Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Theo CDC Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 36.000 phụ nữ và nam giới được chẩn đoán mắc các bệnh lý ung thư do nhiễm virus HPV. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh chỉ còn khoảng 9%. Virus HPV đang ngày càng trẻ hoá và nguy hiểm ở cả nam và nữ, vậy virus HPV lây qua đường nào? Cách phòng lây nhiễm ra sao?
Virus HPV có thể lây truyền qua nhiều con đường như: Đường tình dục, thông qua tiếp xúc, lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, con đường lây truyền phổ biến nhất của virus, chủ yếu là lây qua đường tình dục. Một người nhiễm virus HPV vẫn có thể lây truyền bệnh sang người khác kể cả khi họ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. [1]
Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, kể cả tiếp xúc tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ bằng đường miệng. Vị trí đầu tiên virus HPV xâm nhập và khu trú chủ yếu ở vùng thượng bì, ở lớp biểu mô da và niêm mạc ẩm ướt, nhầy. Trung bình, tỷ lệ lây truyền virus HPV giữa nam và nữ qua quan hệ tình dục là 40%. Tỷ lệ này cao hơn ở nhóm Cộng đồng đồng tính nam (MSM) và Cộng đồng những người đồng tính (LGBT).
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), ít nhất có khoảng 50% dân số có hoạt động tình dục có nguy cơ nhiễm virus HPV ở một thời điểm nào đó trong đời. 10 năm đầu tiên sau khi quan hệ, nguy cơ nhiễm virus HPV là 25%. Trong suốt cuộc đời, nguy cơ nhiễm virus có thể lên đến 80%.
⇒ Hãy xem thêm: Cách quan hệ đồng giới an toàn để phòng ngừa HPV
Virus HPV có khả năng kháng nhiệt và có thể sinh tồn trong điều kiện khô. Do đó, virus này còn có khả năng lây truyền không qua đường tình dục như tiếp xúc với các dụng cụ cắt móng tay, chân; đồ lót, kim bấm sinh thiết,… có chứa virus. HPV còn có khả năng lây lan qua tiếp xúc da kề da ở vùng âm hộ, hậu môn, nơi bao cao su không che phủ.
Virus HPV không gây sảy thai. Những mẹ bầu được chẩn đoán nhiễm virus HPV cũng có rất ít khả năng lây truyền sang con. Tuy nhiên, đã có những trường hợp trẻ bị mụn cóc cổ họng và đa bướu gai đường hô hấp do lây truyền từ mẹ nhiễm virus HPV trong quá trình sinh con.
Chính vì vậy, nếu đã từng có tiền sử nhiễm virus HPV và có kế hoạch mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về việc có cần thực hiện thêm các xét nghiệm về HPV hay không. Điều này giúp xác định rằng bạn có đang nhiễm virus HPV hay cơ thể đã tự đào thải, có nhiễm virus HPV nhóm nguy cơ cao hay không, giúp bạn an tâm cho kế hoạch mang thai sắp tới.
Đối với trường hợp thai phụ được xác định nhiễm virus HPV nhóm nguy cơ cao có liên quan đến ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe bệnh nhân trong suốt thời gian thai kỳ để quan sát sự thay đổi của mô cổ tử cung. Nếu thai phụ bị mụn cóc sinh dục do HPV, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng mụn cóc để quyết định điều trị ngay hay trì hoãn cho đến khi sinh con xong. Nếu mụn cóc gây tắc nghẽn âm đạo cần được loại bỏ trước khi sinh con.
Một số yếu tố liên quan đến tiền sử tình dục có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV gồm: Quan hệ tình dục quá sớm (đặc biệt là người dưới 18 tuổi), quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn, có nhiều bạn tình. Đặc biệt, phụ nữ lần quan hệ tình dục đầu tiên quá sớm cũng được xem là một yếu tố nguy cơ gây ung thư, vì những tổn thương khi quan hệ gây ra cho cổ tử cung trong giai đoạn đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguy cơ lây nhiễm virus HPV và ung thư cổ tử cung ở bé gái 15 tuổi được chứng minh cao gấp đôi so với những người trên 20 tuổi.
