Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ung thư cổ tử cung là 1 trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Ước tính mỗi ngày, có 14 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung, 7 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung là kiến thức phòng bệnh cần thiết mà tất cả phụ nữ nên trang bị.
Sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là phương pháp giúp nhận biết sớm những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư hay ung thư giai đoạn sớm trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh (thường gặp ở giai đoạn muộn) tăng cơ hội điều trị thành công. [1]
Hiện có 2 phương pháp tầm soát ung thư được sử dụng phổ biến là xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap (hay còn gọi là Pap smear). Bạn có thể chọn 1 trong 2 hoặc thực hiện đồng thời cả 2 phương pháp tùy thuộc vào độ tuổi mà bác sĩ sẽ cho lời khuyên để việc tầm soát để mang lại hiệu quả cao nhất.
Virus gây u nhú ở người HPV (Human Papillomavirus) chiếm khoảng 600.000 trường hợp (4.5%) gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn và ung thư dương vật. Virus HPV có liên quan đến hơn 90% ca ung thư hậu môn và cổ tử cung, khoảng 70% ca ung thư âm đạo và âm hộ, 70% ca ung thư vòm họng và hơn 60% ca ung thư dương vật.
Xét nghiệm HPV là một trong những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung được tiến hành dựa trên chỉ định của bác sĩ, nhằm chẩn đoán tình trạng lây nhiễm virus HPV, cũng như xác định được chủng virus HPV gây bệnh ung thư cổ tử cung có đang tồn tại trong cơ thể hay không. Xét nghiệm HPV được khuyến cáo cho phụ nữ trên 30 tuổi, không khuyến khích với phụ nữ dưới độ tuổi này.
Trước khi lấy mẫu xét nghiệm HPV, phụ nữ thường sẽ được khám sản phụ khoa. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt dụng cụ hỗ trợ mở rộng vào âm đạo (mỏ vịt), để thuận tiện hơn cho việc lấy mẫu tế bào trong cổ tử cung. Quá trình lấy mẫu diễn ra nhanh chóng, đơn giản, không gây đau đớn.
Thông thường, kết quả xét nghiệm HPV là âm tính hoặc dương tính. Âm tính đồng nghĩa với việc cơ thể không nhiễm virus HPV; ngược lại, dương tính có nghĩa bạn đã bị nhiễm 1 hoặc nhiều chủng virus HPV.
Ngoài xét nghiệm HPV, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Soi cổ tử cung bằng ống kính phóng đại giúp bác sĩ quan sát cổ tử cung tốt hơn, sinh thiết để kiểm tra mẫu tế bào cổ tử cung có gây ung thư không.
⇒ Bạn nên biết thêm: 12 type hpv nguy cơ cao là gì? Cách nào để ngăn ngừa?
Xét nghiệm Pap (hay Pap-smear) là xét nghiệm phết tế bào tử cung, nhằm phát hiện sớm những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung. Những biến đổi bất thường ở tế bào này được xem là dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn khởi phát.
Để thực hiện xét nghiệm Pap, người bệnh được hướng dẫn nằm ở tư thế giang rộng 2 chân. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ tên là mỏ vịt qua cổ tử cung qua âm đạo, lấy một lượng nhỏ tế bào ở cổ tử cung. Tế bào được thu thập bằng que phết, sau đó đem đi phân tích tế bào.
Nếu kết quả xét nghiệm Pap cho thấy tế bào biến đổi bất thường, bác sĩ có thể cần bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nhằm khẳng định, đồng thời theo dõi thường xuyên phòng ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư.
Xét nghiệm Pap được khuyến cáo thực hiện hằng năm cho phụ nữ.
Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra. Ngoài ra một số yếu tố nguy cơ khác tăng khả năng mắc bệnh có thể kể đến như: Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục sớm, không giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín, hút thuốc,… Từ những yếu tố nguy cơ này, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung bằng những phương pháp sau:
Tiêm vắc xin được đánh giá là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung an toàn và hiệu quả nhất. Vắc xin Gardasil và Gardasil 9 là hai loại vắc xin duy nhất hiện nay có thể phòng ngừa được các bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm hộ/âm đạo, u nhú sinh dục… do virus HPV ở trẻ em và người lớn. [2]
Trong đó, vắc xin Gardasil phòng 4 týp virus HPV 6, 11, 16, 18 có hiệu quả phòng các bệnh gây ra do virus HPV như ung thư âm hộ, âm đạo, sùi mào gà và các tổn thương tiền ung thư… được chỉ định dành cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi có lịch tiêm gồm 3 mũi:
Vắc xin Gardasil 9 thế hệ mới được chỉ định sử dụng cho cả nam – nữ, bảo vệ khỏi 9 týp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, sùi mào gà… hiệu quả lên đến trên 94%. Lịch tiêm vắc xin Gardasil 9 như sau:
Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 2 mũi:
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Virus HPV có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc da kề da, đặc biệt là lây truyền qua đường tình dục không an toàn qua đường hậu môn, âm đạo và các hình thức quan hệ tình dục khác như qua đường miệng, chạm vào bộ phận sinh dục hay chia sẻ đồ chơi tình dục.
