Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Để phòng tránh những mất mát khủng khiếp do Covy-19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là vắc xin. Khi nào Việt Nam có vaccine Covy-19? Hiệu quả phòng bệnh ra sao? Lịch tiêm vaccine Covy gồm mấy mũi?… đang là những câu chuyện được hàng triệu người quan tâm.
Vaccine Covy-19 là chủng loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp cấp, giúp ngăn ngừa vi rút Corona. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị công bố sản xuất vacxin ngừa Corona virus thành công và cho hiệu quả khá tích cực.
Cuối tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về một loại vaccine phòng viêm đường hô hấp cấp do virus Covy có thể sản xuất thành công trong vòng 18 tháng. Nhưng chỉ 8 tháng sau đó, đã có hơn 320 ứng viên tham gia vào cuộc đua nghiên cứu và thử nghiệm vaccine Covy-19 trên toàn cầu, đưa Covy-19 trở thành loại vắc xin có tốc độ nghiên cứu nhanh nhất trong lịch sử.
Tháng 11/2020, 56 ứng cử viên vắc xin đang trong quá trình nghiên cứu lâm sàng, trong đó, vắc xin phòng Covy-19 của AstraZeneca là một trong những loại vắc xin phòng bệnh Covy-19 vươn lên top dẫn đầu cuộc đua khi nhà sản xuất công bố kết quả khả quan từ các phân tích của thử nghiệm lâm sàng vắc xin pha III, đồng thời đưa ra hy vọng tươi sáng hứa hẹn đã sẵn sàng cung cấp 3 tỷ liều vắc xin cho người dân trên toàn cầu.
Miễn dịch thụ động chống Covy-19 có thể đạt được nhờ huyết thanh từ bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm virus Covy, huyết thanh này chứa lượng lớn kháng thể miễn dịch, từ Globulin siêu miễn dịch – chẳng hạn như globulin miễn dịch với cytomegalovirus (CMVIG) được thu thập từ nhiều người hiến khác nhau hoặc với kháng thể trung hòa đơn dòng.
Hiện nay, có đến hơn 100 loại vắc xin Covy-19 đang ở các giai đoạn phát triển tiền lâm sàng. Các loại vắc xin tác động theo những cơ chế khác nhau để tạo ra miễn dịch, nhưng với tất cả các loại vắc xin Covy-19 đều có cơ chế chung là ngoài việc tạo ra kháng thể chống lại virus, vắc xin còn có thể tạo ra tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh, chống lại chúng nếu bị tấn công trong tương lai.
Cho đến hiện tại, các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu xem thời gian mà các tế bào ghi nhớ này bảo vệ cơ thể khỏi virus Covy là bao lâu.
Một trong những đặc điểm độc đáo của cuộc chạy đua sản xuất vacxin corona là sự khác biệt giữa các ứng viên vắc xin và công nghệ sản xuất vắc xin. Theo đó, các loại vaccine Covy-19 hiện tại đang được sản xuất theo 3 cơ chế:
Trong cuộc “chạy đua với thời gian” để nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin Covy-19, Việt Nam khẳng định không hề thua kém thế giới về trình độ y học khi bắt tay vào sản xuất vắc xin phòng đại dịch trong vòng 6 tháng. Đây được xem là một bước tiến mới trong nỗ lực phòng, chống dịch Covy-19 tại Việt Nam; góp phần ngăn chặn, khống chế, kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống người dân trở về bình thường.
