Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Hội chứng rung lắc là một hình thức “bạo hành” nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, gây tổn thương não, thậm chí khiến trẻ tử vong. Vì vậy, những hiểu biết về hội chứng này sẽ giúp bậc phụ huynh có biện pháp đề phòng hiệu quả, giảm nguy cơ xảy ra với trẻ.
Trẻ bị hội chứng rung lắc nguy hiểm như thế nào? Cách chăm sóc và những lưu ý mà phụ huynh cần quan tâm khi trẻ mắc hội chứng là gì? Bài viết được sự tư vấn của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.
Hội chứng rung lắc (Shaken baby syndrome – SBS) là một chấn thương não nghiêm trọng, thường xảy ra khi bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rung lắc trẻ để giải tỏa sự cáu gắt hay thất vọng, thường bởi trẻ không ngừng khóc. Hội chứng này phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh đến 8 tháng, bởi đó là lúc trẻ có xu hướng khóc nhiều nhất. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia CDCP (Center for Disease Control and Prevention), mỗi năm ở Mỹ có khoảng 2.000 trẻ tử vong do hội chứng rung lắc. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong và tàn tật lâu dài ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này thường là do việc rung lắc quá mạnh nhằm dỗ cho trẻ bớt khóc, thói quen đưa võng, lắc nôi ru trẻ ngủ, hoặc những động tác đơn giản khi chơi đùa với trẻ như: bế xốc, tung cao trẻ, bồng trẻ đưa lên đưa xuống nhanh, ẵm trẻ đưa lên cao làm máy bay… Trẻ có thể gặp nguy hiểm dù chỉ với 5 giây lắc. Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ được so sánh tương tự như người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não do tai nạn giao thông.
Trong độ tuổi này, trọng lượng đầu trẻ chiếm khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm “trôi nổi” trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh và cơ cổ rất yếu ớt mỏng manh. Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và có thể bị va đập vào bên trong hộp sọ, làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não.
Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, giảm khả năng học tập. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.
Rung lắc là chấn thương đầu do lạm dụng thường gặp và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Trong đó, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hội chứng cho trẻ như:
Trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày, rất thường thấy nhiều bậc phụ huynh rung lắc trẻ và nghĩ rằng hành động này có thể làm dịu trẻ khóc hoặc ngủ dễ hơn. Tuy nhiên, kiểu chăm sóc sai lầm này có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Hội chứng này rất thường gặp và đặc biệt nguy hiểm ở trẻ. Tuy nhiên, lại rất khó để phát hiện vì những biểu hiện đa dạng và dễ nhầm lẫn trong những bệnh lý khác.
Thông thường rất khó nhận thấy rõ rệt dấu hiệu bên ngoài hoặc triệu chứng thực thể do hội chứng ở trẻ, bởi các biểu hiện rất dễ thay đổi do sự phù não lan tỏa thứ phát sau chấn thương. Chúng có thể xuất hiện ngay lập tức sau khi trẻ bị rung lắc và đạt đỉnh điểm sau 4-6 giờ. Những triệu chứng dưới đây có thể giúp nhận ra trẻ đang mắc tình trạng rung lắc:
Việc rung lắc ở trẻ, dù có hay không sự giảm tốc độ đột ngột của đầu do va vào bề mặt cứng, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau:
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, hội chứng sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Có rất nhiều trường hợp dẫn đến tổn thương thần kinh nặng nề hay thậm chí tử vong. Tử vong thường là hậu quả của tăng áp lực nội sọ không kiểm soát được thứ phát sau phù não, xuất huyết não hoặc xé rách mô não. Thậm chí, ngay cả những tổn thương nhẹ cũng có nguy cơ gây cho trẻ chậm phát triển. Một số khiếm khuyết có thể kể tới như:
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào các biện pháp thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm kiếm 3 tình trạng thường chỉ rõ hội chứng, đó là:
Tiếp đó, bác sĩ sẽ yêu cầu một loạt các xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương não giúp xác nhận chẩn đoán. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
Trước khi đưa ra kết luận, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Bởi có một số triệu chứng của Hội chứng rung lắc ở trẻ tương tự với các tình trạng bệnh lý khác, bao gồm các rối loạn chảy máu và di truyền nhất định như bệnh xương dễ gãy. Các xét nghiệm máu sẽ xác định có hay không các tình trạng khác có thể gây ra các biểu hiện ở trẻ.
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng rung lắc, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ ngừng thở sau khi bị lắc. Lúc này, phụ huynh cần chủ động thực hiện hô hấp nhân tạo để giữ nhịp thở cho trẻ.
Các chuyên gia của Hội chữ thập đỏ Mỹ (American Red Cross) khuyến cáo các bước để thực hiện hô hấp nhân tạo cho trẻ:
Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn trớ sau khi bị lắc. Để tránh bị sặc, hãy nhẹ nhàng lăn cho trẻ nằm nghiêng. Nếu có chấn thương tủy sống, phương pháp lăn sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương thêm. Điều quan trọng là không bế trẻ lên hoặc cho trẻ ăn và nước uống.
Hiện nay, chưa có thuốc để điều trị tình trạng rung lắc ở trẻ. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, có thể phải tiến hành phẫu thuật để xử lý tình trạng chảy máu trong não. Nếu vậy, sẽ cần phải đặt một ống thông hơi, hoặc một ống mỏng để giảm áp lực, giúp thoát máu và chất lỏng dư thừa. Đồng thời, có thể cần phải phẫu thuật mắt để loại bỏ máu trước khi có nguy cơ ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực.
Hội chứng rung lắc ở trẻ là tình trạng hoàn toàn có thể đề phòng được. Chăm sóc trẻ có thể là thử thách, đặc biệt là với những người lần đầu làm bố mẹ. Tuy nhiên, điều quan trọng phải ghi nhớ rằng không bao giờ được thực hiện việc rung lắc, ném hoặc đánh trẻ. Những mẹo sau có thể giúp ích cho phụ huynh trong việc phòng ngừa hành vi “ngược đãi” khi trẻ khóc:
Hội chứng rung lắc ở trẻ em tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Trên đây chính là những lời khuyên để phòng ngừa tình trạng rung lắc ở trẻ kịp thời và hiệu quả. Để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho trẻ, bạn có thể đến tư vấn sức khỏe tâm thần – vận động hoặc kiểm tra tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng hàng đầu. Nếu như bạn cần được tư vấn về tình trạng của trẻ cũng như tìm hiểu thêm những kiến thức cơ bản về các bệnh lý và vắc xin cho trẻ em và người lớn, mời bạn đặt hẹn trên website VNVC để được phục vụ.
Hotline: 028.7102.6595 (tư vấn và đặt lịch tiêm)
Website: https://vnvc.vn/
Fanpage: VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn
Hoặc đến trực tiếp hệ thống trung tâm VNVC trên toàn quốc
Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch. Mặc dù không có triệu chứng nặng nề nhưng người bệnh...
Xem ThêmTiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trong quá trình điều trị, ngoài tuân...
Xem ThêmBan da là tình trạng xuất hiện những đốm có màu sắc bất thường trên da, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chẩn...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm