Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh lao trở lại bệnh nguy hiểm nhất trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người trên toàn cầu tử vong vì căn bệnh này. Bệnh lao rất dễ lây nhiễm, đa dạng hình thái bệnh nguy hiểm, trong đó đáng sợ nhất lao màng não ở trẻ sơ sinh với di chứng vĩnh viễn như: bại não, liệt tay chân, động kinh, sa sút trí tuệ, tổn thương thần kinh, rối loạn tâm thần,…
Độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY
Bệnh lao nguy hiểm như thế nào? Vì sao trẻ cần được chủng ngừa lao càng sớm càng tốt? Vắc xin lao BCG phòng được các hình thái lao nào? Những vắc xin nào trẻ cần được ưu tiên tiêm trong những tháng đầu đời?… 20h thứ Sáu, ngày 28/10/2022, tất cả những thông tin về tiêm vắc xin và phòng bệnh cho nhóm người có bệnh lý nền sẽ được giải đáp trong chương trình Tư vấn trực tuyến: “Vắc xin phòng Lao và các vắc xin quan trọng cho trẻ ngay đầu đời” với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu:
Mặc dù bệnh Lao có thể phòng ngừa và điều trị được nhưng mỗi ngày thế giới vẫn ghi nhận hơn 4.100 người tử vong và gần 30.000 người mắc Lao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2020, Việt Nam xếp thứ 10/30 nước có gánh nặng bệnh Lao và xếp thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh Lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Lao kháng thuốc là mối đe dọa nghiêm trọng về y tế công cộng, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế – xã hội. Tại TP.HCM, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, đã ghi nhận hơn 8.434 người mắc bệnh lao, tăng 33,3% so với cùng kỳ 2021 (6.327 người).
Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Bệnh lao cũng có thể tiến triển nặng thành các thể lao ngoài phổi như lao màng não, lao hạch, lao màng bụng, lao da, lao xương, lao khớp,…
Đối với lao màng não, bệnh khởi phát khi trực khuẩn lao đi theo đường máu đến tấn công vào màng não, dù chỉ chiếm 5% tổng số các ca bệnh lao nhưng bệnh là mối nguy hiểm khó nhận biết ở trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi 1-5 tuổi. Do giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu ớt, dễ nhiễm khuẩn lao và gây bệnh, bệnh dễ tiến triển nặng khi tấn công vào khu vực thần kinh trung ương, đặc biệt là màng não – vi khuẩn lao khu trú và gây bệnh nguy hiểm tại đây.
Khởi đầu với những triệu chứng không đặc hiệu như: nhức đầu, chóng mặt, ù tai; có người bị co giật khu trú, liệt, nói sảng, buồn bã… bệnh lao màng não khá giống với các bệnh thông thường như cảm, cúm, rối loạn tiền đình, viêm xoang, rối loạn tâm lý… Do đó, các triệu chứng thường khó nhận biết, dễ bỏ qua.
“Do các biểu hiện này cũng gặp ở các bệnh về não khác như u não, xuất huyết não, màng não, viêm màng não mủ, viêm màng não do nấm… nên bệnh nhân và ngay cả thầy thuốc cũng chẩn đoán nhầm, tập trung điều trị các bệnh về não mà bỏ qua việc điều trị lao. Đồng thời, lúc này tình trạng bệnh đã nặng, tỷ lệ tử vong đến 70-80%. Nếu may mắn được cứu sống, trẻ phải sống chung với những di chứng thần kinh nặng nề, hậu quả trước mắt là trẻ bị bại não, liệt chi, động kinh, câm, điếc, mù; về lâu dài người bệnh có thể bị thêm di chứng sa sút trí tuệ, tổn thương thần kinh, rối loạn tâm thần…”- BS.CKI Bạch Thị Chính lý, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Đáng lo ngại, bệnh Lao đang gia tăng tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao, thống kê cho thấy khoảng 5% trong số 9,5 triệu người mắc lao mỗi năm đang kháng thuốc kháng sinh thông thường, mỗi ngày bệnh nhân phải uống 5-8 viên thuốc và thường phải tiêm thuốc hằng ngày trong khoảng 2 năm, với nhiều tác dụng phụ và tỷ lệ chữa khỏi chỉ khoảng 20-30%. Do đó, việc hiểu biết và chủ động dự phòng bệnh lao là rất quan trọng, đặc biệt là với trẻ em.
Vắc xin phòng lao BCG (bacille Calmette-Guerin) đã được sử dụng trên toàn cầu, trong đó Việt Nam đưa vào sử dụng từ lâu, đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh tiến triển thành các thể lao nguy hiểm, trong đó phòng ngừa lao màng não.
Dữ liệu từ các nghiên cứu của các tổ chức Y tế trên thế giới cho thấy, vắc xin lao BCG giúp phòng 50% nguy cơ thể lao chủ động tiến triển đến các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, vắc xin cho hiệu quả bảo vệ lên đến 20 năm đối với thể lao tiềm ẩn và cho hiệu quả phòng tránh đến 20% nguy cơ bệnh lao tiềm ẩn tiến triển thành thể lao chủ động.
Hiện nay, vắc xin BCG được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ trong vòng 1 tháng tuổi đến 1 năm sau sinh. Với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì thường được tiêm phòng lao trong vòng 24h sau sinh. Những trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì có thể hoãn tiêm đến khi trẻ có thể trạng tốt, tuy nhiên cần tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ càng sớm càng tốt.
Việc tiêm vắc xin phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm phòng, thậm chí trẻ có thể bị nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do hệ thống miễn dịch còn yếu ớt. Còn các trường hợp nếu đã xác định chính xác trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng lúc này là không cần thiết. Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sau 1 năm tuổi cũng có thể gây ra những phản ứng sau tiêm mạnh hơn.
Để tìm hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh Lao và các bệnh nguy hiểm mà trẻ có thể gặp ngay đầu đời và các biện pháp phòng bệnh, độc giả có thể theo dõi chương trình tư vấn trực tuyến trên website vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; fanpage Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Hệ thống Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, VnExpress.net, Báo Thanh Niên.
Để được tư vấn vắc xin và tiêm chủng, quý khách có thể gọi trực tiếp tới tổng đài 028.7102.6595 hoặc inbox ngay cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmVNVC bùng nổ chuỗi ưu đãi giá cao nhất và quà tặng hấp dẫn cùng nhiều phần thưởng giá trị tại hàng trăm trung tâm trên toàn...
Xem ThêmNhằm hướng tới Chương trình “Năm hành động vì một cộng đồng được bảo vệ bởi vắc xin” giúp các gia đình tiếp cận nguồn vắc xin chất...
Xem ThêmNhững ngày cuối năm thời tiết chuyển mùa se lạnh, số người nhập viện tại các cơ sở y tế tăng. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp...
Xem ThêmSự xuất hiện dịch cúm A từ đầu tháng 6 kéo dài đến nay chứng tỏ hoạt động của virus cúm đang phức tạp, khó dự đoán....
Xem ThêmSáng 1/11/2022, VNVC Hải Hậu (Nam Định) chính thức đi vào hoạt động, nâng tổng số trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc lên 87 cơ...
Xem Thêm