Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở gần 100 quốc gia trên thế giới, Việt Nam ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên. Đậu mùa khỉ có lây không? Bệnh đậu mùa khi lây qua đường nào?… Nắm được thông tin khoa học đường lây lan đậu mùa khỉ trong bài viết dưới đây sẽ giúp trẻ em và người lớn phòng bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp do virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus, trong họ Poxviridae. Chi Orthopoxvirus có khoảng 12 loại virus, bao gồm virus Variola (gây bệnh đậu mùa ở người), virus gây bệnh đậu mùa ở bò, virus gây bệnh đậu mùa ở ngựa, virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ…
Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch,… là nhóm đối tượng yếu thế có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.
Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, lú lẫn và các vấn đề về mắt. Trước đây, tỷ lệ tử vong do đậu mùa khỉ chiến dưới 11%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong này được thống kế ở các bối cảnh khác nhau do nhiều yếu tố, chẳng hạn như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đến đầu tháng 10/2022 đã có 92 quốc gia đã ghi nhận hơn 68.000 ca nhiễm, 12 người tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ. Một số quốc gia gần Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận ca nhiễm. Ngày 3/10/2022, Việt Nam ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP.HCM. (1)
Ngày 23/7/2022, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus công bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là ở mức trung bình trên toàn cầu, riêng khu vực châu u là ở mức nguy cơ cao. (2)
CÓ! Virus đậu mùa khỉ xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950, lây nhiễm sang người vào năm 1970. Bệnh đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Hiện nay, giới chức y tế ở các quốc gia vẫn chưa lý giải nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ phát bùng phát mạnh trong năm nay. Các chuyên gia khuyến cáo, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ như: phát ban có bóng nước, sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược. Nhóm nguy cơ cao là người quan hệ tình dục đồng giới.
Nhiều loài động vật khác nhau đã được xác định là vật chủ mang mầm bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sóc Congo, chuột túi khổng lồ Châu Phi, chuột sóc, động vật linh trưởng không phải người và các loài khác. Các nhà khoa học cho biết, cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định chính xác (các) ổ chứa chính xác và cách thức tồn tại virus gây đậu mùa khỉ trong tự nhiên.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa ở khỉ, người có triệu chứng nghi ngờ cần đến bệnh viện quận, huyện hay cơ sở y tế để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán. Tại đây, các nhân viên y tế sẽ thu thập mẫu bệnh phẩm thích hợp và vận chuyển an toàn đến phòng thí nghiệm. Việc xác nhận bệnh đậu mùa ở khỉ phụ thuộc vào loại và chất lượng của bệnh phẩm cũng như loại xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm phản ứng chuỗi Polymerase (PCR) là xét nghiệm thường được dùng trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán. Trường thời gian chờ kết quả xét nghiệm, người bệnh cần tự cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng) hoặc cách ly tại khu cách ly của bệnh viện.
Đậu mùa khỉ đã chính thức xâm nhập vào Việt Nam, vậy “bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?” Các chuyên gia y tế lý giải, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua đường từ động vật qua người, từ người qua người và lây truyền qua các vật dụng bị lây nhiễm, cụ thể:
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi con người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ từ động vật bằng cách tránh tiếp xúc với động vật hoang dã nếu không sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết (bao gồm cả thịt và máu của chúng). Ở các nước có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành, cần nấu chín kỹ thịt hoặc bộ phận của động vật trước khi ăn.
Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục. Hiện vẫn chưa xác định được người bệnh có thể lây truyền bệnh trong bao lâu, nhưng nói chung, người bệnh vẫn có khả năng lây bệnh cho người lành cho tới khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy, lớp vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới. Ở những người sống chung với người mắc đậu mùa khỉ thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh khoảng 50%.
Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus đậu mùa khỉ có thể phát tán qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp và có thể qua hạt bụi khí (aerosol) phạm vi gần. Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người mang thai sang thai nhi, sau sinh qua tiếp xúc da với da, hoặc từ cha mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ sang trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần.
Ở con đường lây truyền này, khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ sờ, hay chạm vào quần áo, ga, gối, khăn mặt, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát/đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt. Khi người lành chạm vào các đồ vật này thì họ sẽ bị nhiễm bệnh. Trẻ em và người lớn cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải vảy da hoặc vi rút từ quần áo, ga gối hoặc khăn mặt. Cơ chế này gọi là lây truyền qua vật trung gian lây nhiễm (fomite).
Thống kê dịch tễ cho thấy, ai cũng có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nặng là: Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 8 tuổi; Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có một hoặc nhiều biến chứng (ví dụ: nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn; viêm dạ dày ruột với buồn nôn hoặc nôn dữ dội, tiêu chảy hoặc mất nước); bệnh đồng nhiễm hoặc các bệnh đi kèm khác như phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, tim mạch, hen suyễn,…
Đa số trường hợp bị nhiễm virus đậu mùa khỉ là đợt bệnh nhẹ, tự biến mất mà không cần điều trị cụ thể. Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh đậu mùa khỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng tiêm chủng trước đó, tình trạng sức khỏe ban đầu, các bệnh mắc đồng thời và đi kèm. Những đối tượng dưới đây có nguy cơ chuyển biến nặng, cần được xem xét điều trị nếu mắt đậu mùa khỉ:
Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ chưa có vắc xin phòng ngừa, tuy nhiên, để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Tất cả những thông tin khoa học về bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? đã được giải đáp trong bài viết trên. Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lý nguy cơ, có nguy cơ lây lan mạnh, di chứng lâu dài. Do đó, việc phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ là yếu tố then chốt để kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ.
Quyết định số 2099/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở...
Xem ThêmThuốc điều trị đậu mùa khỉ đang nhận được sự quan tâm lớn khi bệnh đậu mùa khi đang dấy lên nhiều lo ngại về đợt bùng...
Xem ThêmViệt Nam đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên qua giám sát dịch tễ, để chủ động phòng bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y...
Xem ThêmBệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp, bệnh gây ra khi nhiễm phải virus đậu mùa khỉ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã...
Xem ThêmThủy đậu và đậu mùa do 2 loại virus khác nhau gây ra nhưng đều gây ra các tổn thương trên làn da nên nhiều người nhầm...
Xem ThêmBệnh đậu mùa là một trong những căn bệnh tàn khốc nhất mà loài người từng mắc phải. Nó làm thay đổi đáng kể tiến trình của...
Xem Thêm