Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Viêm phổi bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến tử vong của trẻ em giai đoạn sơ sinh.
Viêm phổi được xem là căn bệnh hàng đầu gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, nguy cơ tử vong do viêm phổi cao nhất là ở giai đoạn sơ sinh. Tử vong ở giai đoạn sơ sinh chiếm đến 41,6% trong số 6,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong hàng năm. Trong năm 2010, ước tính có khoảng 1,7 triệu trường hợp nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh và 510.000 trường hợp viêm phổi ở trẻ sơ sinh. (1)
Viêm phổi bẩm sinh là tình trạng nhiễm trùng phổi ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra trước khi sinh vào những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do vào những tháng cuối thai kỳ, vi khuẩn qua nhau thai đi vào bào thai, gây viêm phổi sớm sau sinh. Các vi khuẩn thường gặp là Treponema Pallidum, Listeria monocytogenes, Mycobacterium tuberculosis hoặc các virus Rubella, Herpes Simplex, Cytomegalo (CMV); ký sinh trùng Toxoplasma… Hầu hết viêm phổi bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có các triệu chứng trong vòng 6 giờ sau sinh.
Viêm phổi sơ sinh chia làm 3 loại:
Thống kê tần suất xuất hiện của bệnh viêm phổi bẩm sinh cho thấy, bệnh phổ biến nhất ở những phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai. Ở trẻ sơ sinh non tháng và trẻ bị ho khan, viêm phổi xảy ra gấp 1,5 lần so với trẻ sinh đủ tháng.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi bẩm sinh là do các tác nhân truyền nhiễm như virus, vi khuẩn có ở bên trong cơ thể người mẹ. Những tác nhân này hoạt động mạnh hơn do thai kỳ hoặc bị kích hoạt trong quá trình sinh nở. Viêm phổi trước sinh thường có nguyên nhân do nhiễm các tác nhân như ký sinh trùng Toxoplasma; các loại virus rubella, virus cytomegalo và virus herpes; các loại vi khuẩn như Mycobacterium tuberculosis, Treponema Pallidum, Listeria monocytogenes… Trong khi đó, một số loại virus khác như HIV và viêm gan loại B ít lây truyền qua nhau thai.
Ký sinh trùng Toxoplasma thường sống ký sinh trên động vật máu nóng như mèo, chim; xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa. Thai nhi bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma từ mẹ truyền qua nhau thai.
Thai nhi có nguy cơ cao mắc các bất thường bẩm sinh khi bị nhiễm virus trong 16 tuần đầu tiên của thai kỳ, đặc biệt là trong 8 đến 10 tuần đầu tiên. Vào đầu thời kỳ mang thai, virus có nguy cơ gây nhiễm trùng tử cung mãn tính, gây tổn thương nội mô mạch máu, trực tiếp gây ly giải tế bào và làm gián đoạn sự phân bào tế bào.
Các loại virus như virus Rubella, virus cytomegalo và virus herpes lây nhiễm cho thai nhi từ mẹ qua nhau thai. Trong đó, trẻ sơ sinh nhiễm virus Cytomegalo (thuộc nhóm Herpes) chiếm khoảng 0,2 – 1% trẻ sơ sinh toàn cầu. Trẻ sơ sinh cũng có thể nhiễm virus Cytomegalo do tiếp xúc với chất bài tiết cổ tử cung từ người mẹ đã nhiễm virus Cytomegalo. Trẻ sơ sinh nhiễm Cytomegalo lúc sinh hoặc sau sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non, có thể bị hội chứng giống như nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, gan lách to, viêm gan (có thể dẫn đến suy gan), xuất huyết giảm tiểu cầu và tăng lympho bào không điển hình.
Thai nhi nhiễm virus Rubella dẫn đến hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) khi chào đời như viêm phổi bẩm sinh, viêm não màng não, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, mất thính lực…
Nhiễm virus herpes simplex (HSV) ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh từ 1/3.000 đến 1/20.000 trẻ sinh.
Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis từ cơ thể người mẹ qua nhau thai, qua tĩnh mạch rốn vào gan thai nhi. Thai nhi cũng có thể bị nhiễm lao khi hít hoặc nuốt dịch ối có vi khuẩn lao.
Vi khuẩn Treponema Pallidum lây nhiễm cho thai nhi cũng qua đường nhau thai. Ngoài gây tình trạng viêm phổi bẩm sinh, giang mai không được điều trị trong thai kỳ còn tăng nguy cơ thai lưu và tử vong sơ sinh.
Nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes thường trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng nhiễm trùng khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi bẩm sinh và viêm màng não mủ.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi bẩm sinh thường có các dấu hiệu phổ biến là ho hoặc ho ra chất nhầy ướt hoặc đờm. Trẻ có thể có các dấu hiệu suy hô hấp hoặc có thể tiến triển thành sốc và tử vong nhanh chóng. Tình trạng hô hấp của trẻ sơ sinh xấu đi không rõ nguyên nhân, có sự tăng số lượng và thay đổi chất lượng dịch tiết ở đường hô hấp như trở nên đặc và màu nâu. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi bẩm sinh cũng có thể bị ốm nặng, giảm bạch cầu trung tính, mất ổn định nhiệt độ cơ thể.
