Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Uốn ván là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những người dân vùng nông thôn và nhiệt đới. Nhiều trường hợp bị uốn ván dẫn đến nguy kịch chỉ với vết thương nhỏ nhưng người bệnh chủ quan không tiêm phòng, điều trị kịp thời dẫn đến bệnh tiến triển nặng phải khẩn trương nhập viện để điều trị. Uốn ván có tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90%, đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. Vậy bệnh uốn ván có nguy hiểm không, biến chứng uốn ván nguy hiểm như thế nào,… Chuyên gia sẽ giải đáp trong bài viết này.
CÓ! Để trả lời cho câu hỏi nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không trước hết cần hiểu bệnh uốn ván là gì? Bệnh uốn ván (còn gọi phong đòn gánh) là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố Tetanus exotoxin của vi khuẩn uốn ván có tên khoa học là Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các bào tử của vi khuẩn uốn ván có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường và có sức chịu đựng cao với nhiệt và nhiều loại thuốc khử khuẩn. Ổ chứa chính của các bào tử của vi khuẩn uốn ván là trong đất, đất phân bón, phân bò, trâu, ngựa, các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kỹ, sắt thép gỉ,…
Các bào tử của vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương trên da hoặc vết thương hở, sau đó thoát bào tử thành thể hoạt động, giải phóng độc tố vào máu ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương và cơ khiến người bệnh gặp các vấn đề về thở, các triệu chứng co thắt cơ và trên nền co cứng xuất hiện các cơn co giật. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân bị tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời điểm nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt.
Uốn ván là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những người dân vùng nông thôn và nhiệt đới. Các chuyên gia cho biết lứa tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc uốn ván nhưng đặc biệt phổ biến và nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai khi người mẹ không được tiêm vắc xin uốn ván trong thai kỳ.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn cầu, đặc biệt là ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng kém và hạn chế tiếp cận với việc sinh nở sạch sẽ và chăm sóc rốn. Trong số trẻ sơ sinh bị uốn ván, 80-100% sẽ tử vong (1). Năm 2019, nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu ước tính có hơn 73.000 ca uốn ván trong đó có hơn 27.000 ca nhiễm uốn ván sơ sinh (2). Trẻ sơ sinh sống sót sau uốn ván có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng và lâu dài về thần kinh, hành vi và trí tuệ.
Di chứng của bệnh uốn ván sơ sinh rất nghiêm trọng, là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ. Các nghiên cứu đã liên kết bệnh uốn ván sơ sinh với các khuyết tật thần kinh, từ bại não và chậm phát triển tâm thần vận động nghiêm trọng đến những bất thường về hành vi và trí tuệ tinh vi nhưng vẫn chưa xác định được mức độ gây ra bởi chất độc thần kinh và mức độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và thiếu oxy.
Tiêm ngừa vắc xin uốn ván cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván sơ sinh cho cả mẹ và con. Phụ nữ trong thai kỳ khi được tiêm vắc xin uốn ván, kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi giúp bảo vệ cho trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh, đồng thời kháng thể này cũng bảo vệ chính bà mẹ trong quá trình sinh đẻ.
Bệnh uốn ván có 4 thể, bao gồm: Uốn ván toàn thân, uốn ván cục bộ, uốn ván đầu và uốn ván sơ sinh. Uốn ván toàn thân chiếm số lượng lớn thể uốn ván hay gặp nhất. Sau khi bị thương, bệnh khởi phát trong vòng 3 – 10 ngày nhưng cũng có thể là 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì người bệnh có nguy cơ tử vong càng cao. Các biểu hiện khi bị nhiễm trùng uốn ván là xuất hiện những cơn co cứng cơ kèm theo đau dữ dội, trước tiên là co thắt các cơ hàm (hay còn gọi là “khóa hàm”), cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân như:
Uốn ván cục bộ thường ít gặp hơn, đây là thể nhẹ, các biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, tiên lượng tốt. Uốn ván đầu là một dạng hiếm gặp của uốn ván cục bộ khi bị chấn thương đầu hay nhiễm khuẩn tai.
Đối với trẻ sơ sinh mắc uốn ván sơ sinh vẫn bú mẹ và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh. Bệnh khởi phát vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh với các biểu hiện cứng hàm, trẻ không há miệng được để bú sữa, co giật và co cứng, thở không đều, da tím tái,… Những cơn co thắt này nghiêm trọng đến nỗi có thể khiến trẻ co gồng đến gãy xương. Ngoài các biểu hiện trên, đa số trường hợp trẻ bị sốt; lúc sốt cao trên 41 độ C lúc xuống dưới 35 độ C và những trường hợp rối loạn thân nhiệt như vậy thường có tiên lượng xấu.
Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp những biến chứng uốn ván nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng, bao gồm:
Suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất, đây là một trong những biến chứng uốn ván có thể xảy ra do dây thanh quản bị thắt chặt và cứng cơ ở cổ và bụng, đặc biệt là khi co thắt toàn thân.
Co thắt và cứng cơ nghiêm trọng do uốn ván có thể cản trở hoặc làm người bệnh ngừng thở.
Một số biến chứng tim mạch bệnh nhân có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột.
Người bệnh có thể gặp biến chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hoặc thường xuyên; tăng nhịp tim, loạn nhịp tim, sốt cao, vã mồ hôi và nhịp thở phản xạ quá mức,…
Cục máu đông di chuyển từ nơi khác trong cơ thể có thể chặn động mạch chính của phổi hoặc một trong các nhánh của nó gây ra tắc nghẽn động mạch phổi (thuyên tắc phổi).
Thông thường co thắt hoặc co giật toàn thân có thể gây gãy xương cột sống hoặc các xương khác, rách cơ cực kỳ cao.
Nhiễm trùng hô hấp do vô tình hít phải thứ gì đó vào phổi (viêm phổi do hít phải) có thể là một biến chứng của chứng co thắt toàn thân.
Nhiễm trùng mà bệnh nhân mắc phải khi đến bệnh viện (hay còn gọi là nhiễm trùng bệnh viện) do nằm viện kéo dài cũng là một trong những biến chứng uốn ván có thể gặp phải. Nhiễm trùng thứ cấp có thể bao gồm nhiễm trùng huyết do đặt ống thông tiểu, loét do tư thế nằm.
Tình trạng co thắt cơ nghiêm trọng từ đó dẫn đến sự phá hủy cơ xương khiến protein bị rò rỉ vào nước tiểu chính là biến chứng uốn ván suy thận (suy thận cấp).
Người mắc bệnh uốn ván sẽ phải mất nhiều thời gian và chi phí điều trị rất tốn kém, thời gian điều trị có thể từ 2 tuần đến vài tháng tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Với trường hợp uốn ván nhẹ chưa cần can thiệp máy thở chi phí điều trị dao động trong khoảng 20-50 triệu đồng, còn trường hợp uốn ván nặng cần sự hỗ trợ từ máy thở với các biến chứng uốn ván tiềm ẩn như tim mạch, gan, thận, chi phí điều trị dao động lên đến 200-300 triệu đồng mà vẫn không thể cam kết hiệu quả điều trị.
Về biện pháp ngăn ngừa bệnh uốn ván, BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC khuyến cáo: khi gặp vết thương trên da, người bệnh lưu ý cần phải rửa sạch, sát trùng, nên để hở vết thương, không bịt kín tạo đường hầm hay đắp bất cứ thứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm. Trường hợp nếu dẫm phải vật nhọn đinh, sắt, gai,… cần xử lý vết thương ngay, sau đó khẩn trương đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị để phòng bệnh uốn ván. Luôn giữ vết thương sạch sẽ để tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử…
Bên cạnh đó, tiêm vắc xin là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván. Đặc biệt, vắc xin uốn ván được khuyến cáo nên tiêm cho tất cả đối tượng bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên, người lớn, phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Phác đồ tiêm cơ bản gồm 3 – 4 mũi phụ thuộc vào khuyến cáo của từng quốc gia và sau đó nên tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Ở trẻ nhỏ, vắc xin phòng bệnh uốn ván được sử dụng dưới dạng vắc xin phối hợp không chỉ giúp phòng ngừa uốn ván mà còn phòng ngừa thêm các bệnh lý khác có trong vắc xin nhằm giảm số mũi tiêm và giảm đau cho trẻ. Điều quan trọng là bố mẹ cần nắm được phác đồ của vắc xin uốn ván để đưa bé đi tiêm đúng thời gian giúp duy trì tình trạng miễn dịch chống lại bệnh.
Như vậy, khúc mắc của nhiều người về vấn đề uốn ván có nguy hiểm không, bệnh uốn ván có nguy hiểm không đã có lời giải đáp. Chủ động phòng ngừa uốn ván là cách toàn diện và tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Nhiễm trùng uốn ván ngăn chặn sự giải phóng các chất ức chế dẫn truyền thần kinh, dẫn đến các triệu chứng chung là cứng cơ và...
Xem ThêmTheo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào những năm cuối của thế kỷ 20, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì...
Xem ThêmUốn ván là căn bệnh do một loại độc tố mạnh là tetanospasmin gây ra, vô cùng nguy hiểm hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng...
Xem ThêmUốn ván tiêm mấy mũi là thắc mắc của nhiều người khi có dự định tiêm vắc xin phòng bệnh bởi đây là bệnh nhiễm trùng cấp...
Xem ThêmTiêm phòng uốn ván là phương pháp phòng ngừa đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe mỗi người, ngăn ngừa những...
Xem ThêmUốn ván là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc...
Xem Thêm