Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì là băn khoăn của rất nhiều ông bố, bà mẹ. Trẻ càng nhỏ, nguy cơ mắc bệnh càng cao, biến chứng càng nặng. Nếu không kịp thời phòng bệnh cho trẻ bằng vắc xin, hệ quả sẽ rất khó lường.
Trẻ 3 tuổi là giai đoạn phát triển toàn diện về kỹ năng vận động, cảm xúc và giao tiếp,… Trong đó, kỹ năng vận động ở trẻ cho thấy sự phát triển nổi trội. Trẻ khá hiếu động, thích mày mò, khám phá, tìm hiểu những thứ xung quanh. Điều này giúp trẻ phát triển trí não và khả năng vận động tốt hơn, nhưng đồng thời gia tăng tiếp xúc cũng khiến trẻ phải đối mặt với các nguy cơ gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài. Tiêm phòng đầy đủ là hành trang cần thiết để con có thể tự do khám phá, phát triển trí não, tư duy.
LỊCH TIÊM PHÒNG CHO TRẺ TỪ 3 TUỔI
STT | TÊN VẮC XIN | PHÒNG BỆNH | LỊCH TIÊM |
1 | Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan) | Cúm | Tiêm nhắc lại hằng năm |
2 | MMR-II (Mỹ)/ Priorix (Bỉ) | Sởi – Quai bị – Rubella | Tiêm nhắc khi trẻ từ 4-6 tuổi. |
3 | Tetraxim (Pháp) | Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván – Bại liệt | Tiêm 1 mũi khi trẻ từ 4 tuổi trở lên, và nhắc lại mỗi 10 năm. |
4 | Jevax (Việt Nam) | Viêm não Nhật Bản B | Tiêm mũi nhắc khi trẻ 5 tuổi |
5 | Typhim Vi (Pháp)/ Typhoid Vi (Việt Nam) | Thương hàn | Tiêm nhắc mỗi 3 năm |
6 | Morcvax (Việt Nam) | Tả | Uống nhắc 2 năm hoặc trước khi có dịch tả |
⇒ Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi.
Sởi, quai bị, rubella là những bệnh do virus gây ra, có thể để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe người bệnh, như: viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, đục giác mạc, viêm thanh quản, viêm tụy, điếc vĩnh viễn,… Đặc biệt, trẻ bị quai bị nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến vô sinh. Trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc có hệ miễn dịch kém có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Trẻ đã được tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella nếu không may mắc bệnh sẽ chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi.
Để chủ động phòng ngừa hiệu quả sởi – quai bị – rubella, trẻ có thể tiêm 1 trong 2 loại vắc xin sau:
Vắc xin MMR-II (Mỹ) được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn
Vắc xin MMR-II cho trẻ từ 12 tháng tuổi – < 7 tuổi (chưa tiêm Sởi đơn hay MMR II) tiêm 2 mũi:
Vắc xi Priorix (Bỉ) được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn.
Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên (chưa tiêm vắc xin Sởi hay MMR II)
Phác đồ 3 mũi:
Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi (chưa tiêm vắc xin Sởi hay MMR II)
Phác đồ 2 mũi:
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm có thể khởi phát đột ngột, với triệu chứng sốt cao kéo dài, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, mạch chậm, tiêu chảy hoặc táo bón, ho khan. Bệnh có thể diễn biến phức tạp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: xuất huyết tiêu hóa, viêm túi mật cấp hoặc mạn tính, viêm não – màng não, viêm cơ tim, trụy tim,…
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh thương hàn cho trẻ nhỏ, ba mẹ nên cho bé tiêm 1 trong 2 loại vắc xin sau:
Typhim Vi (Pháp) hoặc Typhoid Vi (Việt Nam) được chỉ định phòng bệnh thương hàn cho trẻ từ trên 2 tuổi trở lên và người lớn.
