Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ban da là tình trạng xuất hiện những đốm có màu sắc bất thường trên da, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân ban da góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh và tăng khả năng phục hồi của bệnh nhân.
Ban da có thể xuất hiện đột ngột, ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: mặt, cổ, lưng, ngực,… Tùy vào nguyên nhân phát ban khác nhau, mà những nốt ban có hình dạng, vị trí và tính chất khác nhau như khô, sần sùi, trơn láng, nứt hoặc phồng rộp. Ban da thường gây đau, ngứa, hoặc thậm chí thay đổi màu sắc trong trường hợp nghiêm trọng. Tình trạng ban da có thể tồn tại vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Vì do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nên người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Ban da có thể xuất hiện đột ngột, ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ban da, như: do dị ứng, dùng thuốc, nhiễm khuẩn, do bệnh tự miễn như lupus và một số nguyên nhân khác hoặc không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng thường gặp của phát ban da là:
Một số nguyên nhân, triệu chứng thường gặp phổ biến cụ thể như sau:
Viêm da tiếp xúc là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến ban da. Đây là biểu hiện phản ứng của da khi tiếp xúc với một tác nhân có khả năng gây dị ứng hoặc kích ứng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng có thể xảy ra khi các tác nhân vật lý hoặc hóa chất phá hủy “hàng rào bảo vệ” bề mặt da. Từ đó, các hóa chất có thể xâm nhập vào sâu trong da dễ dàng hơn, tạo nên những thương tổn cho da. Nổi ban hình thành khi tương tác với Histamine, khi đó, huyết tương rò rỉ ra khỏi các mạch máu nhỏ trên da. Histamine là một hóa chất được giải phóng từ các tế bào chuyên biệt dọc theo mạch máu của da.Bất cứ chất nào trong đời sống hàng ngày đều có khả năng kích ứng, đặc biệt là các chất có nồng độ cao như: các chất tẩy rửa, kiềm, axit, các loại dung môi,…
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng phụ thuộc vào các yếu tố như:
Nước hoa, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm,…
là những dị nguyên phổ biến có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi da tiếp xúc với dị nguyên. Đối với một số người, các dị nguyên này dường như vô hại; nhưng đối với một số khác những dị nguyên này có thể gây dị ứng, thương tổn da với các biểu hiện như đỏ, ngứa, phù nề, có thể có mụn nước hoặc không. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra sau vài giờ khi tiếp xúc với các dị nguyên phổ biến như: nước hoa, chất nhuộm tóc, chất khử mùi, mỹ phẩm, cao su,…
Đầu tiên, bạn cần phân biệt dị ứng thuốc và tác dụng phụ khi dùng thuốc. Tác dụng phụ khi dùng thuốc là tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra, có thể xảy ra ở bất kỳ người bệnh nào. Còn dị ứng thuốc (hay mẫn cảm với thuốc) chỉ xảy ra với một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt. Nguyên nhân của tình trạng dị ứng thuốc là do phản ứng miễn dịch của cơ thể phản ứng với thuốc sử dụng và chống lại nó.
Dị ứng thuốc có thể xảy ra ở một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt
Tình trạng dị ứng thuốc nghiêm trọng được gọi là dị ứng thuốc “tức thời”, vì nó diễn ra nhanh chỉ sau một vài giờ sau khi dùng thuốc. Các triệu chứng khi bị dị ứng thuốc “tức thời ” bao gồm: phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng tay, chân hoặc cổ họng, buồn nôn, nôn, choáng váng. Dị ứng thuốc “tức thời” có thể trở nên nghiêm trọng hơn, nếu người bệnh tiếp tục dùng thuốc.
Một dạng dị ứng thuốc khác phổ biến hơn, được gọi là dị ứng “chậm”, thường gây phát ban lan rộng sau vài ngày dùng thuốc. Dạng dị ứng thuốc này thường không gây ra những ảnh hưởng khác ngoài da và không trở nên nghiêm trọng hơn.
Ban da do nhiễm khuẩn là tình trạng phát ban ngoài da do Parvovirus B19. Đây là căn bệnh lành tính, thường gặp vào mùa xuân, hè, tại các vùng có khí hậu nóng. Người bệnh bị ban da nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt nhẹ hoặc đau đầu trong những ngày đầu tiên, sau đó xuất hiện những nốt ban đỏ dạng lưới ở vị trí chi, thân mình. Ban da nhiễm khuẩn có thể mất đi sau vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp kéo dài lên đến vài tuần.
Tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công lại chính các mô trong cơ thể. Một số bệnh lý tự miễn có thể gây ra tình trạng phát ban ở da, điển hình như lupus. Lupus ban đỏ được chia làm hai dạng chính là lupus ban đỏ dạng dĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Lupus ban đỏ là căn bệnh nguy hiểm, có diễn biến phức tạp và lại rất khó chẩn đoán do dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh lupus là: phát ban ở mặt với hình dạng cánh bướm ở vị trí mũi và má; sốt kéo dài; da phát ban khi đi ngoài trời; đau khớp ở các vị trí như bàn tay, cổ tay, mắt cá chân…
Phát ban do Lupus ban đỏ
Viêm da do ký sinh trùng demodex thường bị nhầm lẫn là bệnh da liễu. Thông thường, bệnh nhân phát hiện viêm da do ký sinh trùng demodex sau một thời gian dài điều trị da liễu không tiến triển. Demodex là một loại ký sinh trùng có thể gặp ở trên da người bình thường khoẻ mạnh. Khi demodex tăng lên về số lượng có thể gây các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. Phát hiện sớm viêm da do ký sinh trùng demodex giúp tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Khi nhiễm demodex, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, viêm lỗ chân lông, có thể gây rụng lông mày, lông mi, rụng tóc, giãn mạch; viêm bờ mi; ngứa ngáy khó chịu (cảm giác kiến bò), rát vùng tổn thương; nhiễm trùng để lại sẹo.