Một số triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi bẩm sinh:
Các biến chứng của viêm phổi bẩm sinh phụ thuộc vào loại mầm bệnh xâm nhập. Nếu mầm bệnh tấn công vào các mô phổi, tổn thương phổi sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, tràn khí màng phổi. Trong khi đó, nếu tác nhân xâm nhập là nấm, trẻ có nguy cơ cao tử vong. Nếu viêm phổi do virus, trẻ có nguy cơ gặp các di chứng như dị tật, nhiễm trùng mãn tính và khuyết tật trí tuệ.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi bẩm sinh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm sau:
Viêm phổi bẩm sinh có thể được chẩn đoán khi khám lâm sàng và xét nghiệm nhiễm trùng huyết. Điều trị ban đầu thông thường là hỗ trợ hô hấp, kháng sinh và điều trị bổ trợ thông đường thở, vật lý trị liệu, dinh dưỡng,..
Các chẩn đoán hình ảnh gồm chụp X-quang phổi, đo nồng độ oxy trong máu, cấy máu, nhuộm gram âm và cấy khuẩn từ dịch hút khí quản. Những dấu vết nhiễm trùng có thể được nhìn thấy trên phim chụp X-quang phổi nhưng sẽ khó khăn hơn nếu trẻ sơ sinh bị tình trạng loạn sản phế quản phổi nặng. Tình trạng loạn sản phế quản phổi nặng xảy ra ở trẻ sơ sinh cần thở máy hoặc hỗ trợ oxy kéo dài, làm phá vỡ sự phát triển bình thường của phổi.
Ngoài ra, xét nghiệm mẫu cấy dịch nội khí quản có thể phát hiện loại vi khuẩn gây viêm phổi. Vì viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh có thể lan rộng, cần phải đánh giá đầy đủ về nhiễm khuẩn huyết, bao gồm chọc dịch não tủy đánh giá viêm màng não mủ kèm theo. Tuy nhiên, tỷ lệ cấy máu dương tính chỉ từ 2% đến 5% số ca viêm phổi.
Người mẹ cũng có thể phải là xét nghiệm để xác định mầm bệnh vì trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ.
Các đặc điểm trước sinh có thể tăng nguy cơ khiến trẻ sơ sinh mắc viêm phổi bẩm sinh. Những nguy cơ cao này gồm:
Việc phòng ngừa viêm phổi sơ sinh là rất cần thiết để giảm tỷ lệ tử vong. Miễn dịch chủ động bằng vắc xin không phải lúc nào cũng có thể được thực hiện ở trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch sơ sinh còn rất non nớt cũng như cần thời gian vài tuần để phát triển miễn dịch bảo vệ. Do đó, cần phòng ngừa viêm phổi bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bằng cách tiêm vắc xin cho trẻ lớn hơn phòng ngừa các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae (Hib).
Tiêm chủng cho bà mẹ để kháng thể từ mẹ truyền qua nhau thai là cách hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh truyền nhiễm phổ biến. Trong đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi và các biến chứng như phế cầu, cúm và bạch hầu – ho gà – uốn ván, sởi – quai bị – rubella, thủy đậu… trước thai kỳ là cách hiệu quả để bảo phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, tránh viêm phổi và nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng nhiều nhất là vào lúc chuyển mùa hoặc thời tiết lạnh. Sức đề kháng của trẻ yếu đi, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào mũi họng, xuống phổi tấn công gây viêm phổi.
Một số lưu ý khác để phòng ngừa viêm phổi cho trẻ:
Việc điều trị thành công phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, vào khả năng nhận biết sớm tình trạng nhiễm trùng để kịp điều trị trước khi xuất hiện những tổn thương không thể hồi phục. Tuy nhiên, ở những nơi hạn chế về nguồn lực, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời thường không thực hiện được, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Do đó, viêm phổi bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ tử vong nếu không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời. Tiêm vắc xin phòng các bệnh viêm phổi đầy đủ cho người mẹ trước khi mang thai được xem là cách phòng ngừa hiệu quả tình trạng viêm phổi bẩm sinh.
Trẻ viêm phổi nặng phải nhập viện điều trị thời gian dài, nguy cơ cao phải chịu nhiều biến chứng di chứng, thậm chí tử vong. Vì...
Xem ThêmViêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? Biến chứng viêm phổi ở trẻ em? Dấu hiệu nhận biết viêm phổi nặng ở trẻ em? Cách...
Xem ThêmBiến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể dẫn đến hàng loạt di chứng lâu...
Xem ThêmBiến chứng viêm phổi vô cùng nguy hiểm, có thể kể đến như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, thậm chí có thể gây tổn thương...
Xem ThêmViêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền. Trong bối...
Xem ThêmChăm sóc bệnh nhân viêm phổi cùng với điều trị đúng cách là phương pháp giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khoẻ, cải thiện thể...
Xem Thêm