Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Suy hô hấp cấp là tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng của người mắc. Trung bình mỗi năm tại Hoa Kỳ, suy hô hấp cấp là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 40% trong 200 ngàn bệnh nhân. Tiêm ngay các loại vắc xin Hô hấp là cách đơn giản, hiệu quả nhất để ngăn chặn nguy cơ tiến triển suy hô hấp.
Hội chứng suy hô hấp cấp là hội chứng lâm sàng với biểu hiện nặng và khởi phát nhanh. Tình trạng này xảy ra khi quá trình trao đổi O2 và CO2 trong phổi bị gián đoạn, dẫn đến sự thiếu hụt O2 lên tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Hậu quả là, người bị suy hô hấp cấp khó thở, xanh tím, vã mồ hôi. Nếu không được cứu chữa kịp thời, suy hô hấp cấp có thể dẫn đến tử vong.
Viêm phổi là hội chứng lâm sàng với biểu hiện nặng và khởi phát nhanh
Tỷ lệ mắc mới suy hô hấp cấp hàng năm tại Hoa Kỳ là hơn 140.000 trường hợp, tỷ lệ tử vong do suy hô hấp cấp hàng năm là khoảng 40% trong 200 ngàn trường hợp nặng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tử vong do suy hô hấp cấp đã được cải thiện đáng kể nhờ vào những tiến bộ trong công tác chăm sóc bệnh nhân nặng.
Triệu chứng ban đầu khi mắc hội chứng suy hô hấp cấp là khó thở hoặc thở nhanh. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển trầm trọng và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có những triệu chứng suy hô hấp cấp khác nhau:
Nguyên nhân gây bệnh do thiếu O2, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:
Khó thở, mệt mỏi là triệu chứng ban đầu thường gặp của suy hô hấp
Nguyên nhân gây bệnh do nồng độ CO2 trong máu tăng cao, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:
Trong một số trường hợp suy hô hấp cấp, người bệnh có thể gặp những triệu chứng do thiếu O2 và CO2 trong cùng một thời điểm.
Suy hô hấp cấp được phân ra làm 4 loại:
Là tình trạng suy hô hấp thiếu Oxy, xảy ra do rối loạn trao đổi khí ở phổi. Người bị suy hô hấp cấp loại 1 có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sưng phù hoặc tổn thương phổi. Đặc điểm của tình trạng suy hô hấp cấp loại 1 là nồng độ Oxy trong máu thấp.
Phổi của người bị suy hô hấp cấp loại 2 không thải loại đủ CO2. Nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp cấp loại 2 có thể do dùng thuốc quá liều, hoặc tổn thương phổi do hút thuốc tiến triển thành phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Suy hô hấp cấp loại 3 thường gặp ở bệnh nhân có các đường dẫn khí nhỏ trong phổi bị đóng lại sau phẫu thuật, với số lượng lớn hơn bình thường. Ngoài ra, người bị chấn thương phổi hoặc phẫu thuật dạ dày cũng có nguy cơ mắc suy hô hấp loại 3.
Xảy ra khi mắc bệnh nghiêm trọng hoặc chấn thương mất nhiều máu. Suy hô hấp loại 4 là khi cơ thể không thể tự cung cấp đầy đủ O2 và duy trì huyết áp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp có thể được chia làm: nguyên nhân tại phổi và nguyên nhân ngoài phổi.
Suy hô hấp cấp chỉ xảy ra khi nhiễm trùng phổi lan rộng ra nhiều thùy, viêm phổi nặng với nguyên nhân thường gặp nhất, viêm phổi do vi khuẩn (ví dụ như: phế cầu, liên cầu,Influenzae…) hoặc viêm phổi do virus (ví dụ: cúm A H5N1, H1N1, H7N9, SARS…), lao kê, virus ác tính.
Hen phế quản nặng là bệnh thường gặp do cơ địa, hoặc do không được điều trị kịp thời, đúng cách khiến bệnh trở nặng.
Tắc nghẽn phế quản cấp là căn bệnh hiếm gặp do dị vật, do u, xẹp phổi cấp hoặc có thể do đặt nội khí quản.
Nhiễm trùng phế quản-phổi, tắc nghẽn động mạch phổi, tràn khí màng phổi là những yếu tố thuận lợi.
Tắc nghẽn thanh – khí quản thường do u thanh quản, thực quản, bướu giáp chìm, viêm thanh quản, hoặc do dị vật.
Thông thường, tràn dịch màng phổi ít khi dẫn đến suy hô hấp cấp nếu chỉ tràn ít dịch. Tràn dịch màng phổi chỉ gây suy hô hấp khi tràn dịch cấp, lượng dịch tăng nhanh.
Thường do lao phổi, vỡ áp xe phổi đi kèm tràn mủ màng phổi, hoặc do tự phát không rõ nguyên nhân.
Chấn thương ở vị trí lồng ngực, gây gãy xương sườn làm tổn thương màng phổi và phổi.
Do viêm sừng trước tủy sống, uốn ván, rắn cắn, ngộ độc thuốc trừ sâu, viêm đa cơ, hoặc do bệnh nhược cơ nặng.
