Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêm phòng uốn ván là phương pháp phòng ngừa đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe mỗi người, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm và giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong do bệnh uốn ván gây ra, nhất là đối với trẻ nhỏ và cả người lớn có nguy cơ cao mắc bệnh. Vậy khi nào cần tiêm uốn ván? Nên tiêm ngừa ở đâu hiệu quả, an toàn và tiết kiệm?
Uốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm, khi triệu chứng của bệnh xuất hiện, khả năng cứu chữa và phục hồi là rất thấp, nguy cơ tử vong rất cao. Nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván là do ngoại độc tố Tetanus Exotoxin của vi khuẩn Clostridium Tetani phát triển trong điều kiện thiếu oxy tại vết thương. Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani có thể sống trong nhiều môi trường, bao gồm đất, phân ngựa và đất bón phân.
Khi bào tử của vi khuẩn này xâm nhập cơ thể thông qua các vết thương hoặc tổn thương ngoài da, những độc tố mà vi khuẩn Clostridium tetani tiết ra sẽ ngăn chặn quá trình giải phóng các chất ức chế với chức năng dẫn truyền thần kinh, khiến cho hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, gây ra các triệu chứng cứng cơ nói chung như co thắt cơ, đau, mất sự ổn định về khả năng tự chủ cơ thể và rối loạn về hô hấp.
Mọi vết thương hở, trầy xước hay rách da đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng, các loại vết thương có nguy cơ nhiễm uốn ván cao cần được tiêm phòng khẩn cấp, càng sớm càng tốt, bao gồm các vết thương nặng do tai nạn giao thông nghiêm trọng hoặc các vết thương gây ra do các vật sắc nhọn như đinh gỉ, cành cây,…
Các loại vết thương như vết bỏng, trầy xước nhẹ và các vết thương hở không sâu và không bị nhiễm bẩn có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn nhưng tuyệt đối không được chủ quan, trường hợp này cũng cần được sơ cứu đúng cách và kịp thời để tránh nguy cơ uốn ván. Để đảm bảo an toàn, tiêm phòng là cần thiết đối với những người bị vết thương này, vì các biện pháp điều trị sau khi bệnh khởi phát thường là quá muộn và hầu hết đa số các trường hợp cuối cùng đều dẫn đến tử vong.
Bệnh uốn ván có thời gian ủ dài từ 3-21 ngày, trung bình là 7-8 ngày. Sau khi bị thương, việc xử lý vết thương đúng cách giúp làm chậm quá trình xâm nhập của vi khuẩn. Sau đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng càng sớm càng tốt. Thời gian tiêm phòng hiệu quả nhất là trong 24 giờ đầu sau khi bị thương. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sau 24 giờ vẫn hữu ích nhưng nguy cơ phát bệnh, biến chứng và thậm chí tử vong sẽ tăng cao dần.
Bệnh uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều sự đau thương, bởi bệnh lý này gây ra nhiều ca tử vong đáng tiếc, đặc biệt đối với những người đàn ông là trụ cột của gia đình, thường do các tai nạn lao động và các trẻ nhỏ với sự năng động, hiếu động, có xu hướng chạy nhảy, nghịch ngợm, dễ bị té ngã hoặc đạp phải đinh gỉ hay vật nhọn kém vệ sinh. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể được phòng ngừa một cách chủ động bằng việc tiêm phòng. Vậy khi nào cần chích ngừa uốn ván?
Theo lịch tiêm chủng vắc xin phòng chống các loại bệnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam, trẻ em sẽ tiêm uốn ván lần đầu vào lúc 2 tháng tuổi (1). Tiêm phòng uốn ván là một trong những mũi vắc xin đầu đời vô cùng quan trọng cho trẻ và thường được tiêm phối hợp với các loại vắc xin khác như vắc xin 6in1 Hexaxim (Pháp), vắc xin 6in1 Infanrix Hexa (Bỉ). Cả 2 loại vắc xin đều có lịch tiêm chỉ định tiêm 4 mũi vào lúc 2,3 và 4 tháng tuổi, mũi thứ 4 tiêm cách mũi 3 là 12 tháng (tối thiểu 6 tháng).
