Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trong quá trình điều trị, ngoài tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bệnh nhân còn cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để bệnh mau khỏi, tránh tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu của suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Tiêu chảy vẫn đang là gánh nặng hàng đầu về kinh tế và sức khỏe đối với những quốc gia đang phát triển.
Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên ba lần một ngày. Tình trạng tiêu chảy cấp thường kéo dài vài ngày hoặc cả tuần. Nếu thời gian tiêu chảy kéo dài từ 2 tuần trở lên thì là tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân của tiêu chảy có thể là do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, không rửa tay cẩn thận bằng xà phòng trước khi cầm thức ăn. Từ đó, vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể, trú ngụ và sinh sôi trong ruột người bệnh. Lúc này, cơ chế phòng vệ của cơ thể sẽ phản ứng lại với sự xâm nhập bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan vi khuẩn, virus và các chất độc do chúng sinh ra; đồng thời ruột sẽ co bóp mạnh hơn để đẩy chúng ra ngoài, dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Không chủ quan với bệnh tiêu chảy,
vì bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc suy dinh dưỡng
Không thể chủ quan khi mắc bệnh tiêu chảy, vì bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc suy dinh dưỡng nếu người bệnh không được điều trị và chăm sóc không đúng cách. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm ở các đất nước đang phát triển có tới 1,5 tỷ trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Trong đó, có đến 80% trường hợp trẻ dưới 2 tuổi tử vong do tiêu chảy.
Trong điều trị bệnh tiêu chảy, quan trọng nhất là đề phòng và ngăn chặn tình trạng mất nước và điện giải ở người bệnh. Vì vậy, lưu ý đầu tiên trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy là bổ sung nhiều nước. Ngoài ra, đối với trẻ bú sữa, mẹ vẫn cho bé bú bình thường và tăng số lần bú.
Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy có thể kể đến như: Gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà, thịt heo, cà rốt, hồng xiêm, chuối. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài việc chia nhỏ các cữ sữa ra thành nhiều lần trong ngày, mẹ cần bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng trong khẩu phần ăn. Trong quá trình chế biến thức ăn, mẹ nên lưu ý vấn đề vệ sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn thức ăn. Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy cần được nấu mềm, chín kỹ, loãng hơn bình thường và nên cho trẻ ăn ngay sau khi nấu. Nếu mẹ không có thời gian để chế biến thực phẩm, phải cho trẻ ăn những loại thức ăn được nấu sẵn, thì đừng quên đun lại trước khi cho trẻ ăn. Không nên để thực phẩm sau nấu chín ở nhiệt độ môi trường bên ngoài quá lâu.
Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy nên được nấu mềm, chín kỹ và loãng hơn bình thường
Ngoài ra, khi trẻ bị tiêu chảy, lượng kali trong máu thấp. Khi lượng kali trong máu thấp dưới 3,5 mmol/lít, hàng loạt triệu chứng của thiếu kali lâm sàng có thể xuất hiện như: uể oải, bụng trướng, toàn thân mệt mỏi, nhịp tim yếu. Do đó, để tăng lượng kali cho cơ thể khi bị tiêu chảy, trẻ cần ăn thêm các loại quả chín hoặc nước quả chín như: chuối, táo, cam… mẹ không nên cho trẻ dùng những loại thực phẩm có nhiều đường (như nước giải khát công nghiệp) trong giai đoạn này vì có thể sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô (như rau muống, ngon su su, ngọn rau bí, rau cần…), tinh bột nguyên hạt… rất khó tiêu hóa, không tốt cho hệ thống tiêu hóa.
Mặc dù trong thời gian bị tiêu chảy, trẻ ăn ít thức ăn hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn chiếm đến 60%. Do đó, trong suốt quá trình trẻ bị tiêu chảy, mẹ vẫn nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, chia làm nhiều bữa trong ngày. Sau khi bé ngừng tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ ăn thêm một bữa trong vòng 2 tuần để đề phòng tình trạng suy dinh dưỡng sau tiêu chảy.