Để phát hiện sớm nguy cơ nhiễm virus HPV, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau.
Xét nghiệm Pap Smear (hay xét nghiệm Pap): Xét nghiệm tế bào nhằm thu thập và phân tích các tế bào trong cổ tử cung, từ đó phát hiện sớm các bất thường về hình thái, cấu trúc như loạn sản, dị sản,… là mầm mống của tế bào ung thư. Mặt khác, các tế bào trong cổ tử cung cũng được dùng để làm xét nghiệm HPV.
Xét nghiệm Thinprep: Thinprep là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung cải tiến hơn so với Pap Smear. Các tế bào sau khi mang đến phòng thí nghiệm sẽ được xử lý hoàn toàn tự động từ tách chiết cho đến phết tế bào lên mặt lam kính.
Xét nghiệm DNA virus HPV: DNA virus HPV là xét nghiệm sử dụng hệ thống tách chiết DNA tự động có độ chính xác cao. Phương pháp xét nghiệm DNA của virus HPV không khẳng định phụ nữ có mắc ung thư cổ tử cung hay không, nhưng có thể xác định sự tồn tại của virus HPV trong cơ thể, từ đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên thăm khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần, nhằm chẩn đoán các vấn đề liên quan đến sinh sản, phát hiện kịp thời các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và hôn nhân gia đình. Khám phụ khoa định kỳ là thực hiện các xét nghiệm, thăm khám tại cơ quan sinh dục nữ gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và ngực,…
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định phụ nữ thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm nước tiểu, dịch âm đạo, xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung, siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò âm đạo,…
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm liên quan như sinh thiết cổ tử cung, soi cổ tử cung, MRI,… để có thêm cơ sở chẩn đoán bệnh.
Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus HPV sau, bạn nên đến ngay bác sĩ để chẩn đoán xác định và tiến hành điều trị kịp thời, tránh nguy cơ bệnh diễn tiến nặng:
Xem thêm: Xét nghiệm HPV dương tính có nguy hiểm không? Cần làm gì?
Virus HPV được biết đến là loại virus gây u nhú và các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở người. Hiện nay, các nhà khoa học đã phân lập hơn 100 chủng virus HPV; trong đó có hơn 40 chủng virus có thể gây bệnh ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Ước tính virus HPV gây ra hơn 4,5% ca ung thư trên toàn cầu ở cả 2 giới. Trong đó, ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp ở nữ giới, đã tước đoạt mạng sống của hơn 300 ngàn người mỗi năm, 85% trong số đó là ở các nước đang phát triển chưa có chiến lược phòng bệnh hiệu quả.
Ở nam giới, độ lưu hành của virus HPV cao hơn nữ giới ở mọi lứa tuổi. Cụ thể, tỷ lệ lưu hành virus HPV ở nam giới là 91%, trong khi nữ giới là 85%. Theo Báo cáo thực trạng ung thư thế giới, năm 2020, virus HPV là nguyên nhân gây nên 397 ca ung thư dương vật ở nam giới; trong đó có 147 ca tử vong. Ngoài ra, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư hậu môn, ung thư khẩu hầu,… ở nam giới vẫn đang gia tăng theo từng ngày.
Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Quan hệ an toàn bằng cách sử dụng bao cao su giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus. Tuy nhiên, những vùng da không được bao cao su bao phủ vẫn có khả năng nhiễm virus HPV. Để phòng ngừa virus HPV hiệu quả nhất có thể, bạn nên áp dụng đồng thời một số biện pháp sau:
Vắc xin là phương pháp phòng ngừa HPV hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc xin phòng các bệnh do virus HPV phát huy hiệu quả cao nhất khi tiêm phòng cho trẻ từ 9-15 tuổi. Tiêm phòng càng sớm, hiệu quả bảo vệ càng cao. Đặc biệt ở những trẻ chưa quan hệ tình dục.
