Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Chẩn đoán sốt xuất huyết ở giai đoạn sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời, đúng phác đồ, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, thậm chí là tử vong. Vậy theo hướng dẫn của Bộ Y tế người dân cần chẩn đoán sốt xuất huyết như thế nào? Khi nào cần đến bệnh viện?
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue, thường xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa và có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc trưng của bệnh là tình trạng thoát huyết tương, dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, suy tạng và rối loạn đông máu.
Đáng lo ngại hơn, triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết thường khiến người bệnh dễ lầm tưởng với các bệnh về đường hô hấp thông thường, dẫn đến chậm trễ trong điều trị, khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Xem thêm: https://vnvc.vn/sot-xuat-huyet/
Sốt xuất huyết có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Bệnh khởi phát đột ngột và thường trải qua 3 giai đoạn: Sốt, nguy hiểm và phục hồi. Nếu phát hiện bệnh sớm và hiểu rõ các vấn đề lâm sàng sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phân độ sốt xuất huyết được chia làm 3 cấp độ, cụ thể như sau:
Những người sống hoặc đi đến vùng có dịch bệnh sốt xuất huyết lưu hành sốt 7 ngày và có 2 trong số các dấu hiệu sau:
Người bệnh xuất hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo sau:
Xem thêm: https://vnvc.vn/dau-hieu-canh-bao-sot-xuat-huyet/
Người bệnh sốt xuất huyết Dengue thể nặng có 1 trong các dấu hiệu sau:
Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác để bệnh nhân được điều trị sớm và đúng phác đồ, nâng cao khả năng hồi phục. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như: Tay chân miệng, nhiễm siêu vi, viêm cơ tim, viêm ruột thừa, sốc nhiễm trùng, những trường hợp tiểu cầu giảm từ trước và sốt như động kinh đang điều trị, tim bẩm sinh hoặc cao áp phổi, bệnh gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xuất huyết giảm tiểu cầu,…
Sốc sốt xuất huyết Dengue | Sốc nhiễm trùng | Sốc/ tay chân miệng | Sốc tim | |
Ngày của bệnh lúc sốc | 4-5 | 1-2 | 1-3 | 1-2 |
Vị trí nhiễm trùng | – | + | – | – |
Run giật cơ | – | – | + | – |
Loét miệng/ hồng ban bóng nước | – | – | + | – |
Xuất huyết da/ niêm mạc | – | – | + | – |
Gan to | + Và đau | – | – | + |
Band neutrophils (bạch cầu đũa trung tính) | – | + | – | – |
PCT | Bình thường | Bình thường | Bình thường | |
CRP | Bình thường | Bình thường | Bình thường | |
Tốc độ lắng máu | Bình thường | Bình thường | ||
Hct | Bình thường | Bình thường | Bình thường/ | |
PLT | Bình thường | Bình thường | ||
NS1 Ag/MAC ELISA Dengue | + | – | – | – |
EF, FS trên siêu âm* | Bình thường | Bình thường | / Bình thường | |
Siêu âm bụng, ngực | ||||
Dày thành vách túi mật | + | ± | – | – |
Tụ dịch dưới bao gan | + | – | – | – |
TDMB, MP | + | – | – | – |
X quang phổi | ||||
Bóng tim to | – | – | – | + |
*EF: Phân suất tống máu
FS: Phân suất rút ngắn
Để chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ không chỉ căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng mà còn thông qua các xét nghiệm có độ chính xác cao.
Đây là xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết dựa trên việc phát hiện kháng nguyên virus. Xét nghiệm được tiến hành từ ngày thứ nhất đến ngày thứ năm của bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã nhiễm sốt xuất huyết và ngược lại. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bệnh trên 3 ngày, kết quả xét nghiệm có thể là âm tính, dù bệnh nhân hết sốt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự suy giảm nồng độ kháng nguyên của virus trong máu từ cuối ngày thứ 3 trở đi.
Kháng thể IgM thường xuất hiện trong cơ thể người bệnh từ 4-5 ngày sau khi bị sốt. Xét nghiệm kháng thể IgM giúp xác định sự có mặt của kháng thể chống virus sốt xuất huyết trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Mỗi người bệnh khác nhau sẽ có mức độ sản xuất kháng thể khác nhau, quyết định kết quả xét nghiệm dương tính hay không.
Đối với người lần đầu nhiễm virus sốt xuất huyết nguyên phát, IgG thường xuất hiện trong khoảng 10-14 ngày và tồn tại nhiều năm sau đó. Đối với những trường hợp bị sốt xuất huyết thể thứ phát, IgG đã có sẵn trong máu và tăng lên sau 1-2 ngày.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện cả 3 xét nghiệm trên để chẩn đoán chính xác
Khi có các dấu hiệu báo hiệu bệnh sốt xuất huyết trở nặng sau, người bệnh cần được nhập viện càng sớm càng tốt:
Ngoài ra, các yếu tố khác cần xem xét có thể kể đến như: Bệnh lý đi kèm như tim, thận, phổi; trẻ nhũ nhi, dư cân; tiểu cầu giảm quá thấp và Hct tăng cao; nhà xa.
Trường hợp chưa đủ điều kiện nhập viện, bệnh nhân có thể khám lại trong cùng một ngày.
Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Đối với những trường hợp nhẹ không cần nhập viện: Người bệnh có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ, phương pháp điều trị là hạ sốt bằng thuốc Paracetamol và bù nước cho bệnh nhân.
Cần lưu ý, nếu phương pháp bù nước và hạ sốt bằng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc khi người bệnh xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc thì người nhà cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay.
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần nhập viện điều trị trong thời gian dài nếu có các triệu chứng như: lạnh cóng chân tay,mạch yếu, sốt li bì, viêm họng, khó thở,…
Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hạ sốt, nên cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, chia làm nhiều bữa, đến bệnh viện tái khám đúng lịch (nếu cần).
Chẩn đoán sốt xuất huyết chính xác là tiền đề quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh, giảm thời gian nằm viện và tỷ lệ biến chứng, tử vong. Để tham khảo thêm các thông tin y khoa về bệnh sốt xuất huyết bạn có thể truy cập website vnvc.vn, fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem Thêm