Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sau khi thực hiện xét nghiệm HPV, kết quả mà người bệnh nhận được có thể là dương tính hoặc âm tính. Vậy xét nghiệm HPV dương tính là gì và liệu kết quả này có nguy hiểm hay không? Tham khảo bài viết dưới đây của VNVC để nhận được thông tin khoa học, chính thống.
Virus HPV là tác nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý ung thư nguy hiểm ở nam và nữ giới như ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, sùi mào gà,… Các chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc dự phòng và tầm soát để phát hiện virus HPV là điều quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư gây “án tử”.
Bằng cách thực hiện 2 xét nghiệm virus HPV đơn giản dưới đây có thể giúp phát hiện các bất thường, ngay khi bệnh ung thư chưa có triệu chứng, giúp hầu hết phụ nữ có thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe cổ tử cung như chứng loạn sản cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ đạt kết quả tốt, kiểm soát bệnh, giúp phụ nữ tiếp tục mang thai, sinh con.
Xét nghiệm HPV DNA sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định chính xác sự hiện diện virus HPV – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh lý đường tình dục ở phụ nữ.
Theo đó, xét nghiệm HPV DNA sẽ giúp kiểm tra hai chủng HPV 16 và 18, nguyên nhân gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nếu virus HPV 16 hoặc 18 được phát hiện khi xét nghiệm HPV DNA thì người bệnh nên thực hiện soi cổ tử cung để được chẩn đoán chính xác hơn. Soi cổ tử cung là thủ thuật phóng đại cổ tử cung để bác sĩ có thể quan sát tốt hơn các tế bào bất thường và lấy sinh thiết nếu cần.
Xét nghiệm Pap Smear (hay còn gọi là xét nghiệm Pap, xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung) là xét nghiệm tế bào học nhằm tìm kiếm những thay đổi bất thường ở cổ tử cung cho thấy ung thư hoặc những thay đổi có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Trong hầu hết các trường hợp, ung thư cổ tử cung mất nhiều năm để phát triển thì xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên là phương pháp hiệu quả để phát hiện những dấu hiệu lâu năm này trước khi chúng trở thành ung thư. Tần suất thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung ở mỗi phụ nữ là khác nhau, vì vậy nếu bạn không chắc chắn hoặc chưa từng nhiễm virus HPV, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để có những hướng dẫn về xét nghiệm này.
Phụ nữ được khuyên thực hiện xét nghiệm HPV DNA mỗi 5 năm một lần, bắt đầu từ 30 tuổi và tiếp tục đến 65 tuổi. Xét nghiệm Pap được khuyến cáo thực hiện thường xuyên hơn (ba năm một lần) đối với những người không được tiếp cận với xét nghiệm HPV DNA, đặc biệt trong độ tuổi từ 21-65 tuổi.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ, có nhiều phụ nữ chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe cổ tử cung, bằng chứng là việc khám để theo dõi phết tế bào cổ tử cung, soi cổ tử cung và các phương pháp điều trị khác thường không được nhiều người chú trọng và thực hiện. Để phòng tránh ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh lý nguy hiểm do virus HPV, chị em nên chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, tin tưởng vào bác sĩ và tìm hiểu đầy đủ thông tin về bệnh.
HPV dương tính là gì? Các chuyên gia y tế cho biết, kết quả xét nghiệm HPV dương tính đồng nghĩa với việc có sự hiện hữu của virus HPV gây ung thư cổ tử cung và các bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể. Tuy nhiên, kết quả này không khẳng định bạn bị ung thư cổ tử cung, vì vậy bạn khoan vội lo lắng mà hãy thật bình tĩnh lắng nghe và thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. [1]
Trong hầu hết trường hợp xét nghiệm HPV dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm một vài xét nghiệm để góp phần củng cố chẩn đoán khẳng định bệnh. Các xét nghiệm bổ sung có thể:
Các chuyên gia y tế cho biết, thời gian trả kết quả xét nghiệm thường khoảng vài ngày tùy vào phương pháp xét nghiệm HPV. Nếu xét nghiệm trực tiếp trên mô bệnh phẩm (như nốt sùi, mụn thịt…) để tìm virus HPV thì sau 1 – 2 ngày người bệnh sẽ nhận được kết quả. Với các phương pháp xét nghiệm máu thì sau khoảng 15 – 30 phút người bệnh sẽ biết kết quả xét nghiệm HPV dương tính hay âm tính. Tuy nhiên, cách xét nghiệm máu có hạn chế là độ nhạy không cao nên phải kết hợp thêm với các phương pháp khác.
