Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Cúm mùa gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh cảm lạnh thông thường nhưng biến chứng bệnh cúm mùa nguy hiểm hơn rất nhiều lần, có thể gây tử vong nếu lơ là phòng bệnh.
Bất kể ai cũng có thể bị mắc cúm mùa, ngay cả những đối tượng khỏe mạnh, chưa từng có tiền sử mắc các bệnh mãn tính. Các biến chứng nghiêm trọng do cúm mùa gây ra cũng có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn và các biến chứng này dễ dàng xảy ra hơn, gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn ở nhóm đối tượng sau:
Nhiễm trùng xoang và tai có thể xảy ra khi virus cúm lợi dụng hệ thống miễn dịch suy yếu để tấn công các tế bào niêm mạc. Tình trạng nhiễm trùng xoang gây ra các triệu chứng rõ rệt như chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, ho và cảm giác khó chịu bên dưới khuôn mặt.
Bên cạnh đó, tai có cấu tạo kết nối với cổ họng thông qua ống Eustachian, nên khi virus cúm tấn công vào các tế bào niêm mạc, tình trạng nhiễm trùng tai cũng sẽ xảy ra và phổ biến ở trẻ em (Theo Viện Quốc gia về Khiếm thính và Rối loạn Giao tiếp Khác), bởi ống Eustachian của trẻ em ngắn hơn so với người lớn và khi bị sưng viêm, ống Eustachian không thể dẫn lưu chất lỏng chứa virus ra ngoài hiệu quả. Điều này dẫn đến các triệu chứng như đau tai, mất thính lực tạm thời và mất khả năng giữ thăng bằng.
Virus cúm khi xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi và lây nhiễm đường hô hấp trên khoang mũi, xoang, họng và thanh quản. Nhưng khi nó có thể lan đến đường hô hấp dẫn đến phổi, khí quản và phế quản, tạo tiền đề cho bệnh viêm phế quản.
Khi gặp biến chứng viêm phế quản do virus cúm gây ra, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường như ho ra chất nhầy, khó thở và thở khò khè. Ho do viêm phế quản gây ra thường biểu hiện dữ dội và kéo dài dai dẳng đến 3 tuần.
Virus cúm có thể gây ra các nhiễm trùng thứ cấp như viêm phổi. Viêm phổi xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, khiến virus cúm nhanh chóng lây lan sâu hơn vào đường thở của người bệnh, gây ra tình trạng nhiễm trùng phổi, khiến phổi bị nhiễm trùng, làm viêm các túi khí trong phổi và khiến các túi khí này chứa đầy chất lỏng.
Các triệu chứng của viêm phổi có thể bao gồm ho ra chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây, sốt cao, đau tức ngực khi ho hoặc thở, mệt mỏi, khó thở (đôi khi cần hỗ trợ thở qua máy thở), tích tụ chất lỏng quanh phổi hoặc áp xe trong phổi. Các triệu chứng hô hấp đặc trưng của viêm phổi cũng có thể đi kèm với buồn nôn và/hoặc tiêu chảy ở một số người. Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm phổi ở mức độ nhẹ gần như không thể phân biệt được với các triệu chứng cúm thông thường.
Khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể tấn công trực tiếp vào cơ tim, gây viêm nhiễm và làm chết tế bào cơ tim trong vài giờ sau. Lúc này, biến chứng có thể không biểu hiện thành triệu chứng điển hình mà diễn diễn âm thầm, cho đến khi biến chứng trở nên nghiêm trọng, phì đại cơ tim.
Trong nhiều trường hợp, viêm cơ tim sẽ biểu hiện thông qua các triệu chứng điển hình như như sốt cao, mỏi cơ, đau nhức đầu, chảy nước mắt, chảy nước mũi, tiêu chảy, kén ăn và khó thở. Sau 1-2 ngày, tình trạng khó thở sẽ tăng lên cùng với các biểu hiện bất thường hơn ở vùng ngực như đánh trống ngực, đau ngực và đau tức vùng gan.
Ở một vài đối tượng, viêm cơ tim do cúm gây ra có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như da tái lại, mạch đập nhanh nhỏ, sốc tim, huyết áp tụt nhanh hoặc không thể đo được. Các triệu chứng này sẽ nặng dần theo thời gian và nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu bệnh nhân không được đáp ứng điều trị kịp thời.
Trong những trường hợp hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, virus cúm có thể gây viêm não, có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người bệnh thông qua các triệu chứng như: kém tỉnh táo, mất tập trung, suy giảm khả năng ghi nhớ và thậm chí mất kiểm soát một số cơ nhất định, dẫn đến co giật. Đôi khi, những biến chứng này có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và tàn tật.
Trẻ em và các đối tượng mắc bệnh thần kinh mãn tính tiềm ẩn như động kinh và bại não có xu hướng dễ bị tổn thương nhất khi gặp biến chứng viêm não do cúm mùa gây ra. Tuy nhiên, viêm não là một biến chứng về thần kinh rất hiếm gặp.