Những người lớn làm việc trong môi trường có nguy cơ cao gặp tai nạn lao động (như Công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh, nước thải; người thường xuyên làm việc tại chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, nông trường; công nhân xây dựng các công trình; bộ đội và thanh niên xung phong;…) cần được ưu tiên tiêm vắc xin phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe của mình.
Đối với người lớn, vắc xin tiêm phòng bệnh uốn ván được khuyến cáo tiêm 3 mũi cơ bản với mũi 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và mũi thứ 3 tiêm cách mũi 2 là 6 tháng, mỗi 5-10 năm sẽ tiêm nhắc 1 lần.
Phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai cần tiêm vắc xin uốn ván để chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh, tạo miễn dịch thụ động cho thai nhi, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh trong quá trình mang thai, nhất là trong quá trình sinh nở trẻ sơ sinh và thai phụ phải tiếp xúc với những dụng cụ y tế.
Đối với phụ nữ mang thai lần đầu tiên, được khuyến cáo tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên cần tiêm sớm khi phát hiện có thai, thường là vào 3 tháng giữa thai kỳ; mũi 2 tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng, yêu cầu trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
Đối với phụ nữ mang thai lần thứ 2, 3, 4, được khuyến cáo tiêm 1 mũi trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
Xem thêm: Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu khi nào? Ở đâu uy tín?
Khi bị vết thương hở, cần rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch liên tục để loại bỏ tất cả các chất bẩn và dị vật bám trên vết thương. Nếu cần, có thể sử dụng oxy già để loại bỏ dị vật. Sau đó, cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng. Nếu được sơ cứu đúng cách, việc phát triển của vi khuẩn có thể bị chậm lại trong vòng 4 giờ, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đáng kể.
Sau khi rửa sạch, cần nhanh chóng băng bó và đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với hàng trăm trung tâm trên toàn quốc, là đơn vị tiêm chủng có mặt ở khắp tất cả các địa phương trên toàn quốc, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh của người dân trên cả nước. Mỗi trung tâm của VNVC đều sở hữu kho vắc xin hiện đại, quy mô lớn, đạt chuẩn GSP Quốc tế với đầy đủ các loại vắc xin được bảo quản trong nhiệt độ từ 2-8 độ C theo yêu cầu của nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tính an toàn tiêm chủng ở mức tối đa.
Nếu vết thương xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da xung quanh, có dịch nhầy chảy ra từ vết thương, mùi khó chịu phát ra từ vết thương, hạch sưng to, vết thương không lành hoặc lâu lành… người bị thương cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất. Việc tự chữa bằng các phương pháp dân gian như đắp thuốc, rắc thuốc bột là tuyệt đối không được áp dụng.
Vậy khi nào cần tiêm uốn ván? Cần tiêm uốn càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm, cần ưu tiên tiêm vắc xin uốn ván phối hợp 6in1 vào tháng thứ 2 cho trẻ sơ sinh, hoàn thành lịch tiêm uốn ván cho bà bầu trước 1 tháng ngày dự sinh và tiêm uốn ván nhắc lại vào mỗi 5-10 năm cho người lớn, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván cao để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mọi người.
Nhiễm trùng uốn ván ngăn chặn sự giải phóng các chất ức chế dẫn truyền thần kinh, dẫn đến các triệu chứng chung là cứng cơ và...
Xem ThêmTheo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào những năm cuối của thế kỷ 20, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì...
Xem ThêmUốn ván là căn bệnh do một loại độc tố mạnh là tetanospasmin gây ra, vô cùng nguy hiểm hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng...
Xem ThêmUốn ván tiêm mấy mũi là thắc mắc của nhiều người khi có dự định tiêm vắc xin phòng bệnh bởi đây là bệnh nhiễm trùng cấp...
Xem ThêmUốn ván là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc...
Xem ThêmUốn ván là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ,...
Xem Thêm