Trước đây, tại Việt Nam chỉ có vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng 4 týp virus HPV 6, 11, 16, 18 chỉ định cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi được đưa vào sử dụng. Từ tháng 5/2022, vắc xin Gardasil 9 thế hệ mới được triển khai tiêm chủng đầu tiên tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, mở rộng phạm vi và đối tượng phòng ngừa.
Vắc xin Gardasil 9 được chỉ định sử dụng cho thanh thiếu niên cả nam, nữ, Cộng đồng LGBT, Cộng đồng MSM,… từ 9-26 tuổi, bảo vệ khỏi 9 týp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, sùi mào gà… với hiệu quả lên đến trên 94%.
Vắc xin Gardasil (Mỹ) có lịch tiêm 3 mũi như sau:
Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) tiêm cho cả nam và nữ từ 9-27 tuổi, với lịch tiêm cho:
Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 2 mũi:
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Phác đồ tiêm nhanh:
Xem thêm: Nam giới có nên tiêm HPV không?
Từ 21 tuổi, phụ nữ nên chủ động tầm soát định kỳ để sớm phát hiện các bệnh phụ khoa nguy hiểm, trong đó có ung thư cổ tử cung. Các xét nghiệm Pap và virus HPV có khả năng phát hiện sớm dấu hiệu tiền ung thư qua những tế bào có dấu hiệu biến đổi, xác định chủng virus gây bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như bao cao su, bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm virus HPV bằng việc quan hệ với 1 bạn tình, không quan hệ sớm (đặc biệt là với trẻ dưới 18 tuổi) để tránh làm tổn thương cổ tử cung đang còn trong giai đoạn phát triển.
Bạn có thể xem thêm video về đường lây nhiễm của HPV:
Không cắt bao quy đầu có thể khiến quá trình vệ sinh khó khăn hơn, gây ứ đọng nước tiểu, cặn bã, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Từ đó, gây nên các bệnh viêm nhiễm như viêm quy đầu, viêm đường tiết niệu,… Nếu nhiễm virus HPV có thể gây nhiễm trùng và tiến triển thành mạn tính, dẫn đến ung thư.
Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh ung thư nguy hiểm ở nữ giới như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo. Do đó, người bị nhiễm virus HPV tiến triển thành ung thư cổ tử cung, có tiền sử loạn sản cổ tử cung cũng có nguy cơ cao bị ung thư âm hộ.
Virus HPV lây qua đường nào? Làm thế nào để tránh lây nhiễm? Nhìn chung, nam giới và nữ giới cần sử dụng biện pháp an toàn, không quan hệ với nhiều bạn tình, không quan hệ sớm và đặc biệt là chủ động tiêm sớm vắc xin phòng các bệnh ung thư nguy hiểm do virus HPV gây ra. Liên hệ hotline 028 7102 6595 hoặc truy cập Fanpage trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn cụ thể các vấn đề liên quan đến vắc xin phòng HPV và các loại vắc xin quan trọng khác.
Viêm gan B là căn bệnh “nhiễm trùng thầm lặng” gây ra gánh nặng vô cùng lớn trên toàn cầu. Ước tính hiện nay có đến 300...
Xem ThêmBệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmHiểu đúng về hạn sử dụng vắc xin, quy trình bảo quản vắc xin chất lượng giúp người dân an tâm tiêm chủng, tránh bỏ lỡ những...
Xem ThêmTiêm vắc xin phòng virus HPV không chỉ là việc làm cần thiết cho nam và nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục, để phòng tránh...
Xem ThêmTiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái càng sớm càng tốt, ngay từ sinh nhật 9 tuổi trở lên để trẻ có được “hàng...
Xem ThêmSau khi thực hiện xét nghiệm HPV, kết quả mà người bệnh nhận được có thể là dương tính hoặc âm tính. Vậy xét nghiệm HPV dương...
Xem Thêm