Virus cúm tấn công vào cơ tim, khiến cơ tim mất khả năng lưu thông máu đến các bộ phận, trong đó có cơ vân, làm cho cơ vân thiếu máu cục bộ cấp tính, từ đó dẫn đến biến chứng viêm cơ, tiêu cơ vân.
Biến chứng này khiến người bệnh bị toan chuyển hóa, rối loạn điện giải, suy thận cấp và sốc giảm thể tích. Viêm cơ, tiêu cơ vân do cúm mùa gây ra thường xuất hiện các triệu chứng như: Da tái, tinh thần hoảng loạn, lơ mơ sau đó hôn mê, nhịp thở nhanh sâu, huyết áp tụt dần, mạch nhanh, tiểu ít và vô niệu sau vài ngày, nước tiểu sẫm màu và dần chuyển màu bất thường.
Như trên đã đề cập, virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể, có thể tấn công trực tiếp vào các tế bào cơ tim, làm chết các tế bào này, gây ra viêm nhiễm, khiến tim mất khả năng tuần hoàn cung cấp máu cho các bộ phận khác của cơ thể như gan, thận, não,… Từ đó gây suy đa cơ quan và có nguy cơ cao gây tử vong.
Biến chứng này làm tổn thương và suy giảm chức năng của nhiều cơ quan của cơ thể, nhất là hệ thần kinh trung ương và tim mạch, khiến người bệnh bị rối loạn ý thức, các chất dẫn truyền thần kinh lưu hành giả xuất hiện, viêm thần kinh ngoại biên, giảm chuyển hóa các chất vận mạch, tăng tính thấm của mao mạch, giảm giãn phổi và oxy trong máu.
Nhiễm trùng huyết diễn ra khi tình trạng viêm nhiễm trước đó lây lan theo dây chuyền đi khắp cơ thể. Đây là biển chứng mang theo những triệu chứng cực đoan của cơ thể phản ứng lại với các nhân tố nhiễm trùng, có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Biến chứng này thường bắt đầu ảnh hưởng tới phổi, sau đó là đường tiết niệu, da và đường tiêu hóa. Nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm trùng huyết có thể nhanh chóng gây ra các tổn thương mô, suy cơ quan trầm trọng và tử vong. Các triệu chứng của biến chứng nhiễm trùng huyết do cúm mùa gây ra bao gồm:
Khi virus cúm tấn công và gây bệnh cho cơ thể, một số tế bào miễn dịch nhất định sẽ được kích hoạt để chống lại và giảm thiểu sự lây lan của virus. Phản ứng miễn dịch này có thể sẽ hiệu quả nhưng có khả năng làm các tình trạng mãn tính như tiểu đường, hen suyễn và bệnh tim trở nên trầm trọng hơn.
Chẳng hạn, với tình trạng mãn tính hen suyễn, đường thở người bệnh vốn dĩ đã bị hẹp lại, bệnh cúm càng khiến bệnh nhân trở nên khó thở hơn, cần được trợ thở bằng các thiết bị chuyên dụng. Với tình trạng mãn tính tiểu đồng, virus cúm kích thích cơ thể sản sinh ra các loại hormone như Cortisol (1) và Adrenaline (2), có khả năng cản trở quá trình tiêu thụ Insulin của tế bào và dẫn đến biến chứng nguy hiểm là Toan ceton (DKA) – Rối loạn nội tiết và chuyển hóa.
Đối với trẻ em, các biến chứng của bệnh cúm mùa thường khởi phát triệu chứng nhanh chóng với các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp như sau:
Đối với người lớn, các biến chứng của bệnh cúm thường phát khởi triệu chứng chậm hơn với các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp như sau:
Cả trẻ em và người lớn, khi gặp phải các dấu hiệu cảnh báo trên, cần được tiếp nhận chăm sóc y tế ngay lập tức tại các cơ sở y tế gần nhất.
Có thể thấy, cúm mùa có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, cần phải có biện pháp phòng ngừa cúm mùa hiệu quả, không nên chủ quan để bản thân mắc bệnh và hình thành miễn dịch thụ động, bởi nếu tái mắc bệnh, nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm và gây tử vong rất cao. Vì cúm không chỉ là loại virus dễ dàng xâm nhập và nhanh chóng lây lan, mà còn là chủng virus có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo mùa nên một người có thể sẽ tái nhiễm virus cúm nhiều lần trong đời mắc dù đã có miễn dịch thụ động trước đó.
Vì thế, giải pháp hiệu quả nhất để tránh lây nhiễm virus cúm và hạn chế gặp phải các biến chứng bệnh cúm mùa là tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cho trẻ em và người lớn để cơ thể hình thành hệ miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của các chủng virus cúm luôn biến đổi kháng nguyên linh hoạt hàng năm.
Cúm không chỉ là bệnh lý có tốc độ lây lan nhanh chóng mà còn là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...
Xem ThêmHiện nay, nhiều bà mẹ vẫn chưa cho con tiêm vắc xin phòng cúm vì vẫn e ngại các tác dụng phụ của vắc xin cúm. Vậy...
Xem ThêmĐối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...
Xem Thêm