Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh tiêu chảy phân mỡ là tình trạng phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong thức ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, đến giai đoạn muộn bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề như ung thư ruột, loãng xương,…
Tiêu chảy phân mỡ (còn gọi là bệnh ruột nhạy cảm gluten) là tình trạng khi đi ngoài trong phân sẽ có váng dầu mỡ. Hiện tượng này do phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong thức ăn. Các vi nhung mao trong lòng ruột bị viêm và dẹt lại (teo nhung mao) làm giảm bề mặt hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Khi đó, cơ thể không thể hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Vậy gluten là gì? Gluten là một loại protein trong lúa mì, lúa mạch… giúp tạo nên tính đàn hồi đặc trưng của bột (dẻo và sánh), có trong hầu hết các loại bánh mì, bánh quy, bánh ngọt hay đồ ăn nhẹ và được sử dụng như một chất làm đặc trong súp, bánh kẹo, chế biến các loại thịt và hải sản, nước thịt, nước tương, chè,….
Ở người bình thường, lượng mỡ có trong phân khi đào thải ra ngoài ít hơn 7g trong một ngày, nếu lượng mỡ thải ra nhiều hơn 7g/ ngày thì được chẩn đoán là nhiễm phân mỡ.
Tác nhân chủ yếu gây tiêu chảy mỡ là do cơ thể miễn dịch với gluten. Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý tự miễn dịch khác như:
Các triệu chứng bệnh tiêu chảy phân mỡ có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và dễ dàng nhận biết qua một số biểu hiện như:
Tiêu chảy mỡ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, đến giai đoạn muộn có thể gây ung thư ruột, vô sinh hoặc biến chứng thai nghén. Ở trẻ em, bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Các trường hợp chẩn đoán muộn sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương do giảm hấp thu canxi, tăng nguy cơ mắc bệnh ác tính. Tuy nhiên, những nguy cơ đó sẽ giảm và trở về bình thường nếu bệnh nhân loại gluten khỏi chế độ ăn trong thời gian 3 – 5 năm.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiêu chảy mỡ có thể là tiền đề cho ung thư, thường gặp nhất là ung thư biểu mô thực quản và ruột non. Nghiêm trọng nhất, mắc bệnh ác tính u lympho (lymphoma) hoặc biến chứng viêm lan tỏa tá tràng – hồi tràng. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa, làm xét nghiệm phân và các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Rất may, bệnh này có thể điều trị đơn giản là loại gluten ra khỏi thực đơn.”
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, đầu tiên, các bác sĩ sẽ dựa vào các xét nghiệm để tìm hạt mỡ trong phân nhằm phát hiện hay đo lường chất béo trong phân. Qua đó, có thể giúp các bác sĩ biết cơ thể bạn hấp thu bao nhiêu chất béo trong quá trình tiêu hóa. Các xét nghiệm tìm hạt mỡ trong phân bao gồm:
Sự xuất hiện của hạt mỡ ở trong phân không khẳng định sức khỏe bạn có vấn đề mà cần khai thác tiền sử và có thể sử dụng thêm các kỹ thuật khác để chẩn đoán nguyên nhân. Tiếp theo, cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể mô học sợi cơ hoặc kháng thể transglutaminase mô. Cuối cùng là sinh thiết tìm những bất thường.
Tiêu chảy phân mỡ là căn bệnh có thể điều trị dứt điểm đơn giản và sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu được chữa trị sớm và đúng cách. Khi có các dấu hiệu ban đầu về căn bệnh này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để làm xét nghiệm phân, máu và các sinh thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là loại gluten ra khỏi chế độ ăn uống, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm thiểu hoặc biến mất sau khi không ăn thực phẩm chứa gluten. Hầu hết người bệnh đều cảm thấy dễ chịu hơn sau vài tuần sử dụng. Tuy nhiên, phải mất từ 2-6 năm, ruột của người bệnh mới hoàn toàn lành lại.
Cần hạn chế thực phẩm giàu chất béo nhằm phòng ngừa bệnh tiêu chảy mỡ.
Tiêu chảy mỡ là bệnh có thể điều trị khỏi, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan với bệnh. Sức khỏe là vốn quý nhất, cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, cần chủ động chăm sóc và bảo vệ bản thân, đặc biệt lưu ý khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, cần gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, trong đó có trẻ sơ sinh. Mỗi năm thế giới có 3-5...
Xem ThêmKhông phải là bệnh khó chữa nhưng tiêu chảy luôn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ, đặc biệt là trẻ...
Xem ThêmSữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hoá. Vậy trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài thì có nên ăn sữa chua...
Xem ThêmTiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trong quá trình điều trị, ngoài tuân...
Xem ThêmTiêu chảy là một bệnh phổ biến, có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, mất muối và nguy cơ gây suy dinh dưỡng. Bài...
Xem ThêmTổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, hằng năm có tới 1,3 tỷ trẻ bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử...
Xem Thêm