Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Viêm gan B được coi là mối đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng trên toàn cầu. Đây là bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh lây nhiễm gấp 100 lần so với virus HIV/AIDS, là nguyên nhân chính gây ung thư gan (còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào gan hay HCC) và xếp thứ 2 trong những bệnh gây tử vong do ung thư trên thế giới.
Theo số liệu thống kê từ trang web The Hepatitis B Foundation – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tìm kiếm phương pháp chữa trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng bởi viêm gan B , hiện nay trên toàn thế giới có:
Nguồn https://www.hepb.org/what-is-hepatitis-b/what-is-hepb/facts-and-figures
Tại Việt Nam, trung bình cứ 100.000 người thì có 23,2 người bị ung thư gan. Với con số này, Việt Nam đang xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ về tỉ lệ người mắc ung thư gan, chỉ đứng sau Mông Cổ (tỷ lệ 93,7/100.000 dân), Ai Cập (32,2) và Gambia (23,9).
Nguồn https://laodong.vn/suc-khoe/ti-le-viem-gan-virus-o-viet-nam-o-muc-cao-773254.ldo
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV) – một virus được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí đe dọa đến tính mạng. (Ảnh: Zingnews.vn)
Đầu năm 2020, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận trường hợp nam thanh niên 23 nhập viện vì suy gan tối cấp do virus viêm gan B. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý gan, nhập viện trong tình trạng ý thức lơ mơ, kích thích, da niêm mạc vàng đậm, tiên lượng bệnh xấu, tỷ lệ tử vong cao.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị suy gan tối cấp do virus viêm gan B (từ lúc xuất hiện triệu chứng vàng da đến lúc có hội chứng não gan là 3 ngày). Ngay sau đó, bệnh nhân nhanh chóng được lọc thay thế huyết tương, điều trị hồi sức tích cực và phối hợp với trung tâm ghép tạng tư vấn ghép gan.
Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, suy gan cấp là một thể bệnh rất nặng do hủy hoại tế bào gan một cách nhanh chóng dẫn đến suy chức năng gan, từ đó dẫn đến tổn thương thứ phát đa cơ quan như hội chứng não gan, hội chứng gan thận, rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn thứ phát. Và virus viêm gan B là một trong những nguyên nhân dẫn đến đến suy gan cấp và suy gan tối cấp.
Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao trong khu vực với khoảng 15% dân số mắc viêm gan B. Đáng nói là số ca tử vong do ung thư gan tại nước ta gần tương đương với số ca mắc mới. Tử vong do ung thư gan chiếm tỷ lệ cao do có tới 80-90% bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Trong khi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng điều trị rất tốt
Tuy nhiên có không ít trường hợp biết mình mang virus viêm gan B nhưng lại “không quan tâm lắm” vì thấy sức khỏe bình thường. Hậu quả là nhiều người phải nhập viện trong tình trạng men gan tăng cao và sức khỏe giảm sút. Thậm chí, vì không chủ động phòng ngừa mà cả người thân cũng đều bị nhiễm virus viêm gan B.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Ở Việt Nam hiện nay số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. HBV lây truyền khi máu, tinh dịch hoặc chất dịch cơ thể khác từ người bị nhiễm virus xâm nhập vào cơ thể của người không bị nhiễm bệnh. Điều này có thể xảy ra thông qua quan hệ tình dục, dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích ma túy khác, hoặc từ mẹ sang con khi sinh.
Đối với một số người, viêm gan B là một căn bệnh ngắn hạn, nhưng với những người khác, nó có thể trở thành một bệnh nhiễm trùng mãn tính và kéo dài. Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan. Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B là tiêm vắc xin.
Ngoài ra, nhiễm trùng có thể xảy ra trong quá trình y tế, phẫu thuật và nha khoa, thông qua việc xăm hình không an toàn, sử dụng dao cạo và các vật tương tự bị nhiễm máu của người nhiễm bệnh.
Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể của người chưa có kháng thể phòng bệnh. Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày, nhưng có thể dao động trong từ khoảng 30 đến 180 ngày. Virus có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm trong vòng 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm bệnh và có thể tồn tại lâu dài, tiến triển thành viêm gan B (Nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hepatitis-b)
Hiện nay, virut viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Hiểu đúng về bệnh viêm gan B giúp chúng ta phòng bệnh hiệu quả.
Viêm gan B được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì hầu hết mọi người không có bất kỳ triệu chứng đặc hiệu nào khi họ bị nhiễm bệnh. Do đó, người bệnh có thể vô tình truyền virus cho người khác và quá trình lây lan virus tiếp diễn liên tục trong cộng đồng.
Các triệu chứng phổ biến là:
Các triệu chứng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức:
Ngoài việc đi xét nghiệm viêm gan B, không tiếp xúc với máu hay vết thương hở của người bệnh, mọi người hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ gia đình mình khỏi virus viêm gan B bằng cách tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B.
Kể từ năm 1982, hơn 1 tỷ liều vắc xin viêm gan B đã được sử dụng trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ trẻ nhiễm virus viêm gan B mãn tính chiếm 8-15% đã giảm xuống còn 1% từ khi có chương trình chủng ngừa (Nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hepatitis-b). Vắc xin viêm gan B có thể được tiêm cho trẻ từ sơ sinh và người lớn. Tùy vào từng đối tượng mà lịch tiêm khuyến cáo có sự khác nhau.
Với trẻ sơ sinh, nếu trẻ có mẹ không bị viêm gan B, tốt nhất là tiêm 1 mũi vắc xin trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Nếu trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngoài một mũi vắc xin ngừa viêm gan B như thông thường, bé cần được tiêm kháng thể (huyết thanh) ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ qua.
Với trẻ em được khuyến cáo tiêm phòng (chích ngừa) viêm gan B như sau:
Tên vắc xin | Vắc xin Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) | Vắc xin Engerix B (Bỉ) 0.5ml | Vắc xin Euvax B (Hàn Quốc) 0.5ml | Vắc xin Twinrix (Bỉ) |
Phòng bệnh | Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do HIB | Viêm gan B | Viêm gan A + B | |
Đối tượng | Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. | Trẻ sơ sinh đến 19 tuổi. | Trẻ sơ sinh đến 15 tuổi | Trẻ em từ 1 tuổi trở lên chưa miễn dịch, những người có nguy cơ nhiễm cả viêm gan A và viêm gan B. |
Lịch tiêm | + 3 mũi chính: Tiêm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi; + Mũi thứ 4 nhắc lại khi trẻ được 16 đến 18 tháng tuổi. | + Mũi 1: lần đầu đến tiêm. + Mũi 2: sau mũi 1 một tháng. + Mũi 3: sau mũi 1 sáu tháng. + Tiêm nhắc lại sau 5 năm hoặc khi nồng độ kháng thể thấp. | + Mũi 1: lần đầu đến tiêm, + Mũi 2: vào khoảng 6 đến 12 tháng sau liều đầu tiên. |
Người lớn trước khi tiêm ngừa, cần xét nghiệm máu xem cơ thể đã có kháng thể hay chưa hoặc có đang nhiễm HBV hay không. Hai xét nghiệm tối thiểu trước khi tiêm phòng (chích ngừa) là HbsAg và AntiHBs. Nếu xét nghiệm máu chưa nhiễm virus (HBsAg âm tính) và chưa có kháng thể viêm gan B (AntiHBs âm tính) sẽ được khuyến cáo tiêm phòng (chích ngừa).
