Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sự xuất hiện dịch cúm A từ đầu tháng 6 kéo dài đến nay chứng tỏ hoạt động của virus cúm đang phức tạp, khó dự đoán. Đặc biệt nguy hiểm khi cúm đã ghi nhận những biến chứng mới như động kinh, viêm não… rất nặng nề ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền,…
Cùng với cam kết cung ứng đầy đủ vắc xin cho trẻ em và người lớn, kịp thời phòng bệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước sự bùng phát của cúm có thể nghiêm trọng hơn vào mùa thu đông năm nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC mang đến chương trình ưu đãi giá lớn nhất năm vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới Influvac Tetra (Hà Lan) Vaxigrip Tetra (Pháp) cho tất cả các nhóm Khách hàng, cụ thể ưu đãi vắc xin Cúm Tứ giá của từ 356k/liều còn 299k khi tiêm 1 người, đi 2 người giá chỉ 249k, đi từ 3 người giá còn 199k; đặc biệt ưu đãi cho doanh nghiệp, trường học,… từ 10 người trở lên chỉ với giá 199k/liều. Ngoài vắc xin cúm, VNVC cũng đang ưu đãi giá hàng loạt vắc xin hot, vắc xin khan hiếm trên toàn hệ thống.
Cúm có sự biến đổi các biến chủng rất thông minh khiến miễn dịch con người giảm theo thời gian, xu hướng dịch rất khó dự báo. Cúm phân loại dựa theo cấu trúc của protein bề mặt virus gồm Hemagglutinin (viết tắt là HA hoặc H) và Neuraminidase (viết tắt là NA hoặc N). Hai loại kháng nguyên này được ví như “lớp áo khoác” và thay mỗi năm, tạo nên những tuýp kháng nguyên mới nguy hiểm hơn, đặc biệt gây bệnh nặng cho nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em, người có bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn, người đã từng mắc Covid-19…
Chính vì vậy, nếu không tiêm vắc xin cúm nhắc lại mỗi năm, tất cả mọi người đều có thể nhiễm virus cúm chủng mới của từng năm. Ví dụ, virus cúm A năm nay có biến chứng tác động đến hệ thần kinh, gây rối loạn tâm thần, viêm não… đây là biến chứng được cho là nặng hơn so với biến chứng hô hấp, tim mạch của chủng cúm A năm trước đó.
Cúm lây truyền qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ nhưng đối với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch cúm gây triệu chứng trước mắt là nhức mỏi cơ, đau đầu, viêm họng, mệt mỏi, khó thở… và biến chứng lâu dài gây viêm phổi, phù não, tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp, suy thận.
Tiêm ngừa cúm hàng năm được coi là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh và các biến chứng của bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả mọi người cần tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền (như đái tháo đường, hen suyễn, bệnh tim hay phổi mãn tính) và các nhân viên y tế.
Vắc xin cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 70-90%, giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác. Một mũi vắc xin cúm có thể giúp giảm 50% nguy cơ nhập viện và 68% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi (1), 15-45% nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp (2), 46% nguy cơ hen cấp (3), 58% ở bệnh nhân đái tháo đường (4).
Các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin cúm thông thường ở mức độ nhẹ đến trung bình như sốt, đau tại chỗ tiêm, đau cơ (hội chứng giả cúm)…, sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vắc xin cúm tứ giá tiểu đơn vị, bao gồm các kháng nguyên bề mặt của virus cúm, đã được chứng minh hiệu quả và độ an toàn, hạn chế các tác dụng không mong muốn sau khi tiêm. Do vậy cần tiêm nhắc vắc xin cúm định kỳ hàng năm để bảo vệ bản thân và cả gia đình.
Kể từ đầu tháng 9/2022 đến nay, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC ghi nhận lượng Khách hàng đến tiêm vắc xin cúm tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 6, 7, 8, con số này tiếp tục tăng trong tháng 10 và vượt 50% so với tháng trước đó. Sự gia tăng này diễn ra ở mọi độ tuổi gồm trẻ nhỏ, người trưởng thành, người cao tuổi, đối tượng phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, thuyên tắc phổi mãn tính – COPD,…), người bệnh ung thư, người suy giảm miễn dịch.
