Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây cao và dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Thủy đậu (hay còn gọi là cháy rạ, phỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae, có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, đặc biệt là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều biến chứng nặng như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Theo thống kê hàng năm của Bộ Y tế, thủy đậu có xu hướng gia tăng vào những tháng đầu xuân, đầu hè. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo, thời tiết giao mùa là yếu tố khiến bệnh thủy đậu bùng phát mạnh, số ca mắc bệnh tăng cao. Theo thống kê từ Hội Y học Dự phòng, chỉ tính riêng năm 2018, nước ta đã ghi nhận hơn 31.000 trường hợp mắc thủy đậu, 90% người bị nhiễm bệnh là trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.
Bệnh thủy đậu có khả năng lan lan rất nhanh từ người này sang người khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% người chưa mắc thủy đậu, hoặc chưa tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với những giọt nước bọt bắn ra ngoài khi bệnh nhân ho, hắt hơi, hay tiếp xúc chất dịch từ nốt phỏng thủy đậu của người đang nhiễm bệnh.
Virus Varicella Zoster – tác nhân gây thủy đậu có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu trước khi bong ra tồn tại trong không khí. Người mắc thủy đậu thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.
Trong thời gian mắc bệnh, bệnh nhân sẽ bị sốt, mệt mỏi nhẹ toàn thân trong khoảng 2 – 3 ngày. Nếu thời gian sốt kéo dài hơn, trẻ nhỏ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ kèm thở khó khăn, co giật, người lớn sốt trên 39,5 độ thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Vì rất có thể bệnh đã biến chứng, rất cần được can thiệp và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc sau này.
Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp, nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.
Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100-500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5-10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.
Thủy đậu có khả năng lây nhiễm trong thời gian từ 1 – 2 ngày trước khi các nốt ban, mụn nước xuất hiện và thường không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên (Sự lây truyền có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch). Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng đau đầu và đau cơ tại thời điểm đó. Sau khi phát ban, bệnh vẫn tiếp tục lây lan cho đến khi các mụn nước cuối cùng khô lại và các vảy bong tróc ra. Đường lây nhiễm thủy đậu bao gồm:
Mặt khác, khi tiếp xúc người bị bệnh zona (giời leo hay herpes zoster), người bình thường cũng có thể mắc thủy đậu. Những ai từng bị thủy đậu sẽ có nguy cơ mắc zona vào thời điểm vài năm sau hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau, vì virus có thể tồn tại ở hệ thần kinh rất dai dẳng.
Nghiên cứu dịch tễ cho thấy, thủy đậu thường xuất hiện và bùng phát mạnh vào mùa đông và đầu xuân. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2-3 tuần, thông thường là 14 -16 ngày. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày. Đáng lo ngại, nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng trong khoảng thời gian ủ bệnh thì bệnh sẽ không lây nhiễm. Nhưng KHÔNG! Ở giai đoạn ủ bệnh, mức độ lây nhiễm thủy đậu vẫn xảy ra. Trước khi phát ban 1-2 ngày, bệnh đã có thể lây nhiễm.
Vậy thủy đậu lây lúc nào là mạnh nhất? Theo các nghiên cứu, trong giai đoạn phát bệnh và toàn phát khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước khắp cơ thể, khả năng lây nhiễm sang người khác là cao nhất. Sau giai đoạn này, mức độ lây nhiễm sẽ giảm xuống, tuy nhiên nếu người bệnh không sớm hồi phục thì khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh bắt đầu tiến vào giai đoạn khởi phát với những biểu hiện của thủy đậu thường gặp như: Sốt, đau đầu, đau cơ, phát ban… Trong một số trường hợp, nhất là ở trẻ em không có dấu hiệu bị thủy đậu rõ ràng.
Ở giai đoạn toàn phát, triệu chứng của bệnh thủy đậu thường là sốt cao, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ. Những mụn nước với đường kính 1–3mm xuất hiện toàn thân thậm chí xuất hiện cả trong niêm mạc miệng, gây ngứa rát, khó chịu cho người bệnh. Trong những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn. Khi nhiễm trùng, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Trẻ mắc thủy đậu có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Varicella Zoster là loại virus có khả năng “ngủ lại” trong cơ thể sau lần đầu tiên nhiễm bệnh và sẵn sàng hoạt động trở lại ngay khi có điều kiện thuận lợi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thủy đậu chỉ không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác khi các nốt thủy đậu đã khô, đóng vảy, rồi bắt đầu bong tróc và không xuất hiện thêm một mụn nước nào mới trên cơ thể (thường không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên nhưng có thể lâu hơn).
Người bệnh lúc này có thể ra ngoài vui chơi, học tập, công tác bình thường vì bệnh chỉ có nguy cơ lây nhiễm cao trước 1-2 ngày phát ban đến khi các vảy phát ban bong tróc hoàn toàn. Để giúp vảy thủy đậu nhanh bong hơn, người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý, thuốc xanh methylen nhằm giúp làm mềm vảy. Khi các vảy thủy đậu mềm đi sẽ dễ bóc ra khỏi bề mặt da. Tuy nhiên, lúc này vảy thủy đậu vẫn còn dính chắc, nếu cố gắng khiến chúng bong ra sẽ rất dễ làm da tổn thương và để lại sẹo.