Với người lớn sẽ được khuyến cáo tiêm phòng (chích ngừa) như sau:
Đối tượng | Người lớn | ||
Vắc xin | Vắc xin Engerix B (Bỉ) 1ml | Vắc xin Euvax B (Hàn Quốc) 1ml | Vắc xin Twinrix (Bỉ) |
Lịch tiêm | Tiêm 3 liều: – Liều 1: Lần tiêm đầu tiên – Liều 2: Cách liều đầu tiên 1 tháng – Liều 3: Cách liều đầu tiên 6 tháng Tiêm nhắc lại sau 5 năm hoặc khi nồng độ kháng thể thấp. | Tiêm 3 liều: – Liều 1: Lần tiêm đầu tiên – Liều 2: Cách liều đầu tiên 1 tháng – Liều 3: Cách liều thứ 2 tối thiểu 5 tháng |
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: Nếu trẻ bị lây nhiễm HBV từ mẹ thì 90-95% trẻ em sẽ mang virus HBV mạn tính. Để giảm nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ trong lần khám đầu tiên trước khi chuẩn bị mang thai đều nên làm xét nghiệm xác định virus viêm gan B và xét nghiệm lại trong thai kỳ nếu cần thiết. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm viêm gan B có thể được bảo vệ hiệu quả bằng cách gây miễn dịch thụ động và chủ động (tỷ lệ bảo vệ trên 90%).
Do đó, phụ nữ nên chủ động chủng ngừa viêm gan B trước khi mang thai để bảo vệ cho cả mẹ và con không bị virus xâm nhập.
Xem thêm:
Xem thêm clip: Mẹ bị viêm gan B, trẻ mới sinh ra cần tiêm mấy mũi vắc xin viêm gan B là đủ?
Vắc xin viêm gan B có khả năng duy trì miễn dịch từ 10 – 20 năm nếu tiêm đúng lịch và đủ liều. Tuy nhiên, nên tiêm một liều vắc xin nhắc lại sau mỗi 5 – 10 năm đợt tiêm trước đó để đảm bảo kháng thể trong cơ thể luôn đủ cao, đạt ngưỡng bảo vệ cơ thể.
VNVC có nhiều loại vắc xin được nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới
Theo Bác sĩ Bạch Thị Chính: “Để tiêm phòng (chích ngừa) vắc xin viêm gan B, người dân nên đến các trung tâm Y tế dự phòng, các bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng lớn. Quan trọng nhất là cần phải chọn những cơ sở thường xuyên cập nhật tình trạng vắc xin, có dây chuyền bảo quản vắc xin đạt chuẩn để an tâm về chất lượng”.
Hiện nay tại VNVC tất cả các vắc xin bao gồm vắc xin viêm gan B luôn được bảo quản bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại bằng dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn Thực hành bảo quản thuốc GSP, hệ thống kho lạnh trung tâm hiện đại với 3 nguồn điện cấp liên tục, đảm bảo nhiệt độ vắc xin luôn ở 2-8 độ C. Đảm bảo vắc xin luôn đạt chất lượng tốt nhất.
Tiêm phòng viêm gan B tại VNVC, khách hàng sẽ không phải lo lắng việc vắc xin sẽ bị giảm tác dụng do quy trình tiêm chủng không an toàn, vắc xin không đạt chất lượng hay quên lịch tiêm.
Theo báo cáo của nhiều tổ chức Y tế Thế giới, virus Adenovirus có liên quan đến bệnh viêm gan bí ẩn đang gây hoang mang cho...
Xem ThêmCác chuyên gia dự báo, nguy cơ virus viêm gan bí ẩn (viêm gan lạ) xâm nhập vào Việt Nam là rất cao, vì vậy cần cảnh...
Xem ThêmKhông giống như viêm gan B và C, nhiễm trùng viêm gan A không gây ra bệnh gan mạn tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp,...
Xem ThêmNhiều người biết đến sự nguy hiểm của vi rút viêm gan B và C nhưng còn thờ ơ với vi rút viêm gan A cũng như...
Xem ThêmViêm gan B là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chưa có một loại thuốc hay phương thức...
Xem ThêmPhụ nữ trước khi mang thai thường được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Tuy nhiên, vắc xin này có tiêm được cho người...
Xem Thêm