 tháng sau mũi 1 – Mũi nhắc lại: 1 năm sau mũi 1 Lịch tiêm 0-1-6 tháng: – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. – Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1 – Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1 – Mũi nhắc lại: 5 năm sau mũi 1 |
Tiêm vắc xin là một biện pháp tốt giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của thai phụ và và khi đi tiêm, phụ nữ trước mang thai cần lưu ý:
Tiêm vắc xin viêm gan B trước khi mang thai là biện pháp thiết yếu để bảo vệ sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Tiêm vắc xin trước khi mang thai có thể giúp tạo ra kháng thể chống lại virus viêm gan B trong cơ thể của mẹ bầu, đồng thời kháng thể này được truyền thụ động cho thai nhi, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ và duy trì miễn dịch trong những tháng đầu sau khi chào đời
Hiện nay, có rất nhiều ba mẹ thắc mắc trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không, đặc biệt với những trẻ...
Xem ThêmViêm gan B là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, nếu không được phát hiện kịp thời, chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ...
Xem ThêmVắc xin 6in1 và viêm gan B được chứng minh là rất an toàn và có tác dụng xây dựng hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể...
Xem ThêmCứ 1/ 10 người lớn và 9/ 10 trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B có khả năng tổn thương gan nghiêm trọng, có thể tiến triển...
Xem ThêmTriệu chứng viêm gan B giai đoạn đầu là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn vì đây là giai đoạn có thể kiểm soát nếu...
Xem ThêmViêm gan B là căn bệnh “nhiễm trùng thầm lặng” gây ra gánh nặng vô cùng lớn trên toàn cầu. Ước tính hiện nay có đến 300...
Xem Thêm