Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Thuốc điều trị đậu mùa khỉ đang nhận được sự quan tâm lớn khi bệnh đậu mùa khi đang dấy lên nhiều lo ngại về đợt bùng phát nguy hiểm. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp các loại thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ tiềm năng được CDC khuyến cáo.
Việt Nam đã ghi nhận trường hợp mắc đậu mùa khỉ đầu tiên vào ngày 3/10/2022 là một phụ nữ trở về từ Dubai.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố là đậu mùa khỉ là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Bệnh đậu mùa khỉ do virus thuộc giống Orthopoxvirus, họ Poxviridae gây ra. Virus này lây lan giữa các loài khỉ ở vùng Trung và Tây Phi, đôi khi, chúng nhiễm sang người tạo thành những vụ dịch nhỏ. Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu ở khỉ vào năm 1958. Năm 1970, người đầu tiên trên thế giới được xác nhận nhiễm virus đậu mùa khỉ là công dân của Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trong đợt dịch lần này, tính đến ngày 3/10, thế giới ghi nhận 68.265 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 106 quốc gia, trong đó có 25 người tử vong. Trong khu vực Tây Thái Bình Dương, một số nước ghi nhận ca bệnh gồm: Australia (136), Singapore (19), Trung Quốc (5), New Zealand (5), Nhật Bản (4), Philippines (4), Hàn Quốc (2), Guam (1), New Caledonia (1).
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự như bệnh đậu mùa. Thời gian ủ bệnh có thể lên đến 3 tuần, người bệnh bị sốt, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết và mệt mỏi. Những triệu chứng này thường kéo dài từ 1-4 ngày và sau đó là sự xuất hiện của ban và các tổn thương trên da. Ban ảnh hưởng đến mặt và sau đó lan đến các chi, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Các biến chứng của đậu mùa khỉ bao gồm viêm phổi, mất nước và nhiễm trùng huyết (nhiễm độc máu). Những vết sẹo sâu trên da là biến chứng lâu dài thường gặp nhất sau khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào được phê duyệt riêng cho bệnh đậu mùa khỉ. Nhiều trường hợp tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể biến chứng nặng ở một số người, vì vậy, các loại thuốc kháng virus được phát triển để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bệnh đậu mùa khỉ.
Việc sử dụng các loại thuốc điều trị đậu mùa khỉ đặc hiệu như: Tecovirimat, Cidofovir, Brincidofovir, Globulin miễn dịch tĩnh mạch được chỉ định hạn chế, cho những trường hợp bệnh biến chứng nặng, cơ địa đặc biệt, bị suy giảm miễn dịch, trẻ em (dưới 8 tuổi), phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có bệnh cấp tính tiến triển.
Theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ như sốt, nổi hạch, nổi ban trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mắt, cơ quan sinh dục,… có thể kéo dài từ 2-4 tuần rồi tự biến mất. Khi khỏi bệnh, các sẹo trên da không còn nguy cơ lây nhiễm nhưng gây mất thẩm mỹ.
Đáng lưu ý, người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng dù nhiễm virus đậu mùa khỉ, do đó, khi bệnh ở thể nhẹ sẽ tự khỏi sau 2-4 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh ở thể nặng cần phải can thiệp điều trị.
Hiện nay, thuốc kháng virus đậu mùa khỉ là phương pháp điều trị tiềm năng đối với căn bệnh này. Người bệnh có triệu chứng nghiêm trọng có thể được bác sĩ chỉ định thuốc tecovirimat – điều trị bệnh đậu mùa đồng thời chống lại các loại virus orthopoxvirus khác. Ngoài ra, người bệnh có thể được điều trị bằng globulin miễn dịch ở người – Vaccinia Immune Globulin – VIG) tiêm tĩnh mạch , có chứa các kháng thể lấy từ máu của những người đã được tiêm chủng ngừa đậu mùa.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo: Các loại thuốc trị đậu mùa khỉ tiềm năng sau Tecovirimat (có tên thương mại là TPOXX, ST-246)
Tecovirimat là thuốc kháng virus đầu tiên được phê duyệt sử dụng vào năm 2022 để điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em và người lớn. Người bệnh nặng được điều trị bằng liệu pháp kép: kết hợp tecovirimat và brincidofovir.
