Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Viêm phổi khi mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, mẹ bầu phải thở máy, chạy EMCO, dùng kháng sinh liều cao,… thai nhi có nguy cơ sinh non, lây nhiễm, thậm chí gây sảy thai.
Viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm do một nguyên nhân bất kỳ gây ra. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hay một vài vùng, nguy hiểm nhất là hiện tượng viêm toàn bộ lá phổi.
Ai cũng có thể bị viêm phổi, bệnh không phân biệt giới tính và lứa tuổi, đặc biệt dễ mắc ở những đối tượng có nguy cơ cao như: trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính,… Hầu hết, chỉ sau một vài ngày khi nhiễm bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh dần gặp tình trạng thiếu oxy, khó thở, suy hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân tình trạng này là do phổi bị tổn thương, các túi khí bị tắc, dẫn đến quá trình trao đổi khí kém hiệu quả hơn so với bình thường.
Trong đa số các trường hợp, viêm phổi thường xuất hiện ở dạng cấp tính. Đối với các trường hợp viêm phổi kéo dài trong suốt 6 tuần không dứt sẽ được chẩn đoán mắc viêm phổi mãn tính. Phương pháp điều trị viêm phổi mãn tính sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Do vậy, khi có triệu chứng đặc trưng của viêm phổi, người bệnh nên đi khám và tích cực điều trị, tránh những biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng.
Viêm phổi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo nguyên nhân nhưng nhìn chung hiện nay viêm phổi khi mang thai chủ yếu được phân loại thành 3 nguyên nhân chính:
Vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi cộng đồng ở người lớn. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây qua đường hô hấp (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt bắn chứa vi khuẩn khi ho, hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người có các bệnh lý nền mạn tính, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ cao mắc viêm phổi do vi khuẩn hơn người bình thường.
Một số vi khuẩn gây viêm phổi gồm: Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae (1)), Legionella pneumophila (2), Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae,…
Hiện nay, viêm phổi do virus nguy hiểm nhất là virus SARS-CoV-2. Sau hơn 2 năm Covid-19 tấn công toàn cầu, đại dịch lây nhiễm cho gần 350 triệu người, trong đó phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ không nhỏ. Ngoài ra, viêm phổi có thể do nhiều loại virus khác gây cảm lạnh, cúm.
Virus là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây nên viêm phổi, sau vi khuẩn. Các loại virus có thể gây viêm phổi như: Virus hợp bào hô hấp (RSV), virus Rhinovirus hoặc Enterovirus gây cảm lạnh, virus influenza gây cúm và virus SARS-CoV-2 (virus gây dịch Covid-19),..
Nấm cũng là một trong những tác nhân phổ biến gây viêm phổi. Loại viêm phổi này do người bệnh hít phải các bào tử của nấm, thường gặp ở người có hệ miễn dịch suy yếu, người mắc bệnh mãn tính. Viêm phổi do nấm phát triển rất nhanh, các bào tử nấm khi hít phải bám vào phổi. Người thường xuyên tiếp xúc khói thuốc lá, sinh sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm cao, bụi bẩn, ẩm mốc,… rất dễ mắc bệnh. Các loại nấm gây viêm phổi thường gặp: Pneumocystis (PCP), Coccidioidomycosis, Cryptococcus.
Mang thai khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn, bởi vì mẹ bầu phải nuôi bào thai và nhu cầu oxy cũng cao hơn người bình thường. Phụ nữ mang thai có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù (3), phù niêm mạc đường hô hấp trên nên khi bị viêm phổi thì nguy cơ trở nặng cao.
Phụ nữ mang thai bị viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là viêm phổi do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất, bệnh viện, cộng đồng,… Các mầm bệnh được lan truyền nhiều nhất qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) và lây qua việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người khỏe mạnh mang mầm bệnh trong người.
Tại Việt Nam, viêm phổi ở phụ nữ mang thai là một trong những bệnh lý được giới Sản – Phụ khoa đặc biệt quan tâm và trở thành nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ trong những tháng thai kỳ.
Đối với mẹ bầu, sức đề kháng suy giảm, phản ứng của cơ thể với tình trạng viêm phổi cũng ít biểu hiện nên họ có thể có ít triệu chứng hơn và nhẹ hơn. Nhiệt độ cơ thể của thai phụ có thể thấp hơn bình thường và đôi khi có những thay đổi đột ngột về nhận thức, tinh thần.
