Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Đa số bệnh cúm A không nguy hiểm nhiều với mọi người, tuy nhiên có những nhóm người rất dễ chuyển nặng khi mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, có thể gây ra đại dịch nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Cúm A thường bùng phát vào mùa đông – xuân. Tuy nhiên năm nay tại Việt Nam, cúm A xuất hiện gia tăng bất thường vào mùa hè và đã ghi nhận nhiều trường hợp biến chứng nặng, phải thở máy.
Theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng của cúm A cũng đã thay đổi, có thêm các biến chứng về thần kinh, đặc biệt nguy hiểm ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh nền.
20h thứ Năm, ngày 04/08/2022, đừng bỏ lỡ cơ hội được tư vấn bởi 3 chuyên gia hàng đầu về Y học dự phòng, Nhi khoa và Nội Hô hấp trong chương trình Tư vấn trực tuyến: “Dịch cúm A & các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác”.
Độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY.
Theo TTƯT.PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Nội hô hấp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội: “Virus cúm A có nhiều chủng, chúng tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài nên thường lây lan với tốc độ nhanh. Biểu hiện của cúm A là sốt cao, ho, sổ mũi, đau đầu, mỏi người… dễ nhầm lẫn với cúm thông thường khiến nhiều người chủ quan, không thăm khám và điều trị sớm dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, khó thở, đờm lẫn máu, viêm phổi…”
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ghi nhận số lượng bệnh nhân mắc cúm A và các bệnh truyền nhiễm khác có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt trong những tuần cuối tháng 7 vừa qua. Điển hình là trường hợp của người bệnh đang mang thai lần 3 khoảng 18 tuần là chị D.H.T (30 tuổi, Long Biên). Chị đến khám do sốt 39 độ C, ho khạc đờm vàng, gai lạnh, tức ngực, mệt mỏi. Kết quả thăm khám cho thấy chị mắc cúm A kèm viêm phế quản bội nhiễm.
Sau khi điều trị tích cực với thuốc kháng virus, kháng sinh truyền tĩnh mạch, truyền dịch bổ sung nước điện giải, bệnh nhân cắt sốt, đỡ mệt mỏi, không còn triệu chứng tức ngực, khó thở, toàn trạng ổn định và ra viện sau 03 ngày.
TS Hạnh cho biết: “Bệnh nhân mang thai lần 3 và có tiền sử bệnh lý tim mạch bẩm sinh là thông liên thất, tiền sử tiêm chủng chưa được tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai. Khi mắc cúm A, những yếu tố nguy cơ khiến bệnh diễn biến nặng, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, nguy cơ viêm phổi nặng và bội nhiễm tăng”.
BSNT Phan Thị Thu Minh, Phó Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội giải thích, cúm mùa thường được ghi nhận nhiều vào mùa đông xuân. Tuy nhiên năm nay, do nhiều yếu tố như việc bình thường hóa trở lại, thời tiết thất thường, việc tiêm vắc xin chưa được chú trọng… dẫn đến dịch cúm bùng phát. Cúm A có thể gây viêm đường hô hấp nhẹ với các triệu chứng thông thường như sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho… Bệnh có thể tiến triển nặng gây viêm phổi, tổn thương cơ quan khác như viêm cơ tim, suy đa tạng thậm chí tử vong. Các đối tượng cần chú ý như phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ, bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính hô hấp, tim bẩm sinh… Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, ngoài nguy cơ trở nặng của bệnh, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cần cẩn trọng, tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC nhấn mạnh: “Việc tiêm vắc xin phòng cúm A và các bệnh truyền nhiễm đối với mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ mang thai là rất cần thiết, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm nguy cơ trở nặng”.
Các loại vắc xin cúm được đánh giá là an toàn và có hiệu quả bảo vệ với tỷ lệ tương đối cao 70 – 90%. Vắc xin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh ở người già và 70 – 80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm, mức độ giống nhau giữa thành phần virus của vắc xin và các virus đang lưu hành. Tiêm phòng cũng là cách giảm chi phí cho chăm sóc y tế và tình trạng mất khả năng lao động do bị bệnh.
Vắc xin cúm còn tạo miễn dịch chéo, tăng đề kháng đối với các bệnh đường hô hấp khác. Nên tiêm vắc xin cúm hàng năm đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh và và biến chứng nặng như:
Hiện nay, tại Việt Nam có 3 loại vắc xin cúm tứ giá thế hệ mới gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) phòng ngừa 4 chủng virus cúm nguy hiểm đang lưu hành, có thể gây thành đại dịch và tử vong cao là 2 chủng cúm A (A/H1N1), (A/H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria) và 1 loại vắc xin tam giá: Ivacflu S (Việt Nam) cho hiệu quả bảo vệ cao khỏi cúm mùa.
Để hiểu rõ hơn về diễn biến của Dịch Cúm A và các bệnh truyền nhiễm, các biện pháp dự phòng bệnh, độc giả có thể theo dõi chương trình tư vấn trực tuyến trên website vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; fanpage Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Khám dinh dưỡng cho Trẻ em & Người lớn.
Để được tư vấn vắc xin và tiêm chủng, quý khách có thể gọi trực tiếp tới tổng đài 028.7102.6595 hoặc inbox ngay cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Mừng Giáng Sinh và Năm mới 2023, VNVC tặng ưu đãi Miễn phí tiêm vắc xin Cúm Tứ giá và Phiếu ưu đãi trị giá 100.000 VNĐ...
Xem ThêmBên cạnh vắc xin viêm gan B sơ sinh, trẻ cần được tiêm mũi lao tốt nhất trong vòng 1 tháng sau khi chào đời. VNVC ưu...
Xem ThêmSau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem ThêmVNVC Cao Lãnh - Đồng Tháp chính thức đi vào hoạt động ngày 15/8/2022. Đây là Trung tâm tiêm chủng VNVC thứ 75 trên cả nước được...
Xem ThêmNgày 13/8/2022, người dân phía Tây Bắc TP.HCM chào đón VNVC Củ Chi, đáp ứng mong mỏi về một trung tâm tiêm chủng đầy kho vắc xin...
Xem ThêmVắc xin phế cầu Prevenar 13 tạo miễn dịch chéo không đặc hiệu với Covid-19, chống viêm phổi xâm lấn, bảo vệ lá phổi tối ưu cho...
Xem Thêm