Song song với việc đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước, công tác triển khai, đàm phán với các đối tác nước ngoài nhằm cung ứng vắc xin Covy-19 cũng đang được đẩy mạnh. Theo đó, những loại vắc xin phòng Covy-19 đã có tại thị trường Việt Nam hiện nay là:
STT | Tên vắc xin | Nhà sản xuất | Bản chất | Phác đồ tiêm | Giá tiền (vnd) | Đặt lịch tiêm |
1 | Nanocovax | Nanogen (Việt Nam) | Protein tái tổ hợp | Gồm 2 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau 28 ngày, và tiêm nhắc sau 1 năm. | Dự kiến 120.000 | |
2 | Chưa đặt tên | Vabiotech (Việt Nam) | Vector virus | Chưa có dữ liệu | Chưa công bố | |
3 | Chưa đặt tên | IVAC (Việt Nam) | Vector virus | Chưa có dữ liệu | Chưa công bố | |
4 | Chưa đặt tên | PoLyvac (Việt Nam) | Vector virus | Chưa có dữ liệu | Chưa công bố |
Trong bối cảnh đại dịch Covy-19 đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân toàn thế giới, các nhà khoa học đang nỗ lực chạy đua với thời gian, để có thể sớm ra đời loại vắc xin an toàn và hiệu quả, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covy-19.
Đến nay, đã hơn một năm kể từ khi đại dịch Covy-19 bùng phát tại Trung Quốc, các loại vắc xin phòng Covy-19 đầy hứa hẹn đang bước vào những giai đoạn nước rút trước khi được chính thức tung ra thị trường. Theo đó, những ứng cử viên vắc xin phòng Covy-19 sáng giá nhất đang được nghiên cứu và sản xuất trên thế giới hiện nay là:
STT | Tên vắc xin | Nhà sản xuất | Bản chất | Trụ sở |
1 | Vắc xin phòng Covy-19 của AstraZeneca | The University of Oxford; AstraZeneca; (Anh) | Vắc xin vector (adenovirus) | Đại học Oxford, Viện Jenner |
2 | Sputnik V | Viện nghiên cứu Gamaleya (Nga) | Vắc xin vector (adenovirus) | Viện nghiên cứu Gamaleya |
3 | BNT162b2 | Pfizer, BioNTech (Đức, Mỹ) | mRNA | Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc |
4 | mRNA-1273 | Moderna (Mỹ) | mRNA | Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington Washington Health Research Institute |
5 | Ad5-nCoV | CanSino Biologics (Trung Quốc) | Vắc xin vector (adenovirus) | Bệnh viện Tongji Vũ Hán, Trung Quốc |
6 | JNJ-78436735 (Ad26.COV2.S) | Johnson & Johnson (Mỹ) | Vắc xin vector (adenovirus) | Johnson & Johnson |
7 | NVX-CoV2373 | Novavax (Mỹ) | Vắc xin “protein dạng mảnh (protein gai của virus Covy-19)” | Novavax |
8 | BBIBP-CorV | Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh (CNBG); Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) | Vắc xin bất hoạt | Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hà Nam |
9 | CoronaVac | Sinovac (Trung Quốc) | Vắc xin bất hoạt | Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Sinovac |
10 | Covaxin | Bharat Biotech; National Institute of Virology (Ấn Độ) | Vắc xin bất hoạt | Bharat Biotech và Viện Y học quốc gia |
11 | COVAX-19 | Vaxine Pty Ltd. (Úc) | Vắc xin protein tái tổ hợp đơn giá | Bệnh viện Hoàng gia Adelaide (Australia) |
Lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao là sự kết hợp đặc biệt nguy hiểm của virus Sars-Cov-2. Từ khi Covy-19 xuất hiện, hệ thống y tế hiện đại khắp toàn cầu đã rơi vào tình trạng quá tải, hàng triệu bác sĩ, nhân viên y tế bị mắc bệnh phải phát tín hiệu cầu cứu đến chính phủ. Ngay trong thời điểm khẩn cấp y tế công cộng quốc tế, việc thúc đẩy sản xuất vắc xin và chia sẻ vắc xin là vấn đề cực kỳ quan trọng được WHO lan tỏa nhằm chấm dứt đại dịch trên toàn cầu.
Cuộc đua sản xuất vaccine Covy-19 hiện đang bước vào giai đoạn bứt phá với hy vọng sớm chấm dứt đại dịch. Chính phủ các nước và tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới đang dốc sức trên chặng nước rút này. Nhiều hãng đã ghi nhận những thành công bước đầu, bên cạnh một số thử nghiệm lâm sàng vẫn còn đang được tiếp tục.
Tại Việt Nam, sự xuất hiện của vacxin corona như một sự kiện lớn mang đến niềm vui chung cho hàng triệu người dân. Có vắc xin, hiệu quả miễn dịch trong cộng đồng được nâng cao, cuộc chiến Covy-19 sẽ chấm dứt, người dân được bảo vệ khỏi Covy-19, tái thiết lập cuộc sống bình thường, an toàn và khỏe mạnh.
Vắc xin là vũ khí giảm số ca tử vong và mắc Covy-19 nghiêm trọng, duy trì hoạt động chức năng của xã hội, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm áp lực kinh tế, gia tăng cơ hội để người dân được hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần toàn diện.
Với hệ thống nhiều cơ sở trải dài từ Nam ra Bắc, VNVC tự hào là đơn vị tiêm chủng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam nhập vaccine Covy-19 về Việt Nam, góp phần khống chế đại dịch, từng bước khôi phục nền kinh tế và ổn định cuộc sống cho người dân. Sở hữu hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-8 độ C, vacxin Covy sẽ được bảo quản một cách tốt nhất trong điều kiện tiêu chuẩn quốc tế, khi có bất cứ bất thường nào từ nhiệt độ bảo quản, hệ thống sẽ cảnh báo ngay lập tức.
Tại VNVC, tất cả các phòng tiêm đều được trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng, vắc xin được vận chuyển với xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, nhờ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Tại VNVC, quy trình tiêm chủng diễn ra khép kín với 5 bước bài bản, đúng liều, đúng khoảng cách, đúng đường dùng, đúng loại vắc xin, đúng người. Đồng thời, tại mỗi trung tâm, VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế.
VNVC không chỉ là đơn vị đầu tiên mang vaccine Covy-19 về Việt Nam mà còn là đơn vị cam kết bình ổn giá ngay cả bối cảnh dịch bệnh phức tạp nhất. VNVC niêm yết giá công khai trên bảng giá, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và được tận hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp, trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng triệu gia đình Việt.
Tự hào là đơn vị đầu tiên có loại vaccine Covy từ nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, VNVC cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của: đăng ký vắc xin theo yêu cầu, mua vắc xin online, đăng ký vắc xin Covy-19 đối với các nhóm Khách hàng, cơ quan, doanh nghiệp, đăng ký vắc xin Covy-19 cho những đối tượng là du học sinh, khách nước ngoài…
Để đảm bảo cho quá trình đi vào hoạt động, vacxin Covy-19 cần có đủ các chi phí cần thiết như chi phí nghiên cứu, nguyên vật liệu, sản xuất, nhân công, vận chuyển, bảo quản và thực hành tiêm chủng… Tại VNVC, giá vaccine Covy-19 rất hợp lý và ưu đãi để mọi đối tượng đều có cơ hội tiếp cận và sử dụng vắc xin.
Thông tin về vắc xin phòng Covy-19, cách đăng ký giữ vắc xin sẽ được cập nhật tại https://vnvc.vn/ hoặc liên hệ với tổng đài số 028 7102 6595, 1900 633 858 để được hướng dẫn.
CHẮC CHẮN CÓ. Hơn một nửa dân số trên thế giới phải sống trong giãn cách xã hội do Covy-19 là một điều chưa từng có trong tiền lệ. Covy-19 đã và đang gây ra cái chết cho hơn 2 triệu người, đe dọa sức khỏe, cuộc sống, hạnh phúc của hàng tỷ người. Trong bối cảnh các nước đang khẩn thiết yêu cầu quyền tiếp cận công bằng đối với vắc xin Covy-19, thì Hệ thống tiêm chủng VNVC đã mang được một trong những loại vắc xin tốt nhất về Việt Nam với mục tiêu giúp người dân Việt Nam có cơ hội được tiêm vắc xin sớm nhất. Hành trình đưa thành công vaccine Covy-19 mới nhất về Việt Nam là kết quả mang tính “cột mốc”, giúp người Việt Nam có quyền được tiếp cận và tiêm vacxin Covy cùng thời điểm với nhiều cường quốc khác trên toàn cầu.
Đến nay, thế giới có 4 đơn vị phát triển vaccine Covy-19 đã thông báo kết quả hoàn chỉnh hoặc sơ bộ nghiên cứu lâm sàng. Trong đó, vacxin Covy-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford có hiệu quả vượt mức mong đợi của WHO với tác dụng từ 62-90% tùy liều lượng.
CÓ. Virus Sars-Cov-2 có thể lây nhiễm cho một người nhiều lần trong đời, miễn dịch tạo ra trong quá trình nhiễm bệnh không đủ để bảo vệ cơ thể đến suốt đời. Thêm vào đó, tình trạng tái dương tính trở lại với Covy-19 sau khi được điều trị và cách ly chiếm tỷ lệ cao, do đó, việc tiêm vắc xin kể cả khi đã nhiễm Covy-19 là rất cần thiết nhằm nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, tránh tái nhiễm Covy-19.
CÓ. Không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với việc chủng ngừa giống như nhau. Với hầu hết các vắc xin, tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, vaccine Covy-19 cũng tương tự. Điều này gây ra do nhiều nguyên nhân, do tiêm vắc xin không đúng lịch, tiêm không đủ mũi; do hệ thống miễn dịch không đáp ứng tốt trong việc tạo kháng thể; do người bệnh đã phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh khi vừa mới tiêm vắc xin, hệ miễn dịch chưa kịp tạo ra kháng thể; hoặc do các tác nhân khác. Để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa khỏi virus Sars-Cov-2, cần phải tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi theo chỉ định của bác sĩ.
Rồi. Cuộc đua chế tạo vắc xin Covy-19 đang nóng hơn bao giờ hết với sự tham gia của các tổ chức và chính phủ giàu nhất hành tinh. Để sớm chấm dứt đại dịch, các chính phủ, quỹ đầu tư, quỹ từ thiện, công ty dược phẩm… đang đổ hàng tỷ đô la vào các dự án nghiên cứu vắc xin. Có hơn 100 loại vaccine Covy-19 của hơn 40 quốc gia đang trong giai đoạn sản xuất và thử nghiệm. Trong đó, vắc xin phòng Covy-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford (Vương quốc Anh) đã vươn lên top dẫn đầu và sẽ sớm được Hệ thống tiêm chủng VNVC đưa về Việt Nam.
Để đăng ký vắc xin Covy-19 tại VNVC, mời Quý khách liên hệ số Hotline 1900.633.858, inbox cho Fanpage: trungtamtiemchungvnvc hoặc đến trực tiếp Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC để được tư vấn.
Virus cúm và virus Sars-Cov-2 là hai loại virus hoàn toàn khác nhau, do đó vắc xin cúm không có tác dụng bảo vệ khỏi virus Sars-Cov-2. Tuy nhiên, vắc xin cúm có khả năng kích thích miễn dịch đặc hiệu đối với bệnh cúm, cũng như miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu mang lại sự bảo vệ bổ sung, giảm nguy cơ biến chứng nặng và chăm sóc đặc biệt (ICU) do Covy-19 gây ra.
CÓ. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covy-19 đe dọa các chương trình tiêm chủng định kỳ, làm gián đoạn các dịch vụ chăm sóc y tế, sụt giảm nghiêm trọng tỷ lệ trẻ em và người lớn được bảo vệ bằng vắc xin, đe dọa nguy cơ nhiều dịch bệnh quay trở lại. Vắc xin là công cụ phòng bệnh hiệu quả nhất, nếu vì Covy-19 mà hoãn tiêm phòng, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm có thể còn lớn hơn so với con số nhiễm Covy-19. Tiêm vắc xin là định kỳ, do đó không vì bất kỳ lý do gì mà khước từ cơ hội bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng bằng vắc xin.