Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Quyết định số 2099/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người.
Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2099/QĐ-BYT hướng dẫn phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người. (1)
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có khả năng gây dịch. Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, có khả năng lây truyền từ động vật sang người hoặc người sang người qua tổn thương da, giọt bắn đường hô hấp, dịch cơ thể, quan hệ tình dục,… Triệu chứng chính của bệnh là phát ban dạng phỏng nước, sốt, sưng hạch, có thể gây biến chứng nặng và tử vong. Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng với bệnh đậu mùa khỉ.
Trong lịch sử, bệnh đậu mùa khỉ ở người chủ yếu được ghi nhận các trường hợp lẻ tẻ và dịch bệnh không thường xuyên chủ yếu ở Châu Phi. Hầu hết các trường hợp được ghi nhận tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Đến năm 2016, các ca đậu mùa khỉ dần xuất hiện tại Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo và Nigeria, Sierra Leone, Liberia.
Năm 2000 là cột mốc đánh dấu sự gia tăng đáng kể các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Châu Phi. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do việc ngưng tiêm phòng vắc xin đậu mùa từ năm 1980. Những người đã được tiêm vắc xin đậu mùa, thậm chí là tiêm trước đó 25 năm, sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ngoài ra, việc con người ngày càng xâm phạm môi trường sống của động vật cũng là nguyên nhân gây gia tăng số ca bệnh đậu mùa khỉ.
Kể từ tháng 5/2022, đậu mùa khỉ được báo cáo trên 70 quốc gia, phần lớn ca bệnh được báo cáo tại Châu u và Bắc Mỹ. Hơn 3500 trường hợp đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hoa Kỳ tính đến tháng 7/2022. Các trường hợp được ghi nhận chủ yếu là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này.
Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu thay đổi không đặc hiệu gồm:
Ngoài ra, tại một số đơn vị y tế, người bệnh còn có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm sau:
Ở giai đoạn khởi phát, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử PCR với bệnh phẩm dịch hầu họng. Ở giai đoạn toàn phát, lấy dịch nốt phỏng đối với các ca bệnh nghi ngờ để chẩn đoán căn nguyên.
Ca bệnh nghi ngờ là ca bệnh có 1 hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:
Trong vòng 21 ngày trước khởi phát triệu chứng có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc nghi ngờ mắc bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc tổn thương da (bao gồm quan hệ tình dục) hoặc tiếp xúc với vật bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh…
Ca bệnh xác định là ca bệnh có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính virus đậu mùa khỉ.
Để chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh tương tự khác như: Đậu mùa, thủy đậu, Herpes lan tỏa, tay chân miệng dựa vào những thông tin sau:
Đặc điểm | Đậu mùa khỉ | Đậu mùa | Thủy đậu | Tay chân miệng | Herpes lan tỏa |
Phân bố ban | Ban phát triển theo xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên lòng bàn tay, bàn chân, trên mặt | Ban theo trình tự: Đầu tiên trên mặt, bàn tay, cẳng tay sau đó trên thân mình | Ban xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân và nhanh chóng lan khắp cơ thể | Loét miệng. Phát ban trên da ở lòng bàn tay, chân, gối, mông | Thường xuất hiện niêm mạc miệng, sinh dục sau đó lan ra toàn thân |
Sự xuất hiện ban | Cùng lứa tuổi và xuất hiện trong cùng thời điểm. Nốt phỏng nước đơn lẻ hoặc tạo thành đám tổn thương trên da | Ban thường xuất hiện sau 2 đến 3 ngày đầu | Đa lứa tuổi và thường xuất hiện trong những khoảng thời gian khác nhau | Đa lứa tuổi Một số trường hợp phát ban không rõ hoặc chỉ có loét miệng | Cùng lứa tuổi. Mụn nước tập trung thành chùm, đau rát, chóng vỡ |
Tiến triển ban | Chậm | Nhanh | Nhanh | Nhanh | Nhanh |
Kích thước ban | Trung bình 5 – 10mm | Trung bình 5 – 10mm | Đường kính khoảng từ 2 đến 3mm | Kích thước nhỏ, 2-3mm | |
Thời gian tồn tại ban | 2-4 tuần | 2-3 tuần | 1-2 tuần | Dưới 7 ngày | Ban vỡ nhanh chóng sau từ 3 đến 4 ngày |
Biểu hiện khác | Sốt và nổi hạch toàn thân | Tiêu chảy, sốt, đau người, mệt mỏi | Sốt, mệt mỏi | Tiêu chảy, đau họng, biếng ăn, sốt, mệt mỏi | Chán ăn, sút cân, mệt mỏi |
Di chứng | Có thể có sẹo rỗ | Có thể có sẹo rỗ sâu | Có thể để lại sẹo rỗ lõm nông | Có thể để lại vết thâm, nhưng rất hiếm khi loét hoặc gây bội nhiễm | Có thể để lại vết thâm |
CÓ. Có thể điều trị đậu mùa khỉ nếu bệnh được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị đúng cách. Thông thường sau khoảng từ 2 đến 4 tuần, triệu chứng của bệnh thuyên giảm và sức khỏe bệnh nhân dần phục hồi.
Người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ nên thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Trong trường hợp, bệnh nhân được phép chữa trị đậu mùa khỉ tại nhà theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều cần lưu ý sau:
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị đậu mùa khỉ. Tiêm vắc xin đậu mùa có thể phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên hiệu quả vắc xin đậu mùa giảm dần theo thời gian.
Thuốc kháng virus được xem là phương pháp tiềm năng điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể được dùng thuốc kháng virus tecovirimat có tác dụng điều trị đậu mùa và chống lại virus orthopoxvirus.
Ngoài ra, có thể tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch vaccinia (VIG) chứa kháng thể lấy từ máu người đã từng tiêm phòng bệnh đậu mùa.
Cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân. Khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ, người dân nên báo ngay cho các đơn vị y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ, tránh nguy cơ lây lan và bùng phát thành đại dịch.
Thuốc điều trị đậu mùa khỉ đang nhận được sự quan tâm lớn khi bệnh đậu mùa khi đang dấy lên nhiều lo ngại về đợt bùng...
Xem ThêmViệt Nam đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên qua giám sát dịch tễ, để chủ động phòng bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y...
Xem ThêmBệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở gần 100 quốc gia trên thế giới, Việt Nam ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên. Đậu...
Xem ThêmBệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp, bệnh gây ra khi nhiễm phải virus đậu mùa khỉ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã...
Xem ThêmThủy đậu và đậu mùa do 2 loại virus khác nhau gây ra nhưng đều gây ra các tổn thương trên làn da nên nhiều người nhầm...
Xem ThêmBệnh đậu mùa là một trong những căn bệnh tàn khốc nhất mà loài người từng mắc phải. Nó làm thay đổi đáng kể tiến trình của...
Xem Thêm