Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh bạch hầu từng là cơn ác mộng trong lịch sử khi gây ra hàng loạt ca lây nhiễm và tử vong. Kể từ năm 1923, khi vắc xin bạch hầu ra đời, con người đã được bảo vệ hiệu quả trước loại vi khuẩn nguy hiểm này. Tuy nhiên nguy cơ gây bệnh và bùng phát thành dịch vẫn tiềm ẩn khi bạch hầu lây truyền bằng nhiều hình thức khác nhau. Vậy bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Làm sao để phòng tránh? Tìm hiểu đường truyền nhiễm và các triệu chứng bệnh bạch hầu giúp ta chủ động hơn trong việc đối phó và kiểm soát căn bệnh này.
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm B, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh. Trước đây, dịch bệnh bạch hầu lưu hành phổ biến ở hầu hết địa phương. Tuy nhiên, từ khi vắc xin phòng bệnh bạch hầu chính thức được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được kiểm soát và khống chế rõ rệt. Dù vậy, những năm gần đây bạch hầu bùng phát trở lại ở nhiều nơi, các ca mắc và tử vong được ghi nhận chủ yếu do không tiêm nhắc lại hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. |
Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do ngoại độc tố của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực kỳ mạnh, do đó bệnh bạch hầu được biết đến là một loại bệnh mang tính chất cấp tính đồng thời cũng mang tính chất cấp cứu.
Bệnh có khả năng lây lan dễ dàng từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp và tạo thành dịch nhanh chóng. Vi khuẩn bạch hầu khi xâm nhập vào đường hô hấp, cư trú ở niêm mạc họng, vòm họng, phát triển ở đường hô hấp trên và tiết ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố kích thích gây lở loét tại chỗ và hình thành các giả mạc màu trắng xám, trắng ngà bám chặt vào mũi, họng, lưỡi, khí quản (đường thở), nếu bóc ra sẽ bị chảy máu, cho vào nước không tan. Giả mạc này còn có thể xuất hiện ở vị trí khác như da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.
Ngoài ra, bệnh bạch hầu còn lây lan gián tiếp nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ dùng có dính chất bài tiết của người bệnh. Ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện các triệu chứng thì vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác sau khoảng 6 tuần, ngay từ khi nhiễm bệnh.
Khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường hô hấp trên sẽ tạo nên lớp giả mạc trắng xám, trắng ngà gây ra khó thở và tắc nghẽn đường hô hấp. Đặc biệt trẻ em có thể bị chảy máu mũi nếu mắc bạch hầu ở mũi, khoảng 30% người mắc bệnh bạch hầu thể nặng gặp biến chứng viêm cơ tim, liệt cơ, có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
CÓ! Đường lây truyền chủ yếu của bệnh bạch hầu là qua đường hô hấp thông qua giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu của người bệnh hoặc gián tiếp khi cầm, nắm các đồ dùng, vật dụng dính chất bài tiết của người nhiễm bệnh bạch hầu.
Vi khuẩn bạch hầu tiết ra ngoại độc tố làm tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người khỏe mạnh mang mầm bệnh. Đây vừa là ổ chứa, đồng thời cũng là nguồn truyền bệnh nên khả năng lây truyền bệnh bạch hầu là rất nhanh. Ước tính thời gian ủ bệnh thường từ 2-5 ngày hoặc có thể lâu hơn (1).
Chuyên gia cho biết thời kỳ lây bệnh thường không cố định: có thể kéo dài khoảng đến 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần.
Các chuyên gia cho biết nguồn gây bệnh bạch hầu là các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn nhưng chưa biểu hiện bệnh. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi hay nói chuyện.
Ngoài ra, bệnh bạch hầu còn có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với các đồ dùng bị nhiễm dịch mũi từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương với các yếu tố có nguy cơ lây truyền từ người bệnh bạch hầu.
Bạch hầu là bệnh dễ bắt gặp ở mọi nhóm tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn chưa có kháng thể chống lại bệnh. Cụ thể:
Việc tiêm ngừa vắc xin bạch hầu đầy đủ giúp bảo vệ đến 95% cho người dân trong cộng đồng khỏi nguy cơ mắc bệnh, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế, người đã tiêm vắc xin khi mắc bệnh cũng nhẹ và nhanh hồi phục hơn. Tuy nhiên, miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian, thường kéo dài khoảng 10 năm. Do đó, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc xin nhắc để duy trì mức độ bảo vệ cao nhất. |
Thắc mắc bệnh bạch hầu lây qua đường nào hay bệnh bạch hầu có lây không đã được giải đáp qua những thông tin nêu trên. Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây lan nhanh qua đường hô hấp không chừa bất kỳ ai. Do đó, cần chủ động phòng ngừa và tiêm vắc xin cho trẻ em và người lớn và thực hiện tiêm liều nhắc lại đầy đủ. Với những người viêm họng hay xuất hiện các triệu chứng cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Trên nhiều diễn đàn điện tử về y khoa, nhiều người đặt ra nghi vấn rằng khoa học chỉ ra nhiều loại thuốc không được sử dụng...
Xem ThêmVắc xin bạch hầu được sử dụng để bảo vệ cả trẻ em và người lớn khỏi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do ngoại độc tố...
Xem ThêmVi khuẩn bạch hầu có thể gây ra các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của bệnh...
Xem ThêmBệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmKhông giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch hầu không chỉ gây sốt, ho, viêm họng; độc tố của vi khuẩn còn có...
Xem ThêmBạch hầu là một trong những căn bệnh “gây ác mộng” trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong lên tới 20% ở trẻ em dưới...
Xem Thêm