Các triệu chứng của viêm phổi khi mang thai có thể thay đổi từ mức độ nhẹ đến nặng và thường bao gồm:
Viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, tử vong trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu nghi ngờ có các triệu chứng của viêm phổi, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể hoặc liên hệ đường dây nóng để được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nếu phát hiện các triệu chứng nêu trên, điều quan trọng là thai phụ cần giữ tâm lý bình tĩnh, không hoảng loạn bởi nhiều bệnh cũng gây ra các triệu chứng tương tự như Covid-19, viêm mũi họng, cúm mùa
BS.CKI Bạch Thị Chính cảnh báo: Thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Do đó, thai phụ dễ mắc viêm phổi. Bệnh viêm phổi trong thai kỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Tình trạng bệnh diễn tiến nặng làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, sinh non, có thể gây sẩy thai. Đặc biệt, người bình thường mắc viêm phổi nhẹ có thể điều trị tại nhà, và bệnh có thể khỏi trong khoảng từ 2-3 tuần. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, nếu mắc viêm phổi, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần, tốn kém trong điều trị.
Mẹ bầu khỏe mạnh khi mắc viêm phổi sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, thai lưu… Thường xảy ra ở giai đoạn sớm trong những tuần đầu hoặc ba tháng đầu thai kỳ.
Trong quá trình điều trị, tùy thuộc vào tuổi thai và tình trạng sức khỏe của thai phụ, các bác sĩ sản khoa sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa nội, hồi sức,… để có hướng điều trị thích hợp.
Mẹ bầu mắc các bệnh lý như huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, tim mạch, bệnh mạn tính ở phổi… mới xuất hiện trong thai kỳ hoặc có sẵn trước đó, nếu bị viêm phổi sẽ làm tăng nguy cơ nhập viện, bệnh chuyển nặng, sẽ tăng nguy cơ sanh non, thai chết lưu… Tùy thuộc vào tình trạng hô hấp và các chức năng sống của mẹ và tuổi thai, bác sĩ sẽ cân nhắc có chấm dứt thai kỳ trước ngày dự sinh hay không.
Các triệu chứng của viêm phổi thường rất giống với biểu hiện của cảm lạnh hay cúm mùa nên đôi khi khó chẩn đoán. Vì vậy, để chẩn đoán viêm phổi khi mang thai và xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá về triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và thực hiện một số xét nghiệm cho mẹ bầu.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, bao gồm cả việc nghe phổi bằng ống nghe để kiểm tra xem có bọt khí bất thường hoặc âm thanh bất thường gợi ý bệnh viêm phổi hay không.
Nếu bác sĩ nghi ngờ dấu hiệu viêm phổi khi mẹ bầu có thể sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán xác định và tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm trùng, bao gồm:
Hầu hết người bệnh viêm phổi đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, trong một số trường hợp chẩn đoán muộn, điều trị không đúng cách hoặc do cơ thể quá suy kiệt, viêm phổi có thể tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh, bao gồm:
Nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, mẹ bầu cần tìm hiểu và thực hiện các biện pháp điều trị viêm phổi đúng cách, không để lây sang người khác và loại trừ mầm bệnh nhanh chóng như:
Trên đây là những biện pháp đơn giản, hiệu quả có thể giúp mẹ bầu điều trị tạm thời chứ không thể diệt được mầm virus gây bệnh triệt để. Đồng thời, mẹ bầu phải luôn nhớ là chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ tránh nguy hại đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng sẽ giúp bà bầu bị viêm phổi tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh và nhanh khỏi bệnh hơn. Do đó, khi bị viêm phổi, mẹ bầu cần lưu ý một số điều về chế độ ăn dưới đây:
Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lý này bằng cách tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai và duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh.
BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo: “Khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc,… phụ nữ cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai khỏe mạnh. Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì tiêm ngừa đầy đủ các mũi vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò là lá chắn bảo vệ mẹ bầu và bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, điển hình là viêm phổi. Đặc biệt, tiêm vắc xin phòng viêm phổi cho phụ nữ có thai sẽ sinh kháng thể qua nhau thai để bảo vệ em bé những tháng đầu sau khi sinh.”
Phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm các loại vắc xin phòng viêm phổi bao gồm:
– Vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu),… do phế cầu khuẩn. Vắc xin Prevenar-13 có tính an toàn cao, cho hiệu quả bảo vệ lâu dài, đã được đưa vào sử dụng trên 100 quốc gia trên thế giới. Với phụ nữ chuẩn bị mang thai, chỉ cần một mũi tiêm có thể bảo vệ trọn đời.