Ngoài ra, quá trình lây truyền thủy đậu có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch. Tỷ lệ tấn công thứ phát đối với những người có hệ miễn dịch yếu, sống cùng trong gia đình là 70 – 90%.
Không chỉ trẻ em và người lớn, mà trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ bị lây nhiễm thủy đậu. Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nó cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Phụ nữ khi mang thai nếu mắc thủy đậu có thể lây nhiễm và ảnh hưởng đến trẻ tùy thuộc vào tuổi thai mẹ đang mang.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc thủy đậu cao nhất nếu mẹ bị thủy đậu trong vòng 3 tuần cuối của thai kỳ cho đến vài ngày sau sinh, có đến 50% trẻ sinh có nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong lên tới 30%. Biểu hiện thủy đậu ở trẻ sơ sinh có thể khởi phát ngay sau sinh cho đến khi trẻ được 10-12 ngày tuổi.
Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc thủy đậu nên được cách ly với mẹ, không cho bú mẹ cho đến khi các tổn thương trên da của mẹ khô và lành. Đồng thời, trẻ sơ sinh bị thủy đậu hoặc có tiếp xúc (phơi nhiễm) với người mắc thủy đậu, nên được cách ly. Trường hợp trẻ phơi nhiễm nên xuất viện trước 10 ngày sau phơi nhiễm nếu có thể. Ngoài ra, trẻ bị thủy đậu từ trong bào thai không cần phải cách ly nếu trẻ không có tổn thương đang tiến triển.
Thủy đậu là bệnh dễ mắc phải và lây lan nhanh chóng, vì thế cách phòng tránh lây lan thủy đậu là thắc mắc của không ít người. Những người tiếp xúc gần với người mắc thủy đậu là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất. Do đó, để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm thủy đậu, người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt và nên lưu ý những điều sau:
Ngoài ra, nếu trong gia đình hoặc bạn bè có người mắc bệnh thì cần thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh bệnh lây lan:
Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu giúp chặn đứng thủy đậu và giảm độ nặng của bệnh
Bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo: “Những người chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Thủy đậu không loại trừ độ tuổi, có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi… là những đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu có nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não… có thể tử vong. Chính vì vậy, tiêm vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.”
Khi tiêm chủng phòng bệnh, tỷ lệ bảo vệ với những người được tiêm chủng từ 88-98%. Tỷ lệ khoảng 3% còn lại vẫn có thể mắc bệnh nếu hệ miễn dịch quá yếu nhưng hầu hết các trường hợp này mắc với triệu chứng rất nhẹ và nguy cơ xảy ra biến chứng cũng thấp hơn, Bác sĩ Chính cho biết thêm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị nên tiêm vắc xin thủy đậu cho tất cả trẻ em. WHO khuyến cáo trẻ cần được tiêm mũi vắc xin đầu tiên trong độ tuổi từ 11-14 tháng và mũi thứ 2 trong độ tuổi từ 15-23 tháng. Đồng thời, nên tiêm cho trẻ thêm loại vắc xin kết hợp chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella (MMRII) để phòng ngừa bệnh, do thủy đậu và sởi có những triệu chứng lâm sàng tương đối giống nhau, khiến phụ huynh dễ nhầm lẫn.
Ngoài ra, thanh thiếu niên chưa có miễn dịch với thủy đậu, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai và những người đang bị một số bệnh khác, chẳng hạn như bệnh chàm nghiêm trọng cũng được khuyến cáo nên chủ động tiêm vắc xin càng sớm càng tốt, tạo hệ miễn dịch phòng ngừa virus.
Hiện tại, Việt Nam đang có 3 loại vắc xin phòng Thủy đậu gồm: Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) phác đồ tiêm chủng cụ thể như sau:
* Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm 2 mũi:
* Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
*Khuyến cáo của Ủy ban thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) để có miễn dịch tốt nhất và phòng tái nhiễm sau khi tiêm 1 liều vắc xin Thủy đậu.
* Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Lịch tiêm 2 mũi:
* Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Lịch tiêm 2 mũi:
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung cấp đủ vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ em và người lớn, đến nay các loại vắc xin này đã được chứng minh tính hiệu quả và an toàn tại hơn 100 quốc gia. Để đăng ký tiêm phòng vắc xin phòng thủy đậu hoặc nhiều loại vắc xin quan trọng khác, quý khách có thể gọi hotline 028.7102.6595, inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmHỏi: Thưa bác sĩ, người lớn có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu không? Vợ chồng em dự định năm tới sinh con cho hợp tuổi,...
Xem ThêmHỏi: Thưa bác sĩ, thời gian gần đây Hà Nội ghi nhận nhiều trẻ mắc bệnh thủy đậu, xin hỏi hiện nay có phải là mùa thủy...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch. Mặc dù không có triệu chứng nặng nề nhưng người bệnh...
Xem ThêmBị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng...
Xem Thêm