Trong đó điểm sáng là nhiều doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đã chủ động tiêm vắc xin cúm cho cán bộ, công nhân viên và người lao động. Số lượng cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đăng ký tiêm vắc xin cúm chủ yếu nhằm bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho người lao động, đảm bảo nguồn lực sản xuất và duy trì cung ứng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2023 sắp tới. Đặc biệt, đã có nhiều trường học tại các địa phương cũng đã chủ động liên hệ với VNVC để tiêm vắc xin cúm cho học sinh để chặn đứng nguy cơ bùng dịch, bảo vệ sức khỏe và khả năng học tập cho trẻ và thanh thiếu niên trong những tháng cao điểm cuối năm.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC hiện đang có đầy đủ các loại vắc xin cúm tứ giá thế hệ mới nhất cho trẻ em và người lớn. Với gần 100 trung tâm khắp cả nước, VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin cho trẻ em và người lớn hàng đầu Việt Nam về cả quy mô và uy tín, chất lượng. VNVC có hệ thống 4 tổng kho lạnh và gần 100 kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP và dây chuyền lạnh (Cold Chain) tại tất cả các trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, có khả năng bảo quản cùng lúc lên đến 200 triệu liều vắc xin tại cùng một thời điểm. Với hệ thống xe lạnh, thiết bị vận chuyển vắc xin chuyên dụng cùng đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng tại chỗ ở tất cả các VNVC địa phương trên khắp các tỉnh thành đã giúp VNVC có thể lập những “trạm tiêm lưu động” ngay tại các Cơ quan, Doanh nghiệp, Trường học… đảm bảo tiêm chủng nhanh chóng, quy trình an toàn, tiết kiệm thời gian, không gián đoạn chất lượng lao động và học tập.
Mặc dù Covid-19 có ảnh hưởng nhẹ đối với trẻ em, nhưng bệnh cúm là mối đe dọa lớn nhất với nhóm này, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường và các loại virus, vi khuẩn khác. Trẻ em một khi mắc cúm bệnh sẽ nặng, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa đến tuổi tiêm vắc xin cúm.
Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân mắc cúm thường dễ gây biến chứng xẹp phổi do phổi chưa trưởng thành và phát triển đầy đủ. Sức đề kháng của hệ miễn dịch nhất là ở tế bào tại chỗ như tế bào biểu mô, lông chuyển ở đường hô hấp chưa hoàn chỉnh, do đó việc tiêm vắc xin phòng cúm ở trẻ sinh non là vô cùng quan trọng để bảo vệ phổi (nếu trẻ không có chống chỉ định) nhằm giảm nguy cơ biến chứng suy hô hấp sơ sinh.
Đối với trẻ lớn, trường học là nơi có thể lây lan bệnh cúm khó kiểm soát. Trẻ nhiễm virus cúm từ bạn bè, thầy cô, sau đó về lây cho ông bà, cha mẹ và mầm bệnh từ đó lây lan khắp nơi trong công sở, bệnh viện… hình thành một quần thể cúm ngày càng rộng hơn, nghiêm trọng hơn.
Cúm có thể diễn tiến cấp tính thành viêm phổi, suy hô hấp, hoặc khởi phát các bệnh tiềm tàng như hen suyễn, thuyên tắc phổi mạn tính – COPD. Khi diễn tiến ác tính, cúm gây viêm não, viêm cơ tim, suy đa cơ quan, dẫn đến những gánh nặng bệnh tật lâu dài như viêm khớp, các bệnh lý tim mạch, khiến trẻ trở nên khờ khạo, kém phát triển về thần kinh và vận động.
Theo Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC, vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ có nguy cơ cao như: sinh non, trẻ dưới 5 tuổi, trẻ có các bệnh lý nền… Vắc xin cúm giảm nguy cơ nhập viện ICU (chăm sóc đặc biệt) đến 74% ở trẻ em, giảm nguy cơ tử vong hơn 31% so với những trẻ không tiêm vắc xin cúm, giảm chi phí y tế, đảm bảo sức khoẻ và nền tảng tương lai cho trẻ.
Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng của cúm so với những người trẻ và khỏe mạnh, do hệ thống miễn dịch suy yếu dần theo tuổi tác. Trong những năm gần đây, ước tính có từ 50% đến 70% số ca nhập viện và 70% đến 85% trường hợp tử vong liên quan đến cúm ở những người từ 65 tuổi trở lên. Nhiều nghiên cứu tại các khu vực cho thấy, một mũi vaccine cúm có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong 61% ở người cao tuổi, 55% ở bệnh nhân bệnh mạch vành, 41% ở bệnh nhân COPD, 58% ở bệnh nhân đái tháo đường. Những người cao tuổi sống trong nhà dưỡng lão, việc tiêm vắc xin cúm ngừa 68% tử vong do biến chứng nặng của bệnh cúm.