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây nên, thường gặp mùa đông xuân hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Theo ước tính của CDC, hằng năm có từ 290 ngàn đến 650 ngàn ca tử vong liên quan đến cúm mùa; trong đó, tỷ lệ trẻ tử vong từ 110-140 trẻ/ 10.000 người tử vong.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm phòng có thể giảm tỷ lệ tử vong do cúm từ 70% – 80%. Tuy nhiên hiệu lực bảo vệ của vắc xin chỉ kéo dài trong vòng 1 năm, do virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục. Trẻ em và người lớn cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm mỗi năm một lần để tăng cường đề kháng, kịp thời phòng các chủng virus cúm đang lưu hành.
Vắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan) phòng được 4 chủng tuýp virus cúm gồm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria) cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, có lịch tiêm như sau:
Từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:
Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm.
Viêm não Nhật Bản B có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương. Người bệnh có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Thậm chí nếu qua khỏi thời kỳ toàn phát, người bệnh vẫn có nguy cơ phải đối mặt với các di chứng nặng nề của bệnh như viêm thận, viêm bàng quang, viêm phổi, động kinh, Parkinson,…
Jevax (Việt Nam) là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trẻ đã tiêm đủ 3 mũi, tiêm mũi nhắc sau khi trẻ 5 tuổi hoặc những người có thể trạng miễn dịch tốt thì tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não xảy ra.
Ho gà, bạch hầu, uốn ván và bại liệt đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Trẻ mắc bệnh có thể gặp biến chứng nặng và thậm chí tử vong.
Ho gà với hơn 90% số ca mắc là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ mũi cơ bản. Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng, nguy cơ gặp biến chứng cao: viêm phế quản, viêm phổi, ho kéo dài, ngừng thở và tử vong.
Bạch hầu có thể gây biến chứng viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, viêm kết mạc mắt, suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhũ nhi. Tỷ lệ tử vong do bạch hầu rơi vào khoảng 5%-10%, có thể tăng cao lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi.
Uốn ván sơ sinh là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, do mẹ không được tiêm phòng đầy đủ lúc mang thai, cũng như sinh nở trong môi trường có điều kiện vệ sinh không sạch. Hậu quả, trẻ có thể tử vong trong những ngày đầu sau sinh hoặc những ngày sau đó do bệnh phổi hợp nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử.
Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do có thể gây liệt tủy sống, liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong hoặc tàn tật suốt đời.
Để chủ động phòng ngừa hiệu quả 4 căn bệnh nguy hiểm trên, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi (tùy theo mỗi quốc gia) có thể tiêm vắc xin Tetraxim (Pháp). Nếu đã tiêm đầy đủ các mũi cơ bản, trẻ từ 4 tuổi trở lên tiêm 1 mũi và nhắc lại mỗi 10 năm.
Tả có triệu chứng khá giống với bệnh tiêu chảy thông thường, tuy nhiên vi khuẩn tả có thể tồn tại trong phân người từ 7-14 ngày có khả năng lây truyền cho người khác và tạo thành dịch. Trẻ có thể khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, hạ đường huyết do đi ngoài nhiều lần, không dung nạp được thức ăn dẫn đến glucose trong máu thấp. Ngoài ra, bệnh tả có thể hạ kali trong máu. Nếu lượng kali quá thấp có thể khiến trẻ gặp trở ngại trong chức năng thần kinh và tim.
Vắc xin tả mORCVAX (Việt Nam) được chỉ định phòng ngừa tả cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn.
Lịch uống cơ bản: 2 liều uống cách nhau tối thiểu 2 tuần (14 ngày).
Lịch nhắc lại: Uống lặp lại trước mỗi mùa dịch tả.
Trước khi tiêm phòng bất kỳ loại vắc xin nào, trẻ em và người lớn cần được bác sĩ khám sàng lọc cẩn thận. Chống chỉ định tiêm khi trẻ có tiền sử phản ứng, dị ứng nặng sau lần tiêm 1 liều vắc xin trước đó.
Những trẻ có biểu hiện viêm não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vắc xin như ho gà – bạch hầu – uốn ván, mà không phải vì lý do nào khác, thì không nên tiêm bổ sung vắc xin có thành phần ho gà. Ngoài ra, những người suy giảm miễn dịch nặng không tiêm vắc xin sống.