Do đó, bên cạnh việc tiêm vắc xin, quan hệ an toàn là một trong những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung quan trọng. Quan hệ sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su, quan hệ với một bạn tình, một vợ, một chồng sẽ giúp giảm nguy cơ lây truyền virus HPV. Tuy nhiên, virus HPV vẫn có thể lây truyền qua những vùng da không được bao cao su bảo vệ; do đó, việc kết hợp tiêm vắc xin phòng virus HPV kết hợp với quan hệ an toàn là bộ đôi “chìa khóa” giúp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
Quan hệ tình dục quá sớm (đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên) cũng là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sở dĩ độ tuổi mà phụ nữ quan hệ tình dục lần đầu tiên được xem là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung là vì những tổn thương do quan hệ gây ra cho cổ tử cung vào thời điểm nó vẫn đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguy cơ nhiễm virus HPV và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục 15 tuổi cao gấp đôi so với những người có quan hệ tình dục sau 20 tuổi.
Nhiều phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai khiến phụ nữ không sử dụng các biện pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su khi quan hệ, dẫn đến tăng nguy cơ phơi nhiễm virus HPV.
Vệ sinh âm đạo không sạch sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Bạn nên vệ sinh âm đạo đúng cách bằng những phương pháp sau:
Khi có những triệu chứng bất thường như ra máu, dịch tiết vàng hoặc xanh, có mùi hôi, kinh nguyệt không đều,… cần khám phụ khoa và điều trị dứt điểm để tránh tình trạng tiến triển nặng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe và cũng là một trong những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cuộc sống bận rộn của người phụ nữ, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Phụ nữ nên ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe từ tất cả các nhóm thực phẩm, bao gồm: trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, sữa ít béo hoặc không béo và thịt nạc.
Theo Eat Right, một kế hoạch ăn uống lành mạnh cho phụ nữ gồm:
Duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, đại tràng và cả thận. Tương tự, tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng.
Để tập thể dục phát huy được hiệu quả tốt nhất, cần cố gắng tập aerobic nhẹ nhàng ít nhất 150 phút mỗi tuần, hoặc 75 phút với những bài aerobic năng động. Ngoài ra, bạn cần nghỉ ngơi hợp lý và đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 11 giờ và cố định thời gian ngủ.
Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng. Đây được đánh giá là một trong những yếu tố nguy cơ khiến mầm bệnh dễ hình thành và phát triển nhanh.
Hút thuốc lá không phải là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Cụ thể, hút thuốc có thể làm tổn thương DNA, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo cơ hội cho virus HPV tấn công và phát triển thành bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm bài viết 12 cách phòng ngừa ung thư: 7 bệnh đã có vắc xin để có cho mình nhiều hơn những kiến thức phòng ngừa bệnh nhé.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV như: Có nhiều bạn tình, có bạn tình quan hệ với nhiều người, quan hệ tình dục sớm, loạn sản cổ tử cung hay trong gia đình có người thân từng bị ung thư cổ tử cung cũng là nhóm có yếu tố nguy cơ cao. Một số yếu tố nguy cao khác có thể kể đến là người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như Chlamydia, người nghiện hút thuốc lá,…
HPV không phân biệt nam nữ, bất cứ ai cũng có thể nhiễm loại virus này, đặc biệt là những người thuộc Cộng đồng LGBT (Cộng đồng những người đồng tính). Đồng tính nữ (Lesbian) có nguy cơ lây nhiễm virus HPV thông qua các tiếp xúc ngoài da, tiếp xúc niêm mạc (như niêm mạc miệng hoặc âm đạo), các chất dịch từ âm đạo, dùng chung đồ chơi tình dục.
CÓ. Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị hiệu quả ở giai đoạn đầu. Khái niệm chữa khỏi ở đây được hiểu là sau 5 năm điều trị không tái phát bệnh.
Theo Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ACS), tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung sống sót là 66%. Nếu tính theo giai đoạn bệnh, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của phụ nữ ung thư cổ tử cung xâm lấn là 92%. Tỷ lệ này là 58% nếu ung thư lan sang các mô, cơ hoặc hạch bạch huyết xung quanh. Nếu ung thư đã di căn đến những bộ phận xa hơn của cơ thể, tỷ lệ sống sót chỉ còn lại 18%.
Đây là những con số ước lượng không phải tuyệt đối. Vì vậy, người mắc ung thư cổ tử cung dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng không nên từ bỏ hy vọng sống. Tinh thần lạc quan và ý chí chiến đấu kiên cường là “vũ khí” giúp bạn chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác.
Ung thư cổ tử cung không phải là “án tử”. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm nhất là “Tiêm phòng sớm – Hiệu quả cao”. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC hiện có đầy đủ các loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư nguy hiểm khác do virus HPV. Liên hệ hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn, đặt lịch tiêm.
Hiểu đúng về hạn sử dụng vắc xin, quy trình bảo quản vắc xin chất lượng giúp người dân an tâm tiêm chủng, tránh bỏ lỡ những...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmTiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái càng sớm càng tốt, ngay từ sinh nhật 9 tuổi trở lên để trẻ có được “hàng...
Xem ThêmSau khi thực hiện xét nghiệm HPV, kết quả mà người bệnh nhận được có thể là dương tính hoặc âm tính. Vậy xét nghiệm HPV dương...
Xem ThêmTheo CDC Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 36.000 phụ nữ và nam giới được chẩn đoán mắc các bệnh lý ung thư do nhiễm virus HPV....
Xem Thêm