Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Viêm não Nhật Bản đang vào mùa, gây bệnh nặng không chỉ trẻ em mà còn người lớn, người cao tuổi. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch, đặc biệt là các mũi nhắc lại là bước quan trọng để hạn chế tình trạng lây nhiễm nhưng nhiều người thường bỏ qua.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào và đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em. Viêm não Nhật Bản có thể “hạ gục” một người khỏe mạnh bằng những triệu chứng rất bình thường. Viêm não Nhật Bản diễn tiến nhanh, gây biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong cao, nếu may mắn khỏi bệnh khoảng 50% bệnh nhân có di chứng động kinh, bại liệt tay chân, chậm phát triển trí tuệ. Đặc biệt, viêm não NB lây từ muỗi Culex, còn gọi là muỗi ruộng, nên bệnh cực kỳ dễ gặp và nguy hiểm ở những vùng nông thôn trồng lúa, nuôi lợn.
20h thứ 3, ngày 26/7/2022, đừng bỏ qua cơ hội gặp gỡ 3 chuyên gia hàng đầu về Y học dự phòng, Nhi khoa và Nội thần kinh trong chương trình Tư vấn trực tuyến: “Viêm não, Viêm não Nhật bản & các bệnh truyền nhiễm mùa nắng nóng”:
Độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY
Nhiều trẻ nhập viện, di chứng nặng vì viêm não Nhật Bản
Tháng 6-9 hàng năm là giai đoạn mùa cao điểm ghi nhận sự gia tăng các bệnh lý viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản. Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong một tháng qua đã có 49 trường hợp mắc bệnh viêm não virus, trong đó có đến 3 ca tử vong.
Bệnh nhi T.M.T (10 tuổi, tỉnh Hưng Yên) rơi vào tình trạng hôn mê, phải thở máy, tiên lượng để lại nhiều di chứng ngay cả khi vượt qua cơn nguy hiểm. Trước đó, sau trận sốt cao li bì, không đáp ứng với thuốc, T. được gia đình đưa tới trạm xá rồi bệnh viện tuyến huyện nhưng tình trạng không thuyên giảm. T. dần rơi vào tình trạng lơ mơ, giảm ý thức và được chuyển tới Bệnh viện đa khoa lớn ở Hà Nội.
Kết quả chẩn đoán cho thấy, T. đã mắc viêm não Nhật Bản. Điều đáng nói là khi khai thác tiền sử tiêm chủng của bệnh nhi, phụ huynh bệnh nhi chỉ nhớ mơ hồ đã cho con đi tiêm phòng theo chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), có thể trong đó đã có mũi phòng viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, T. đã không tiêm nhắc lại vắc xin theo khuyến cáo.
Ghi nhận tại các bệnh viện tại Hà Nội như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, các trẻ mắc viêm não Nhật Bản những ngày gần đây chủ yếu là trẻ lớn từ 5 tuổi trở lên. Đa số trẻ có các biểu hiện như sốt cao, buồn nôn, đau đầu, ngủ nhiều và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê và co giật.
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ dưới 15 tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 8 tuổi. Đây được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Hiện nay, bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu. Khi trẻ có biểu hiện mắc viêm não Nhật Bản, lượng virus chủ yếu tập trung ở não và gây tổn thương các tế bào thần kinh. Do vậy, việc điều trị viêm não Nhật Bản rất khó khăn, với tỷ lệ tử vong và di chứng rất cao.
“Thông thường tỷ lệ trẻ tử vong do mắc viêm não Nhật Bản là 3-5%, tỷ lệ di chứng có thời điểm lên tới 20-25%. Nếu tính cả những trường hợp trẻ sau khi ra viện và được theo dõi, đánh giá sau 2-3 năm, tỷ lệ di chứng còn cao hơn nữa”, ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết.
Cũng theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, thời gian vàng để điều trị cũng như hạn chế di chứng viêm não Nhật Bản có thể xảy ra khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản là 2 ngày kể từ khi nhiễm virus. Vì vậy, khi thấy trẻ có các biểu hiện như: sốt cao liên tục, nôn, các triệu chứng rối loạn vận động và rối loạn ý thức như tay chân khó cử động, run, người li bì, lơ mơ, co giật, hôn mê với trẻ lớn, trẻ có dấu hiệu đau đầu… cần đưa đến viện khám ngay.
Tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản là rất cần thiết
“So với các bệnh viêm não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản thường để lại di chứng nặng nề nhất. Ở miền Bắc, bệnh này diễn biến theo mùa nhưng ở Nam bộ thì xuất hiện rải rác quanh năm. Gần như tất cả các em sau khi nhiễm bệnh đều có biến chứng. Nguyên nhân trẻ mắc bệnh, ở hầu hết trường hợp, là do phụ huynh quên lịch tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản cho con sau khi hoàn thành những mũi tiêm cơ bản lúc 2 tuổi” BS. Lê Thị Trúc Phương, BS Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC khuyến cáo.
Tại Việt Nam, vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản Jevax (Việt Nam) đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ đầy đủ có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng tránh nguy cơ lây nhiễm và biến chứng bệnh viêm não Nhật Bản. Bởi nếu chỉ tiêm 1 mũi thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực trên 80% và đủ 3 mũi thì con số này đạt ngưỡng 90- 95% trong khoảng 3 năm.
Bên cạnh 3 mũi cơ bản kể trên, sau mỗi 3-4 năm phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm nhắc một lần cho đến khi con qua 15 tuổi. Bởi theo thời gian, hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần, các mũi tiêm nhắc có công dụng tiếp ứng kịp thời để cơ thể tăng cường sản xuất kháng thể, bảo vệ con trẻ lâu dài. Tùy từng loại vắc xin Viêm não Nhật Bản mà thời gian tiêm nhắc khuyến cáo khác nhau, các phụ huynh cũng cần lưu ý điều này để đưa con đi tiêm chủng đúng hẹn.
Với những trẻ sinh từ năm 2019 trở đi, trong chương trình tiêm chủng dịch vụ còn có loại vắc xin thế hệ mới Imojev (Sanofi Pasteur) là loại sống giảm độc lực tái tổ hợp sử dụng cho trẻ từ 9 tháng tuổi với lịch tiêm ngắn hơn gồm 2 liều cách nhau 1 năm. Trẻ hoàn thành phác đồ này thì không cần tiêm nhắc lại thêm sau đó. Người lớn trên 18 tuổi tiêm vắc xin Imojev chỉ cần hoàn thành phác đồ 1 mũi duy nhất. Đặc biệt, với trẻ đã hoàn thành lịch tiêm cơ bản vắc xin Jevax với 3 liều trong chương trình TCMR thì có thể sử dụng vắc xin thế hệ mới Imojev để tiêm nhắc 1 mũi duy nhất mà không cần phải nhắc lại thêm sau đó.
“Trong 2 năm dịch Covid-19 hoành hàng, tỷ lệ chủng ngừa viêm não Nhật Bản bị gián đoạn, miễn dịch cộng đồng thấp, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Do đó, các phụ huynh nên kiểm tra, rà soát xem trẻ em đã tiêm đủ chưa, vì sau khi tiêm mũi đầu tiên, vẫn có các mũi nhắc lại theo lịch của vắc xin viêm não Nhật Bản. Tránh để không tiêm chủng đầy đủ mà khiến trẻ mắc bệnh và để lại di chứng nặng nề, thậm chí có thể tử vong.” BS. Lê Thị Trúc Phương, BS Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ.
Để tìm hiểu rõ hơn về các bệnh viêm não, viêm não Nhật Bản và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mùa nắng nóng, độc giả có thể theo dõi chương trình tư vấn trực tuyến trên website vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; fanpage Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Hệ thống Phòng khám dinh dưỡng.
Để được tư vấn vắc xin và tiêm chủng, quý khách có thể gọi trực tiếp tới tổng đài 028.7300.6595 hoặc inbox ngay cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Mừng Giáng Sinh và Năm mới 2023, VNVC tặng ưu đãi Miễn phí tiêm vắc xin Cúm Tứ giá và Phiếu ưu đãi trị giá 100.000 VNĐ...
Xem ThêmBên cạnh vắc xin viêm gan B sơ sinh, trẻ cần được tiêm mũi lao tốt nhất trong vòng 1 tháng sau khi chào đời. VNVC ưu...
Xem ThêmSau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem ThêmTiến tới mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vắc xin trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt các vùng sâu vùng xa, tuyến...
Xem ThêmNgày 27/7/2022, VNVC Diễn Châu chính thức đi vào hoạt động, đưa Nghệ An trở thành tỉnh đầu tiên sở hữu 5 trung tâm tiêm chủng VNVC,...
Xem ThêmNgày 27/7/2022, VNVC Triệu Sơn (Thanh Hoá) chính thức khai trương với diện tích rộng lớn, không gian sang trọng, đầy đủ các loại vắc xin, đáp...
Xem Thêm