– Vắc xin cúm mùa phòng ngừa biến chứng viêm phổi bởi cúm: Vắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp), vắc xin cúm Tứ giá Influvac Tetra (Hà Lan), vắc xin cúm Tứ giá GC FLU Quadrivalent (Hàn Quốc), Ivacflu-S (Việt Nam). Người lớn chỉ cần tiêm 1 liều và tiêm nhắc hàng năm. Đặc biệt, vắc xin cúm đã được chứng minh mang lại hiệu quả phòng bệnh cộng hưởng, giúp giảm tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng, nhập viện và ít chăm sóc khẩn cấp (ICU) do Covid-19. Mẹ bầu có nguy cơ cao có thể tiêm cúm ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
– Vắc xin Boostrix (Bỉ)/Adacel (Canada) phòng Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván giúp bảo vệ đường hô hấp do vi khuẩn Ho gà, Bạch hầu. Người lớn chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin sẽ có đáp ứng kháng thể cao. Sau đó cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần để duy trì miễn dịch.
– Vắc xin VA-Mengoc-BC (Cuba) phòng viêm phổi do não mô cầu khuẩn tuýp B,C và vắc xin Menactra (Mỹ) phòng viêm phổi do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135. Đối với vắc xin VA-Mengoc-BC (Cuba), người lớn dưới 45 tuổi cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin với khoảng cách là 6-8 tuần để tạo miễn dịch chủ động. Đối với vắc xin Menactra (Mỹ), người lớn dưới 55 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.
Bên cạnh việc tiêm chủng đầy đủ, phụ nữ cần xây dựng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa viêm phổi cũng như nhiều bệnh lý khác, bao gồm:
Là hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn quy mô nhất cả nước, VNVC luôn có sẵn tất cả những vắc xin cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị trước và trong quá trình mang thai. Mẹ bầu sẽ không còn lo lắng về tình trạng thiếu/ hết vắc xin, không phải mệt mỏi chờ đợi xếp hàng bởi cơ sở hạ tầng bao gồm khu vực đăng ký tiêm của VNVC luôn thoáng mát, tiện nghi. Đội ngũ nhân viên chăm sóc tận tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ mẹ bầu trong mọi trường hợp.
Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào là địa chỉ vàng tiêm chủng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. VNVC có đầy đủ các loại vắc xin phòng những căn bệnh nguy hiểm cho Trẻ em và Người lớn, trong đó có vắc xin viêm phổi.
Tại VNVC, quý khách sẽ được khám sàng lọc đầy đủ để đánh giá tình trạng sức khỏe, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ tiêm chủng phù hợp. Quý khách có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn vụ tiêm chủng tại VNVC vì đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng; cơ sở vật chất sang trọng, hiện đại và có nhiều tiện ích miễn phí.
Đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho mọi đối tượng, VNVC xây dựng nhiều Gói vắc xin phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau như gói vắc xin cho trẻ em, gói vắc xin cho trẻ tiền học đường, gói vắc xin cho tuổi vị thành niên và thanh niên, gói vắc xin cho người trưởng thành, gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai; đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết về việc tiêm chủng của khách hàng.
Để đăng ký tiêm vắc xin phòng viêm phổi của phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc các loại vắc xin quan trọng khác, quý khách có thể gọi hotline 028.7102.6595, inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Ai cũng có thể mắc viêm phổi khi mang thai, khi bệnh diễn tiến nặng có thể gây tổn thương và hình thành những bất thường ở thai nhi. Do vậy, việc tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng viêm phổi là vấn đề ưu tiên bức thiết để bảo vệ sinh mạng mẹ và bé.
Bị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng...
Xem ThêmTiêm uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm quan trọng, không thể thiếu để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ lẫn thai...
Xem ThêmMang thai và sinh con là niềm vui to lớn của người làm mẹ. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của thai kỳ không ít bà bầu...
Xem ThêmKhi mang thai lần 3, ít nhiều người phụ nữ cũng đã có kinh nghiệm trong việc tiêm phòng từ những đợt mang thai trước. Tuy nhiên,...
Xem ThêmTiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng,...
Xem ThêmBên cạnh chú trọng thực đơn dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tiêm phòng vắc xin cho bà bầu giữ vai trò đặc...
Xem Thêm