Kết quả xét nghiệm HPV âm tính nghĩa là cơ thể hiện tại không có sự tồn tại của virus HPV. Mặc dù đây là một điều rất đáng mừng nhưng bạn cũng không nên lơ là vì vẫn có trường hợp âm tính giả. Âm tính giả nghĩa là cơ thể bạn đã có sự phơi nhiễm virus HPV nhưng không hiển thị kết quả dương tính. Những lý do thường được đưa ra để giải thích về hiện tượng âm tính giả như sau:
Sau nhiều lần xét nghiệm HPV âm tính, nếu trường hợp kết quả HPV dương tính nghĩa là cơ thể bạn đã nhiễm một hoặc nhiều loại virus HPV. Tuy nhiên, kết quả này hoàn toàn không khẳng định 100% bạn đã bị ung thư cổ tử cung nhưng khả năng mắc bệnh vẫn sẽ cao hơn so với người bình thường.
Xét nghiệm Pap smear là kỹ thuật kinh điển, đã được thực hiện để phát hiện virus HPV trên thế giới từ hơn 70 năm qua. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào cổ tử cung phết trực tiếp lên lam kính, rồi gửi tới phòng xét nghiệm để xử lý và đọc kết quả dưới kính hiển vi. [2]
Độ nhạy của xét nghiệm Pap trong khoảng 50 – 75%, độ đặc hiệu đạt 80 – 90% tuỳ phương pháp thực hiện. Để khẳng định bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không khi kết quả xét nghiệm PAP bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần phải làm thêm phương pháp khác như soi và sinh thiết cổ tử cung.
Xét nghiệm PAP có thể cho những kết quả sau:
Khi xét nghiệm Pap ra kết quả bình thường có nghĩa là không phát hiện thấy tế bào bất thường ở cổ tử cung và không cần phải kiểm tra thêm. Bác sĩ sẽ tư vấn sau 3-5 năm cần thực hiện xét nghiệm Pap lặp lại, tùy độ tuổi.
Kết quả Pap smear bất thường có nghĩa là một số tế bào ở cổ tử cung đã thay đổi, không còn là tế bào khỏe mạnh, bình thường nữa. Thông thường, xét nghiệm Pap bất thường cho kết quả:
Cần lưu ý, kết quả xét nghiệm PAP bất thường không có nghĩa là có thể kết luận ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm PAP bất thường có thể là những biến đổi lành tính của tế bào cổ tử cung do những nguyên nhân khác.
Kết quả Pap không đạt yêu cầu tức là mẫu tế bào lấy cổ tử cung không phải là mẫu tế bào tốt nên không thể đọc được kết quả. Trường hợp này bạn sẽ phải làm xét nghiệm lại.
Vậy xét nghiệm HPV dương tính có nguy hiểm không? Theo đó, xét nghiệm HPV dương tính chỉ cho biết cơ thể đã bị nhiễm virus chứ không khẳng định người thực hiện xét nghiệm đã mắc bệnh. Do vậy, kết quả dương tính có nguy hiểm hay không còn tùy vào việc chẩn đoán người bệnh dương tính với type virus HPV nào (nếu phương pháp xét nghiệm sử dụng trước đó không xác định được type HPV).
Theo đó, 2 chủng virus HPV 16 và 18 là những tuýp có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư nguy hiểm, gây biến chứng nặng, khó điều trị, tốn kém nhiều chi phí và tỷ lệ tử vong cao. Riêng hai tuýp 6 và 11 lại liên quan đến tình tình trạng mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) mà người bệnh cần được điều trị triệt để.