Điều này có thể lý giải, khi càng lớn tuổi hệ miễn dịch càng suy giảm, hàng rào bảo vệ mỏng manh khiến cơ thể dễ bị virus cúm tấn công, đến lúc không đủ sức “chiến đấu” thì bệnh cúm mùa có cơ hội gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài vấn đề tuổi tác, người lớn tuổi thường mắc kèm nhiều bệnh lý mạn tính như tim mạch, tiểu đường, hô hấp (hen suyễn, COPD),… Đây đều là những tác nhân khiến họ phải nhập viện nhiều hơn khi nhiễm cúm.
Sau khi nhiễm cúm, nguy cơ đau tim của người có bệnh tim mạch cao hơn gấp 10 lần. Vắc xin cúm giúp giảm 45% nguy cơ đau tim, tử vong ở người bệnh mạch vành; giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy tim; giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp ở người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
Các bệnh lý tim mạch (mạch vành, tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp, động mạch ngoại biên, thấp tim, tim bẩm sinh, suy tim…) là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Trong khi đó, cúm là một trong những tác nhân gây kịch phát những căn bệnh trên, dẫn đến diễn tiến nặng và tăng nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, người mắc bệnh tim mạch nếu mắc thêm cúm chắc chắn nguy cơ biến chứng và tử vong là rất cao.
Virus cúm khi hiện diện trong cơ thể sẽ kích hoạt các phản ứng viêm và cơ thể phải điều tiết chống lại cúm. Người có bệnh tim mạch mắc thêm cúm rất dễ hình thành nên các huyết khối trong lòng mạch, làm nứt vỡ các mảng xơ vữa, tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Một người có bệnh tim mạch đang ổn định nếu mắc thêm cúm đột nhiên sẽ làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt, người trên 65 tuổi nhiễm cúm còn gây ra các cơn rung nhĩ đáp ứng thất nhanh kịch phát, có thể dẫn đến suy tim cấp.
Theo PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bệnh nhân tim mạch mắc cúm phải dùng rất nhiều thuốc để hỗ trợ điều trị suy tim. Virus tấn công vào máu và các cơ quan khác làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể, ảnh hưởng lên phổi làm tăng đông máu khiến hệ hô hấp yếu hơn, tim đập nhanh, thở kém hơn. Người bình thường nhiễm virus cúm có thể đã rất khó khăn trong điều trị, người có bệnh tim mạch bội nhiễm thêm virus cúm nữa thì cần tăng liều thuốc tim, điều này nguy hiểm và tăng nguy cơ tử vong gấp nhiều lần.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) tất cả những người trên 60 tuổi, đặc biệt là người mắc bệnh tim mạch nên tiêm phòng vắc xin cúm mỗi năm. Khuyến cáo mới đây của Hội Tim mạch Việt Nam chỉ rõ, người suy tim nói riêng và người mắc các bệnh lý tim mạch nói chung nên tiêm chủng ngừa cúm vào tháng 10 để phòng các biến chủng mới, bảo vệ trái tim khỏi các yếu tố nguy hiểm như suy tim cấp do cúm gây ra, PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh cho biết.
Người đái tháo đường tiêm vắc xin ngừa cúm giúp giảm 56% biến chứng, giảm 54% nguy cơ nhập viện, giảm 58% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Những người mắc đái tháo đường (bất kể là type 1, type 2 hay đái tháo đường thai kỳ) dù có kiểm soát bệnh tốt đến đâu vẫn phải đối mặt với nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng của cúm.
Bệnh cúm làm cho bệnh đái tháo đường khó kiểm soát hơn, như làm tăng hoặc giảm đường huyết thất thường. Khoảng 30% số ca nhập viện do cúm ở người trưởng thành đã mắc bệnh đái tháo đường, việc không phòng ngừa cúm trước đó khiến hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng rất yếu ớt và việc kiểm soát lượng đường trong máu cũng trở nên khó khăn hơn. Người mắc đái tháo đường nếu mắc thêm cúm có nguy cơ tử vong gấp 2 lần, tăng 3 lần nguy cơ nhập viện và tăng 4 lần nguy cơ nhập viện điều trị tích cực.
Tiêm vắc xin ngừa cúm cho người bệnh đái tháo đường mang lại nhiều lợi ích quan trọng vừa phòng ngừa cúm hiệu quả vừa giảm nguy cơ mắc bệnh nặng do đồng nhiễm.
Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng khi mắc cúm, ngay cả khi bệnh nền và các triệu chứng đã được kiểm soát. Khi đường hô hấp bị sưng và nhạy cảm do COPD hoặc hen suyễn, cúm có thể gây viêm phổi, kích hoạt các cơn hen suyễn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn được đặc trưng bởi tiến triển nặng dần theo thời gian. Cho tới nay, mặc dù tốn rất nhiều công sức nhưng vẫn chưa có bất cứ loại thuốc hoặc biện pháp can thiệp nào có thể đảo ngược diễn tiến nặng dần theo thời gian của bệnh. Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khi bội nhiễm với loại virus, vi khuẩn khác trong đó có cúm – ngay cả khi các triệu chứng đã được kiểm soát.
Theo PGS.TS.BS Trần Quang Bính, Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TPHCM, bản chất của COPD là làm đường thở bị thu hẹp và co thắt, khi nhiễm thêm cúm sẽ làm nặng hơn tình trạng viêm, kích hoạt hệ miễn dịch tại đường hô hấp, gây tăng tiết phản ứng tại chỗ, tăng tiết cytokine làm trầm trọng các đợt cấp COPD, khiến nguy cơ thở máy và tử vong ở nhóm đối tượng này rất cao.
“Nhiều nghiên cứu cho thấy vắc xin cúm có hiệu quả bảo vệ những bệnh nhân có bệnh hô hấp mạn tính như hen và COPD, giảm các cơn cấp và kịch phát từ 40-70%, giảm số đợt bệnh hô hấp cấp, giảm số lần thăm khám, sử dụng thuốc giãn phế quản, steroid toàn thân và giảm số lần nhập viện”, PGS.TS.BS Trần Quang Bính cho biết.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ trở nặng, biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân là khi mang thai cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm, sức đề kháng kém nên dễ lây mầm bệnh từ người khác, nhất là với những thai phụ có sức khỏe yếu. Khi mắc cúm, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường lâu khỏi hơn người khác khiến cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, khó ngủ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nguy cơ cao xảy ra các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai nhi dị tật chậm phát triển về thần kinh và vận động.
Tiêm vắc xin cúm là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và an toàn cho phụ nữ mang thai. Tiêm vắc xin cúm ở phụ nữ mang thai giúp giảm 72% tỷ lệ nhập viện liên quan tới bệnh cúm và 29% tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất phụ nữ nên chủ động tiêm phòng cúm trước khi mang thai một tháng. Trong trường hợp đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng cúm, chị em vẫn có thể tiêm vắc xin cúm, tốt nhất từ 3 tháng giữa thai kỳ để có kháng thể phòng bệnh cho cả mẹ và bé.
Để tư vấn, đặt lịch tiêm chủng vắc xin cúm, đăng ký Gói vắc xin, tiêm vắc xin lẻ, đặc biệt là các chương trình ưu đãi, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ:
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC làm việc từ 7h30 đến 17h tất cả các ngày, kể cả thứ 7, chủ nhật, lễ tết. Riêng VNVC Thiệu Hóa, VNVC Triệu Sơn, VNVC Hoằng Hóa (Thanh Hóa); VNVC Diễn Châu, VNVC Thái Hòa, VNVC Đô Lương (Nghệ An); VNVC Đức Phổ, VNVC Châu Ổ (Quảng Ngãi); VNVC An Nhơn, VNVC Hoài Nhơn (Bình Định); VNVC Xuân Mai (Hà Nội); VNVC Hải Hậu có giờ làm việc như sau:
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmVNVC bùng nổ chuỗi ưu đãi giá cao nhất và quà tặng hấp dẫn cùng nhiều phần thưởng giá trị tại hàng trăm trung tâm trên toàn...
Xem ThêmNhằm hướng tới Chương trình “Năm hành động vì một cộng đồng được bảo vệ bởi vắc xin” giúp các gia đình tiếp cận nguồn vắc xin chất...
Xem ThêmUng thư gan là một trong những bệnh ung thư hàng đầu tại Việt Nam, đứng thứ 2 ở nam giới sau ung thư phổi và thứ...
Xem ThêmDịch cúm đang vượt ngưỡng dịch tại Mỹ, quân đội và máy thở đã sẵn sàng huy động để tập trung nguồn lực cứu người dân trong...
Xem ThêmNhững ngày cuối năm thời tiết chuyển mùa se lạnh, số người nhập viện tại các cơ sở y tế tăng. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp...
Xem Thêm