Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Phụ nữ trước khi mang thai thường được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Tuy nhiên, vắc xin này có tiêm được cho người mang thai được không vẫn là vấn đề mà nhiều người đang thắc mắc.
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Ở nước ta, tỉ lệ người nhiễm viêm gan B chiếm đến 10-20% dân số. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan .
Virus viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, đường lây truyền từ mẹ sang con khá phổ biến do tỷ lệ thai phụ ở Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá cao, chiếm 10-15%.
Với những trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ, có 50% số trẻ bị viêm gan mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Do đó, phụ nữ nên chủ động tiêm vắc xin phòng viêm gan B để bảo vệ cho cả mẹ và con không bị lây nhiễm virus HBV. Tốt nhất là nên tiêm trước khi mang thai để vắc xin có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.
Đọc thêm:
Mẹ được tiêm đủ liều và đúng lịch vắc xin phòng viêm gan B, con sinh ra sẽ được bảo vệ
Lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn thường theo phác đồ:
Video đề xuất:
Vắc xin phòng viêm gan B vẫn được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai để cơ thể kịp tạo kháng thể phòng bệnh cho bà bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến các chị em không kịp chủng ngừa đủ 3 mũi, hoặc chưa được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B trước khi mang thai, bà bầu vẫn hoàn toàn có thể tiêm phòng trong khi mang thai.
Qua các nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B là vắc xin bất hoạt (không chứa vi khuẩn sống), được chứng minh là một trong những loại vắc xin an toàn nhất nên không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu.
Trước khi tiêm phòng vắc xin, các chị em sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để xem mình có đang bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu cơ thể không nhiễm virus (HBsAg âm tính) và chưa có kháng thể phòng bệnh (Anti-HBs âm tính) thì sẽ được chỉ định chủng ngừa bằng vắc xin.
Trong trường hợp phát hiện cơ thể đã bị nhiễm virus (HBsAg dương tính) thì không cần chủng ngừa vì vắc xin lúc này sẽ không có tác dụng. Các chị em nên làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu (như định lượng virus, kiểm tra chức năng gan…) để bác sĩ chẩn đoán nên điều trị hay theo dõi.
Phụ nữ nhiễm virus viêm gan B vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và tư vấn dùng thuốc hoặc cách điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng gan, u xơ gan, gan...
Xem ThêmViêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus HBV gây ra. Bệnh có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến xơ...
Xem ThêmBị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng...
Xem ThêmTiêm uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm quan trọng, không thể thiếu để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ lẫn thai...
Xem ThêmMang thai và sinh con là niềm vui to lớn của người làm mẹ. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của thai kỳ không ít bà bầu...
Xem ThêmKhi mang thai lần 3, ít nhiều người phụ nữ cũng đã có kinh nghiệm trong việc tiêm phòng từ những đợt mang thai trước. Tuy nhiên,...
Xem Thêm