Trường hợp nhiễm các tuýp virus HPV nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ để sớm phát hiện những bất thường ở giai đoạn sớm hoặc tế bào tiền ung thư để có kế hoạch kiểm soát bệnh tốt hơn.
Đối với kết quả xét nghiệm HPV dương tính ngoài 2 trường hợp kể trên, nếu xét nghiệm Pap bình thường, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh lịch thực hiện tái khám và xét nghiệm lại trong 6 – 12 tháng tới.
Khi nhận được kết quả dương tính với HPV, bạn hiểu được rằng cơ thể mình đã bị nhiễm virus sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, bạn cần phải thực sự bình tĩnh và nghe theo những tư vấn, chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, thực hiện các kiểm tra chuyên sâu nhằm đánh giá chính xác nhất tình hình sức khỏe bản thân.
Các bác sĩ khuyến cáo những điều mà người HPV dương tính cần thực hiện là:
Phụ nữ bị nhiễm các chủng virus HPV nguy cơ cao phát triển chứng loạn sản cổ tử cung. Khi không được theo dõi và không được điều trị, chứng loạn sản cổ tử cung có nguy cơ cao phát triển thành ung thư cổ tử cung. Ở nam giới, virus HPV có thể gây nhiều bệnh lý nguy hiểm và khó điều trị như: ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, sùi mào gà.. .
Vắc xin Gardasil và Gardasil 9 là hai loại vắc xin duy nhất hiện nay giúp phòng ngừa các tuýp virus HPV nguy cơ cao gây các bệnh ung thư nguy hiểm ở nam và nữ giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo, tất cả nam và cả nữ giới từ 9-26 tuổi đều cần tiêm phòng vắc xin HPV đầy đủ để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh, tăng miễn dịch cộng đồng. Đặc biệt, giai đoạn từ 9-14 tuổi là “độ tuổi vàng” mà bé trai và bé gái cần thực hiện tiêm chủng vắc xin HPV.
Theo CDC Hoa Kỳ, 88% bé gái, 81% phụ nữ trưởng thành tiêm vắc xin HPV đã giảm được nguy cơ mắc các bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục do HPV gây ra. Ở nam giới, hiện chưa có biện pháp tầm soát phát hiện các bệnh ung thư liên quan đến HPV. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ đã phê duyệt mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin HPV cho nhóm từ 27 đến 45 tuổi.
Nếu như thời gian trước đây, nam và nữ ở độ tuổi 30 trở đi mới có nguy cơ phải đối mặt với nhiều loại bệnh lý ung thư nguy hiểm thì hiện nay tình trạng này đang ngày càng trẻ hóa, ngay cả phụ nữ và nam giới trong độ tuổi 20 – 30 cũng khó tránh khỏi nguy cơ này,
Do đó, việc duy trì đều đặn thói quen khám sức khỏe tổng quát chính là xây dựng lá chắn bảo vệ cho cơ thể. Kiểm tra sức khỏe định kỳ biết được tình hình sức khỏe, sớm phát hiện dấu hiệu bệnh lý để kịp thời điều trị, vừa có cơ hội chữa khỏi bệnh cao vừa ngăn chặn được biến chứng do bệnh gây ra.
Đặc biệt, khi có kết quả kiểm tra sức khỏe, nam và nữ giới còn được bác sĩ tư vấn về chăm sóc dự phòng, chế độ dinh dưỡng, lối sống để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong tương lai, cũng như có cơ hội trao đổi trực tiếp với bác sĩ về các thắc mắc liên quan đến sức khỏe của mình, tránh được những lo lắng không cần thiết.
Thực hiện quan hệ tình dục an toàn không chỉ tránh mang thai ngoài ý muốn mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể khiến các cơ quan tình dục không khỏe mạnh. Virus HPV là loại virus phổ biến lây truyền qua đường quan hệ tình dục, nhiều khi tiếp xúc da cũng có thể lây nhiễm loại virus này. Mặc dù việc dùng bao cao su không ngăn chặn lây nhiễm virus HPV 100% nhưng vẫn có thể tránh được sự lây lan của virus này.
Xem thêm bài viết: HPV lây qua đường nào? Làm thế nào để tránh lây nhiễm
KHÔNG! Hiện tại, chưa có xét nghiệm tầm soát HPV cho nam giới. Các xét nghiệm HPV được chấp nhận trên thị trường là để sàng lọc virus HPV gây ung thư cổ tử cung cho phụ nữ. Những xét nghiệm này không hữu ích để sàng lọc các bệnh ung thư liên quan đến HPV hoặc mụn cóc sinh dục ở nam giới. Chưa có xét nghiệm HPV nào được chấp thuận để tầm soát ở nam giới.
Hiện nay, phương pháp tầm soát ung thư hậu môn không được khuyến cáo thực hiện thường quy cho nam giới. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyên nên kiểm tra ung thư hậu môn hàng năm (xét nghiệm Pap hậu môn) đối với nam giới đồng tính, lưỡng tính và những người bị nhiễm HIV vì ung thư hậu môn phổ biến hơn ở những đối tượng này.
Đối với dương vật, bạn có thể kiểm tra bất kỳ bất thường nào trên dương vật, bìu hoặc quanh hậu môn để phát hiện nguy cơ ung thư dương vật.
Không có xét nghiệm nào để kiểm tra tình trạng “HPV” tổng quát của một người nam. Nhưng HPV thường tự khỏi mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe. Vì vậy, một người bị nhiễm HPV ngày hôm nay rất có thể sẽ không thấy nữa sau khoảng một hoặc hai năm.
Không có phương pháp điều trị hoặc chữa khỏi virus HPV. Nhưng có nhiều cách có thể điều trị các vấn đề sức khoẻ do HPV gây ra ở nam giới.
Mụn cóc sinh dục có thể được điều trị bằng thuốc, loại bỏ (phẫu thuật), đốt điện hoặc nhiệt đông. Một số phương pháp điều trị có thể được bác sĩ thực hiện khi bạn đi khám bệnh hoặc có thể được thực hiện tại nhà bởi chính người bệnh. Mụn cóc thường xuất hiện trở lại trong vòng vài tháng sau đó.
Trong một số trường hợp, mụn cóc sinh dục có thể tiến triển nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong một số trường hợp khác, chúng có thể tự khỏi, không thay đổi hoặc phát triển (về kích thước hoặc số lượng) và không biến thành ung thư.
Ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn và ung thư hầu họng có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị và hóa trị liệu. Thông thường, có hai hoặc nhiều hơn các phương pháp điều trị được sử dụng kết hợp. Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị nào tốt nhất cho người bệnh.
Nếu kết quả xét nghiệm HPV dương tính bạn không nên lo lắng, vì kết quả này không khẳng định bạn mắc ung thư cổ tử cung hay các bệnh lý nguy hiểm khác. Khi có kết quả HPV dương tính, bạn hãy lắng nghe các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện các kiểm tra chuyên sâu nhằm đánh giá chính xác nhất tình hình sức khỏe bản thân.
Viêm gan B là căn bệnh “nhiễm trùng thầm lặng” gây ra gánh nặng vô cùng lớn trên toàn cầu. Ước tính hiện nay có đến 300...
Xem ThêmBệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmHiểu đúng về hạn sử dụng vắc xin, quy trình bảo quản vắc xin chất lượng giúp người dân an tâm tiêm chủng, tránh bỏ lỡ những...
Xem ThêmVirus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết, lây truyền qua đường muỗi đốt. Người bệnh sốt xuất huyết thường dễ nhầm lẫn triệu...
Xem ThêmTiêm vắc xin phòng virus HPV không chỉ là việc làm cần thiết cho nam và nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục, để phòng tránh...
Xem ThêmTiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái càng sớm càng tốt, ngay từ sinh nhật 9 tuổi trở lên để trẻ có được “hàng...
Xem Thêm