Đối với trường hợp phát ban da do viêm da tiếp xúc, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những người làm việc trong môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như kiềm, xút (bazơ), thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy,… Ngoài ra, những người sống trong môi trường sống ô nhiễm, không khí có nhiều bụi mịn, độc tố cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh ngoài da. Ngoài ra, đối với những người có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ phát ban da. Vệ sinh cá nhân kém cũng là một yếu tố tăng nguy cơ.
Hiện nay, số bệnh nhân phát ban do dị ứng ngày càng tăng lên. Đặc biệt là một số trường hợp dị ứng thức ăn và thuốc nếu không được chẩn đoán, xác định sớm nguyên nhân gây nên có thể dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong trong một số trường hợp. Phần lớn ban da có thể chẩn đoán dựa vào hình thái lớp da bên ngoài. Dựa trên hình dạng, mật độ, màu sắc, kích cỡ, cảm giác đau và phân bố của ban trên cơ thể, các bác sĩ da liễu có thể xác định loại ban.
Một số xét nghiệm xác định dị nguyên thường được bác sĩ chỉ định để tăng hiệu quả điều trị như: xét nghiệm lẩy da, áp da, huyết thanh.
Là phương pháp được thực hiện bằng cách đưa một loại dị nguyên nghi ngờ vào lớp thượng bì, nhằm xác định tình trạng quá mẫn với loại dị nguyên đó. Nếu người thực hiện xét nghiệm lẩy da có sản xuất kháng thể IgE kháng lại dị nguyên, trên da sẽ xuất hiện nốt sần trên. Kích thước nốt sần sẽ được đo và xác định mức độ dương tính.
Phương pháp xét nghiệm lẩy da
Các dị nguyên thường gặp như:
Là phương pháp được thực hiện bằng cách đặt một loại dị nguyên trên bề mặt da ít nhất là 48 giờ, để xác định tình trạng quá mẫn muộn đối với loại dị nguyên đó. Cụ thể, dị nguyên sẽ được đặt vào trong các đĩa test và dán lên da. Sau 48 giờ, đĩa test được lấy đi. Lần trả kết quả đầu tiên là sau 20 phút kể từ khi đĩa test được lấy đi, những lần đọc kết quả tiếp theo có thể rơi vào khoảng thời gian 3-7 ngày sau đó, tùy vào bác sĩ điều trị chỉ định.
Ý nghĩa của xét nghiệm áp da:
Là phương pháp xét nghiệm thường được chỉ định đối với trường hợp phát ban kéo dài trên 6 tuần mà không tìm được nguyên nhân. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm huyết thanh vào da của chính người thực hiện xét nghiệm. Mục đích xét nghiệm huyết thanh nhằm xác định tình trạng phát ban mang tính chất tự phát.
Là phương pháp xét nghiệm được thực hiện bằng cách đưa một lượng thuốc được kiểm soát vào cơ thể bệnh nhân theo đường dùng tự nhiên.
Ý nghĩa phương pháp xét nghiệm thử thách thuốc:
Khi bị ban da, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để tăng tốc độ hồi phục và giảm bớt khó chịu cho bản thân như:
Không gãi hoặc chà sát khiến da bị tổn thương, giảm thiểu nguy cơ lây lan hoặc nhiễm trùng
Tuy phần lớn các trường hợp ban da không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng người bệnh cần chú ý tình trạng sức khỏe của bản thân và đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng sau: sốt cao, chóng mặt, đau đầu, đau cổ, nôn, tiêu chảy, khó thở hoặc có cảm giác như mắc nghẹn ở cổ, thay đổi màu sắc nhanh chóng trên da, sưng phù mặt và tứ chi. Tăng mức độ các cơn đau.
Để phòng tránh ban da hiệu quả, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
Hãy bổ sung các loại thực phẩm giải nhiệt như bí đao, củ cải, mướp đắng,… và các loại nước ép vào thực đơn hàng ngày của bản thân và gia đình. Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho bản thân. Ngoài ra, việc tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết được các chuyên gia khuyến cáo rất trọng yếu để nâng cao sức khỏe, giảm thiểu rủi ro bệnh tật.
Đồng hành cùng gia đình Việt trong sứ mệnh bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh tật và những hệ lụy mà bệnh mang lại, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC là nơi có nhiều loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm được các chuyên gia khuyến cáo tiêm phòng cho Trẻ em và Người lớn. Khi lựa chọn Hệ thống Tiêm chủng VNVC, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm vì:
Ngoài ra, VNVC còn áp dụng linh hoạt nhiều dịch vụ tiêm chủng như tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu,…, với nhiều Gói vắc xin cho trẻ em, trẻ tiền học đường, vị thành niên, người trưởng thành, phụ nữ chuẩn bị mang thai. Nhằm hướng đến sự thuận lợi nhất cho khách hàng khi sắp xếp lịch tiêm phòng, VNVC làm việc xuyên trưa không nghỉ tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
Để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc về tiêm phòng, cũng như đặt lịch tiêm, bạn có thể gọi đến số Hotline 028 7102 6595, hoặc đăng ký tại đây: https://vnvc.vn/dang-ky-tiem-chung/ và fanpage VNVC.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmKhoảng 13 triệu người Việt mang gen bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh. Người mắc bệnh Thalassemia sẽ phải truyền máu, thải sắt suốt đời. Đây...
Xem ThêmTiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trong quá trình điều trị, ngoài tuân...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm