Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Khi bị tiêu chảy, người bệnh đi ngoài phân lỏng hoặc nước, từ ba lần trở lên trong một ngày gây mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến thể chất của người bệnh. Vậy bệnh tiêu chảy có lây không? Lây qua đường nào?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy: nguyên nhân do nhiễm (nhiễm virus, nhiễm vi trùng, ký sinh trùng, giun sán) và nguyên nhân không do nhiễm (rối loạn tiêu hoá, kém hấp thu, do dùng thuốc , do bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng hấp thu của ruột,…).
Nguyên nhân | Ví dụ |
Nhiễm virus | Rotavirus (nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy), norovirus,.. |
Nhiễm ký sinh trùng | Giardia, lỵ amip,… |
Nhiễm vi trùng | E. Coli, tả, lỵ trực trùng,… |
Nhiễm giun sán | Giun kim |
Dị ứng | Sữa bò |
Kém hấp thu | Bất dung nạp đường lactose, suy tụy,… |
Bệnh tự miễn | Viêm loét đại tràng mạn tính,… |
Khác | Sau dùng kháng sinh, sau hóa trị,… |
Dựa trên lâm sàng, tiêu chảy được phân làm ba thể bệnh, dựa vào tính chất phân và thời gian người bệnh bị tiêu chảy là: tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và hội chứng lỵ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
>> Tiêu chảy: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
>> Tiêu chảy cấp do virus Rota: nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa
>> Bị tiêu chảy nên dùng thuốc gì để cầm?
Bệnh tiêu chảy có khả năng lây lan nhanh và bùng phát thành dịch lớn. Đặc biệt những khu vực đông dân cư, có điều kiện vệ sinh kém, dùng chung nguồn nước cho ăn uống và sinh hoạt. Tiêu chảy là căn bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn và có liên quan với điều kiện môi trường, an toàn thực phẩm và thói quen sinh hoạt thường ngày của người dân. Tay của người bị nhiễm khuẩn sau đó nấu ăn, chăm sóc trẻ cũng là nguyên nhân phổ biến lây lan bệnh.
Những khu vực đông dân cư và có điều kiện vệ sinh kém rất dễ bùng phát dịch tiêu chảy
Nếu trong gia đình có người bị tiêu chảy, thì những người thân cùng ăn uống và sinh hoạt rất dễ bị nhiễm bệnh nếu không áp dụng đầy đủ những biện pháp phòng bệnh. Bên cạnh đó, những khu vực dân cư bị ngập lụt thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt, ăn uống thường rất dễ bùng phát dịch tiêu chảy. Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, như hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa được nấu chín kỹ đều là những đối tượng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Ở những vùng dân cư xử lý chất thải không hợp lý, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ; sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý trong trồng trọt cũng có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao.
Tiêu chảy là bệnh nguy hiểm, diễn tiến nhanh khiến cơ thể mất nước và kiệt sức, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng từ ba lần trở lên trong một ngày, đau bụng, nôn ói, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng. Đặc biệt, trẻ có nguy cơ cao diễn tiến nặng khi mắc bệnh tiêu chảy, nếu có các bệnh lý nặng khác đi kèm như: viêm phổi, tim bẩm sinh và có các bệnh mạn tính. Những phác đồ xử trí tiêu chảy cần được bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh để lựa chọn phù hợp .
Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng tiêu chảy
Phác đồ A: điều trị tiêu chảy cho trẻ không có các dấu hiệu mất nước như háo nước, mắt trũng, nếp véo da mất chậm (< 2 giây); không có các biến chứng khác của bệnh, như sau:
Phác đồ B: điều trị tiêu chảy cho trẻ có dấu hiệu mất nước nhưng không có các biến chứng nặng khác, như sau:
Tiêu chảy là căn bệnh nguy hiểm, dù được điều trị kịp thời, đúng cách vẫn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Do đó, người dân cần thực hiện đầy đủ những phương pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy được Bộ Y tế khuyến cáo:
Ăn chín, uống sôi và giữ vệ sinh môi trường sống để phòng bệnh tiêu chảy hiệu quả
Ngoài những phương pháp phòng bệnh tiêu chảy trên, uống vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu chảy, là phương pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm cho mọi gia đình. Hiện tại Việt Nam đang lưu hành các loại vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota như: vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ) và Rotavin – M1 (Việt Nam).
Vắc xin Rotarix (Bỉ) gồm 2 liều, được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi và phải kết thúc trước 24 tuần tuổi.
*Lưu ý: Nếu liều uống đầu tiên là vắc xin Rotarix thì liều thứ hai nên uống Rotarix.
Vắc xin Rotateq (Mỹ) gồm 3 liều, được chỉ định cho trẻ từ 7.5 tuần tuổi và phải kết thúc trước tuần thứ 32.
Vắc xin Rotavin – M1 (Việt Nam) gồm 2 liều, được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi và phải kết thúc trước 6 tháng tuổi.
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC là nơi có nhiều loại vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota. Ngoài ra, tại Trung tâm Tiêm chủng VNVC còn có nhiều loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm khác với giá thành bình ổn, nguồn gốc và chất lượng đảm bảo, được nhập từ các hãng sản xuất uy tín trong và ngoài nước. Tại VNVC, chúng tôi có nhiều dịch vụ tiêm ngừa phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng, như tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu. Đặc biệt, khi mua gói vắc xin khách hàng sẽ có nhiều loại vắc xin để được tiêm theo đúng chỉ định, giữ nguyên giá vắc xin và các ưu đãi trong suốt thời gian tham gia gói. Để được tư vấn và đặt lịch uống vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota, bạn có thể liên hệ với tổng đài theo số điện thoại 028 7102 6595, hoặc đặt lịch tại đây hoặc fanpage VNVC.
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, trong đó có trẻ sơ sinh. Mỗi năm thế giới có 3-5...
Xem ThêmKhông phải là bệnh khó chữa nhưng tiêu chảy luôn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ, đặc biệt là trẻ...
Xem ThêmSữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hoá. Vậy trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài thì có nên ăn sữa chua...
Xem ThêmTiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trong quá trình điều trị, ngoài tuân...
Xem ThêmTiêu chảy là một bệnh phổ biến, có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, mất muối và nguy cơ gây suy dinh dưỡng. Bài...
Xem ThêmTổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, hằng năm có tới 1,3 tỷ trẻ bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử...
Xem Thêm