Các trường hợp trẻ mắc bệnh cấp tính, sốt hoặc không cần thận trọng khi tiêm vắc xin. Không nên trì hoãn tiêm vì các bệnh đường hô hấp nhẹ hoặc cấp tính nhẹ, chỉ trì hoãn khi có các bệnh cấp tính nặng và vừa. Nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt sau khi những biểu hiện này không còn nữa.
Những lưu ý trước khi trẻ tiêm chủng:
Sau tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường ở trẻ như thở nhanh hay ngắt quãng, nôn trớ, thở khò khè hoặc da mẩn đỏ, bố mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
Không tiêm đúng lịch, trễ mũi có thể khiến khả năng phòng bệnh của trẻ thấp, nguy cơ mắc bệnh cao nhất là vào mùa cao điểm của dịch bệnh. Để không làm trễ lịch, bố mẹ cần bám sát lịch chủng ngừa. Trong trường hợp quên hoặc trẻ bị bệnh không thể tiêm theo lịch, bố mẹ cần đến cơ sở tiêm chủng càng sớm càng tốt sau khi trẻ hết bệnh để được tư vấn.
Với hàng trăm trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng vắc xin cho trẻ em và người lớn VNVC là địa chỉ tiêm chủng an toàn, uy tín và hiện đại, được triệu gia đình Việt tin tưởng và lựa chọn.
Là đối tác chiến lược toàn diện của nhiều hãng vắc xin lớn, Hệ thống tiêm chủng VNVC có thể đặt mua vắc xin số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của nhiều người dân. Bên cạnh đó, VNVC còn là Hệ thống tiêm chủng sở hữu dây chuyền bảo quản lạnh chuẩn GSP, giúp lưu giữ vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C, đảm bảo hiệu quả của vắc xin và an toàn cho người sử dụng. Tất cả các phòng tiêm được trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng, đảm bảo quy trình lưu trữ vắc xin cao nhất.
VNVC áp dụng quy trình an toàn tiêm chủng 7 bước khép kín đảm bảo an toàn cho Quý khách hàng đến tiêm phòng. 100% khách hàng được bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm miễn phí, được chỉ định tiêm chủng chính xác. Sau tiêm, khách hàng ở lại trung tâm trong vòng 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm, sau đó điều dưỡng sẽ kiểm tra và cung cấp tài liệu cần thiết trước khi ra về.
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng đến tiêm phòng, Hệ thống tiêm chủng VNVC trang bị cơ sở vật chất hiện đại, có đầy đủ các phòng chức năng cho mẹ và bé như: phòng cho bé bú, phòng pha sữa, phòng thay tã, phòng chờ sau tiêm, cùng các tiện ích miễn phí khác như wifi, nước uống sạch, khăn giấy ướt, sạc điện thoại, giữ xe,… hoàn toàn miễn phí; nhiều ưu đãi hấp dẫn trong từng thời điểm.
Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì, tiêm vào thời điểm nào là những vấn đề cần được bố mẹ quan tâm, theo dõi. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với dịch vụ nhắc lịch tiêm tự động giúp bố mẹ dễ dàng ghi nhớ các mũi tiêm cần thiết cho con. Liên hệ 028 7102 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchung để được tư vấn đặt lịch tiêm.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmBị chó cắn có kiêng quan hệ không? Phải cử bao lâu thì an toàn? Hiện nay chưa có bất cứ phương pháp điều trị đặc hiệu...
Xem ThêmUốn ván là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc...
Xem ThêmCúm mùa nói chung và cúm A nói riêng là những tác nhân gây ra rất nhiều vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, có khả năng lây...
Xem ThêmVắc xin OPV là loại vắc sống giảm độc lực dạng uống được sử dụng ở nhiều quốc gia để bảo vệ chống lại bệnh bại liệt....
Xem ThêmDại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như là tuyệt đối khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu...
Xem Thêm