Tecovirimat hoạt động bằng cơ chế ức chế protein của vỏ virus. Protein này giúp sự phát triển virus và sự lây nhiễm tiếp theo từ tế bào bị nhiễm. Protein này bị ức chế dẫn đến ngăn cản sự lây lan của virus trong vật chủ bị bệnh.
Trong các nghiên cứu trên động vật, khi được sử dụng sớm, tecovirimat được chứng minh giúp giảm nguy cơ tử vong do nhiễm các loại virus orthopoxvirus. Ở người, hiệu quả điều trị bị giới hạn nồng độ thuốc trong máu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu điển hình cho thấy, người bệnh được điều trị bằng tecovirimat có thể rút ngắn thời gian khỏi bệnh và giảm phát tán virus.
Brincidofovir là thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa từ tháng 6/2021 tại Mỹ. Brincidofovir dùng đường uống cùng hoạt chất như của thuốc cidofovir kháng virus dùng qua đường tĩnh mạch.
Nghiên cứu cho thấy, Brincidofovir có tính an toàn tốt hơn với độc tính ảnh hưởng trên thận ít hơn so với thuốc cidofovir. Cả hai loại thuốc kháng virus này đều hoạt động bằng cơ chế ức chế DNA polymerase của virus. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy hiệu quả của brincidofovir chống lại nhiễm trùng virus đậu mùa khỉ.
Vaccinia Immune Globulin (VIG) được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng như một phương pháp điều trị một số tình trạng liên quan đến tiêm chủng như chàm, nhiễm trùng da. Mặc dù VIG có thể là một phương pháp điều trị tiềm năng, nhưng dữ liệu hiệu quả còn hạn chế đối với bệnh đậu mùa cũng như bệnh đậu mùa khỉ.
Để tránh lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh:
Hiện nay, đã có một số loại vắc xin phòng bệnh đậu mùa cũng mang lại khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ. Một loại vắc xin mới hơn đã được phát triển để phòng bệnh đậu mùa khỉ là Jynneos (còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc). Vắc xin Jynneos đã được phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang làm việc với hãng dược phẩm để nâng cao khả năng sản xuất vắc xin. Những người đã được tiêm vắc xin đậu mùa trước đây cũng sẽ có khả năng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Vắc xin phòng bệnh đậu mùa hiện không còn được cung cấp rộng rãi và những người dưới 40 – 50 tuổi hầu như chưa được tiêm vắc xin đậu mùa vì căn bệnh này đã được loại trừ trên toàn thế giới vào năm 1980. Để ngăn chặn tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ, một số quốc gia đã tiến hành tiêm trở lại vắc xin đậu mùa cho một số nhân viên phòng xét nghiệm hoặc cán bộ y tế.
Thuốc điều trị đậu mùa khỉ tiềm năng được CDC Hoa Kỳ khuyến cáo có thể cải thiện sức khỏe, ngăn biến chứng nặng cho người bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng virus bệnh đậu mùa để điều trị bệnh đậu mùa khỉ.
Quyết định số 2099/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở...
Xem ThêmViệt Nam đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên qua giám sát dịch tễ, để chủ động phòng bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y...
Xem ThêmBệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở gần 100 quốc gia trên thế giới, Việt Nam ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên. Đậu...
Xem ThêmBệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp, bệnh gây ra khi nhiễm phải virus đậu mùa khỉ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã...
Xem ThêmThủy đậu và đậu mùa do 2 loại virus khác nhau gây ra nhưng đều gây ra các tổn thương trên làn da nên nhiều người nhầm...
Xem ThêmBệnh đậu mùa là một trong những căn bệnh tàn khốc nhất mà loài người từng mắc phải. Nó làm thay đổi đáng kể tiến trình của...
Xem Thêm