Đối với trẻ khoảng 7 tháng tuổi, mẹ còn sữa, cân nặng khoảng 6kg, mẹ có thể áp dụng thực đơn như sau:
Thời gian | Thực phẩm | Số lượng |
7:00 | Sữa mẹ | 100ml |
9:00 | Súp cà rốt (bao gồm 75g cà rốt tơi; đường kính 7,5 g) | 150ml |
11:00 | Bột thịt (bao gồm 15g bột gạo nấu loãng hơn bình thường; thịt nạc 15g; dầu 5g; lá rau non 3g cùng gia vị vừa đủ) | 200ml |
13:00 | Sữa mẹ | 100ml |
15:00 | Súp cà rốt (bao gồm 75g cà rốt tơi; đường kính 7,5 g) | 150ml |
18:00 | Bột cá (bao gồm Gồm 15g bột gạo; cá quả 20g; dầu 5g; rau non 3g; gia vị vừa đủ) | 200ml |
20:00 | Sữa mẹ | 100ml |
22:00 | Sữa mẹ | 100ml |
Mẹ cần lưu ý, nên khuyến khích để trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ nên chia bữa ăn thành 6 lần một ngày hoặc nhiều hơn. Trong trường hợp trẻ ăn ít, hoặc nôn sau khi ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn mỗi bữa ít hơn hoặc tăng số bữa so với thực đơn mẫu. Nếu uống sữa công thức khiến trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn, mẹ nên đổi sang sữa không có lactose. Từ ngày thứ 5, nếu tình trạng tiêu chảy thuyên giảm, mẹ nên cho trẻ chuyển dần về chế độ ăn bình thường.
Tiêu chảy cấp do virus là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý phòng ngừa bệnh cho trẻ và gia đình bằng cách áp dụng những biện pháp sau:
Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành các loại vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus như: vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ) và Rotavin – M1 (Việt Nam).
Vắc xin Rotarix (Bỉ) gồm 2 liều, được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi và phải kết thúc trước 6 tháng tuổi.
*Lưu ý: Nếu liều uống đầu tiên là vắc xin Rotarix thì liều thứ hai nên uống Rotarix.
Vắc xin Rotateq (Mỹ) gồm 3 liều, được chỉ định cho trẻ từ 7.5 tuần tuổi và phải kết thúc trước tuần thứ 32.
Vắc xin Rotavin – M1 (Việt Nam) gồm 2 liều, được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi và phải kết thúc trước 6 tháng tuổi.
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC hiện nay có nhiều loại vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus. Tại VNVC, 100% khách hàng sẽ được khám sàng lọc miễn phí trước tiêm, được các bác sĩ tư vấn miễn phí trước khi tiêm/ uống vắc xin. Ngoài ra, Trung tâm Tiêm chủng VNVC còn có hàng ngàn tiện ích miễn phí sẵn sàng phục vụ Quý khách khi đến tiêm phòng, nhằm đem lại sự thoải mái, tiện nghi nhất cho Quý khách.
Vì số lượng các loại vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do Rota virus có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm, nên xin Quý khách vui lòng liên hệ hotline 028.7102.6595, hoặc nhắn tin cho Fanpage VNVC trước khi đến các Trung tâm.
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, trong đó có trẻ sơ sinh. Mỗi năm thế giới có 3-5...
Xem ThêmKhông phải là bệnh khó chữa nhưng tiêu chảy luôn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ, đặc biệt là trẻ...
Xem ThêmSữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hoá. Vậy trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài thì có nên ăn sữa chua...
Xem ThêmTiêu chảy là một bệnh phổ biến, có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, mất muối và nguy cơ gây suy dinh dưỡng. Bài...
Xem ThêmTổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, hằng năm có tới 1,3 tỷ trẻ bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử...
Xem ThêmTiêu chảy là căn bệnh phổ biến tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Khi bị tiêu chảy, người bệnh đi ngoài phân...
Xem Thêm