Do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, ngộ độc thuốc hoặc do những nguyên nhân gây tổn thương trung tâm hô hấp.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy hô hấp cấp như:
Hội chứng suy hô hấp cấp phát triển qua 4 giai đoạn, theo như thông tin bảng sau:
Triệu chứng | Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2 | Giai đoạn 3 | Giai đoạn 4 |
Khó thở | Khó thở khi gắng sức, lồng ngực di động được khi người bệnh nằm | Khó thở liên tục, lồng ngực di động khó khăn | Khó thở liên tục, cơ hô hấp còn hoạt động mạnh nhưng lồng ngực không di động | Khó thở liên tục, rối loạn hô hấp, các cơ hô hấp hoạt động yếu |
Tần số thở lần/phút | 25-30 khi gắng sức | 25-30 | 30-40 | >40 <10 |
Tím | Khi gắng sức | Môi, đầu chi | Mặt, mô, đầu chi | Toàn thân |
Mạch lần/ phút | 90 – 100 | 100 – 110 | 110 – 120 | >120 |
Huyết áp | Bình thường | Bình thường | Cao | Cao hay hạ |
Rối loạn ý thức | Không | Không | Vật vã | Lơ mơ, hôn mê |
Nếu bệnh nhân suy hô hấp cấp được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể lui hoàn toàn. Ngược lại, bệnh có thể tiến triển nặng dần khiến bệnh nhân hôn mê và tử vong. Trong quá trình bệnh suy hô hấp cấp tiến triển có thể gây bội nhiễm phổi hay bội nhiễm ở đường tiểu, thường gặp ở những bệnh nhân đặt nội khí quản hoặc thông tiểu.
Để chẩn đoán suy hô hấp cấp, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi thăm tình trạng bệnh sử của bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh lý về hô hấp. Dựa vào những triệu chứng bất thường ban đầu để cảnh báo nguy cơ hô hấp có thể xảy ra.
Các bước thăm khám, chẩn đoán sơ bộ bệnh suy hô hấp cấp:
Sau các bước thăm khám sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác nhất:
Phương pháp điều trị suy hô hấp cấp thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, đối với trường hợp suy hô hấp cấp do vẹo cột sống, các bác sĩ điều trị có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật cột sống để cải thiện chức năng phổi.
Thông thường, bệnh nhân suy hô hấp cấp thường được chỉ định chèn ống dẫn khí qua khí quản để tăng cường lượng O2 và áp lực, hỗ trợ phổi hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, một số phương pháp khác hỗ trợ điều trị suy hô hấp như:
Thuốc an thần có thể hỗ trợ cho việc thở bằng máy thở dễ dàng hơn. Bởi vì suy hô hấp cấp tính là một tình trạng nghiêm trọng, vì vậy tiến triển bệnh có thể trở nặng và các phương pháp điều trị có thể mất thời gian.
Tuy không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp cấp, nhưng để phòng ngừa viêm phổi và một số căn bệnh liên quan đến đường thở khác, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau:
Hiện nay, VNVC đang có đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm phổi, cúm mùa, bạch hầu – ho gà – uốn ván có thể giúp phòng ngừa biến chứng suy hô hấp cho trẻ em và người lớn như sau:
2 loại vắc xin phòng viêm phổi do não mô cầu: VA-Mengoc-BC (Cu Ba), Menactra (Mỹ).
5 loại vắc xin phòng viêm phổi do Hib: Infanrix Hexa (Bỉ), Hexaxim (Pháp), Pentaxim (Pháp), Tetraxim (Pháp), Quimi-Hib (Cu Ba).
(*) Tình trạng của những loại vắc xin có thể thay đổi theo từng thời điểm. Khách hàng có thể liên hệ Hotline 028 7102 6595 của VNVC để kiểm tra tình trạng vắc xin và đặt lịch tiêm.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC với hàng trăm Trung tâm VNVC trên toàn quốc hiện đang có đầy đủ các loại vắc xin nêu trên với số lượng luôn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Với chất lượng vượt trội, nguồn gốc vắc xin được đảm bảo nhờ vào việc nhập khẩu từ các hãng uy tín trong và ngoài nước, VNVC luôn là địa chỉ vàng tiêm chủng được nhiều người dân tin tưởng và lựa chọn. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng vắc xin, VNVC còn có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với công việc, chắc chắn sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng nhất. Để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, biến việc đi tiêm trở nên thoải mái hơn bao giờ hết, VNVC còn cung cấp nhiều tiện ích miễn phí khác kèm theo như: phòng thay bỉm/ tã, phòng cho bé bú, khám sàng lọc miễn phí trước tiêm, wifi, nước sạch, sạc điện thoại, khu vui chơi màu sắc vui nhộn cho bé yêu.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, bạn có thể đăng ký tại đây hoặc gọi vào hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
Suy hô hấp cấp là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, người dân cần hết sức lưu ý những triệu chứng ban đầu của bệnh và cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Song song đó, cần giữ thói quen sống lành mạnh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin hô hấp để hạn chế tối đa nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp.
Viêm gan B là căn bệnh “nhiễm trùng thầm lặng” gây ra gánh nặng vô cùng lớn trên toàn cầu. Ước tính hiện nay có đến 300...
Xem ThêmBệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmĐột tử ở trẻ sơ sinh là hội chứng gây ra cái chết đột ngột ở trẻ sơ sinh. Đây là chẩn đoán được xác định khi...
Xem ThêmNgừng thở là hội chứng xảy ra ở gần như 100% trẻ sinh non trước 30 tuần thai và ít phổ biến hơn ở trẻ sinh non...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm