Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Thủy đậu có thể bùng phát thành dịch bởi đặc tính lây lan rất nhanh trong cộng đồng, nguy hiểm hơn khi đối tượng chính của bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi. Người dân cần trang bị kiến thức về bệnh thủy đậu cũng như hiểu được cách thức hoạt động thủy đậu lây qua đường nào?, từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và những người xung quanh.
BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Nếu một người mắc bệnh thủy đậu thì có tới 90% những người thân thiết với người bệnh cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Thủy đậu nếu không được điều trị đúng cách có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu”. |
Thủy đậu là bệnh có tính lây nhiễm cao, kể cả khi chưa có triệu chứng, bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Tác nhân gây bệnh là virus Varicella Zoster, chúng có khả năng sống sót vài ngày trong trong màng vẩy thủy đậu trước trước khi bong ra và tồn tại trong không khí.
Những ngày đầu khi nhiễm virus thủy đậu, người bệnh có các biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức, chán ăn, trên da bắt đầu xuất hiện các nốt tròn nhỏ dạng dát, sần trong vòng 12-24 giờ, sau đó phát triển thành mụn nước ở vùng đầu, cổ, lưng, bụng rồi lan ra rải rác khắp cơ thể.
Bệnh sẽ khỏi trong vòng 4-5 ngày nếu người bệnh được chăm sóc tốt và điều trị với phương pháp hợp lý. Tuy nhiên, ở trẻ em thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài hơn khoảng 7-10 ngày khiến trẻ phải tạm thời nghỉ học để cách ly và điều trị bệnh.
Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh sẽ bị sốt khoảng 2 đến 3 ngày, mệt mỏi nhẹ và đau nhức toàn thân. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt kéo dài hơn 3 ngày, sốt cao trên 39 độ C (ở trẻ em) và trên 39,5 độ C (ở người lớn) thì phải khẩn trương đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời, tránh những di chứng nặng nề về sau.
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Các chuyên gia cho biết thủy đậu là bệnh có tính lây nhiễm cao, bùng phát thành dịch nhanh chóng chủ yếu qua 4 con đường sau:
Virus Varicella Zoster gây bệnh tồn tại trong các giọt bắn dịch tiết mũi họng có trong không khí, phát ra khi người nhiễm bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho, người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ bị mắc bệnh. Đây cũng được coi là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh thủy đậu.
Bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, chẳng hạn như người lành vô tình đụng, chạm tay vào vùng da tổn thương có các mụn nước thủy đậu hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các nốt mụn nước thủy đậu bị vỡ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bệnh thủy đậu còn có thể lây qua đường tiếp xúc gián tiếp, khi người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh có nhiễm chất dịch từ mụn nước thủy đậu, sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng đều có nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu mắc thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây nhiễm sau khi sinh nở. [1]
Nghiên cứu dịch tễ từ các nhà khoa học cho thấy thủy đậu phổ biến quanh năm nhưng mùa thủy đậu đỉnh điểm diễn ra vào tháng 3 đến tháng 5. Thời gian ủ bệnh kéo dài 14-21 ngày, thông thường là 14-16 ngày và thời gian phát bệnh kéo dài khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng trong khoảng thời gian ủ bệnh, virus thủy đậu không có khả năng lây nhiễm. Nhưng quan điểm đó không chính xác, bởi kể khi ở giai đoạn ủ bệnh thì virus thủy đậu vẫn có khả năng lây nhiễm.
Trong giai đoạn phát bệnh và toàn phát, khi các nốt mụn nước đã lan ra toàn bộ cơ thể, khả năng lây nhiễm sang người khác là ở mức cao nhất. Mức độ lây nhiễm sẽ giảm xuống sau giai đoạn này, tuy nhiên nếu người bệnh không được chăm sóc cẩn thận và điều trị sớm thì khả năng lây nhiễm vẫn có khả năng xảy ra.
Một người mắc bệnh thủy đậu, trước khi phát ban từ 1-2 ngày đã có khả năng lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
Nếu một người được tiêm phòng mắc bệnh, họ vẫn có thể lây nhiễm sang người khác cho đến khi không có vết thương mới nào xuất hiện trong 24 giờ.
Các chuyên gia chia sẻ, trong trường hợp người bình thường chưa có miễn dịch với virus Varicella Zoster hoặc chưa tiêm phòng vắc xin nếu lỡ tiếp xúc với người bị thủy đậu hay người mắc zona thần kinh thì nên khẩn trương tiêm ngừa vắc xin trong vòng 3 ngày để phát huy tác dụng bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn mỗi ngày, các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là Vitamin C thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thủy đậu là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm và bùng phát cao trong cộng đồng. Đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh, cải thiện các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian chữa trị.
Các tổ chức Y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo, chủ động tiêm vắc xin thủy đậu là cách phòng bệnh và phòng tránh lây nhiễm thủy đậu hiệu quả nhất. Thống kê cho thấy, có trên 95% trường hợp được bảo vệ hiệu quả khỏi căn bệnh này khi đã hoàn thành đủ lịch tiêm thủy đậu, nếu có mắc bệnh thì các triệu chứng biểu hiện cũng nhẹ hơn và ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, để chủ động phòng tránh lây nhiễm thủy đậu cho những người xung quanh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:
Đối với người mắc bệnh thủy đậu, ngay khi phát các triệu chứng, người bệnh cần tạm ngưng các hoạt động học tập và làm việc từ 7-10 ngày và cách ly trong không gian riêng thoáng đãng, hạn chế đến nơi đông người và tránh tiếp xúc với những người khác trong gia đình cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ nghỉ khoa học, tránh các hoạt động mạnh, thường xuyên vệ sinh cơ thể, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, mau chóng phục hồi sức khỏe.
Đối với người chăm sóc người bị thủy đậu, cần lưu ý đeo găng tay y tế, khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh trong quá trình bôi thuốc cần đụng chạm tới các vùng da tổn thương, các mụn nước có nguy cơ bị vỡ,… Sau khi chăm sóc vết thương, cần sát khuẩn tay bằng dung dịch khử khuẩn, thay quần áo, vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm thủy đậu trong thời kỳ bệnh lây lan cao nhất.
KHÔNG! Chuyên gia của VNVC cho biết những người bị thủy đậu rồi sẽ được có được miễn dịch suốt đời và không bị lây nữa. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sau nhiều năm đã khỏi bệnh, virus thủy đậu trú ngụ trong hạch thần kinh cơ thể có thể “thức giấc” và hoạt động trở lại gây ra bệnh zona thần kinh.
Với tốc độ lây lan nhanh chóng và không có thuốc điều trị đặc hiệu, thuỷ đậu có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh hiệu quả, mỗi người cần nắm được các kiến thức quan trọng về cách thức thủy đậu lây qua đường nào? Loại trừ được các con đường lây nhiễm bệnh và chủ động tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này.
Vắc xin phòng thủy đậu mang lại hiệu quả phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm của virus Varicella-Zoster gây bệnh thủy đậu lên đến trên 98%. Vậy...
Xem ThêmTrứng là thực phẩm rất phong phú về mặt dinh dưỡng, chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng, rất bổ dưỡng cho sức khỏe và...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng do virus Varicella-Zoster gây ra. Người bệnh cần được chăm sóc và có chế...
Xem ThêmGiời leo là bệnh rất phổ biến với người Việt Nam, dễ tái phát, biến chứng lâu dài nếu không điều trị đúng. Ngoài thăm khám, tuân...
Xem ThêmBệnh thủy đậu có tính lây nhiễm cao và có thể bùng thành dịch kể cả khi người nhiễm bệnh chưa có triệu chứng. Thủy đậu tuy...
Xem ThêmViêm gan B là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, nếu không được phát hiện kịp thời, chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ...
Xem Thêm