Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêm phế cầu có tác dụng gì đang là một trong những câu hỏi được đặt ra rất nhiều trên các diễn đàn điện tử về y khoa trong những thời điểm thời tiết giao mùa, nhất là giai đoạn chuyển mùa Xuân – Hè, Thu – Đông. Vậy, tiêm phế cầu có tác dụng gì? Việc tiêm vắc xin phòng phế cầu sẽ mang lại những lợi ích nào? Có thật sự cần thiết phải tiêm vắc xin phế cầu hay không? Nên tiêm vào thời điểm nào là hiệu quả nhất?
Phế cầu là một loại vi khuẩn có tên khoa học hay tên quốc tế là Streptococcus pneumoniae. Vi khuẩn này thường gây bệnh nhiễm trùng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê, trên toàn thế giới, hàng năm có hàng triệu trẻ em tử vong vì mắc các bệnh liên quan đến phế cầu, điển hình là bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi.
Xem thêm: https://vnvc.vn/phe-cau-khuan/
Theo thống kê, viêm phổi là nguyên nhân chiếm 14% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong và có đến 20 – 45% trường hợp viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra (1). Mỗi năm, một trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp từ 5 – 8 lần. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi xảy ra ở trẻ em các nước đang phát triển, trong đó có khoảng 11 triệu trẻ nhập viện (2). Chỉ riêng ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu trẻ em mắc bệnh viêm phổi và hơn 4.000 trẻ em đã tử vong vì căn bệnh này.
Khi bị nhiễm phế cầu khuẩn, trẻ em có thể mắc các bệnh lý về tai, phổi, máu, não,… Vi khuẩn lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và thường được truyền từ người này sang người khác thông qua các giọt bắn từ người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện ở nơi công cộng như khu vui chơi, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo,…
Vắc xin phế cầu là loại vắc xin có khả năng kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên chống lại sự lây nhiễm của phế cầu khuẩn. Vắc xin phòng bệnh phế cầu được coi là giải pháp đơn giản, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất hiện nay trong việc nâng cao khả năng đề kháng, bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi các bệnh lý, biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, nhất là các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người có bệnh nền,… Vắc xin phế cầu được áp dụng tiêm ngừa cho người lớn và trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên, được chỉ định tiêm vào vùng cơ delta ở bắp tay hoặc mặt trước – bên đùi của trẻ.
Hiện nay, tại Việt Nam đang cho phép lưu hành và sử dụng phổ biến 2 loại vắc xin phòng bệnh phế cầu, bao gồm:
Phế cầu khuẩn thường trú ngụ sẵn trong hầu họng của cả trẻ em và người lớn, kể cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi sức khỏe suy yếu hoặc khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, phế cầu khuẩn sẽ tấn công vào đường hô hấp và gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não và nhiều bệnh lý khác. Tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu là một phương pháp phòng ngừa đơn giản và vô cùng hiệu quả có thể phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm:
Viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng tới đường hô hấp, gây tổn thương và viêm tại phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể, phế cầu khuẩn sẽ phát triển và gây ra các triệu chứng như ho, đau ngực, khó thở, sốt, buồn nôn và đau đầu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng, gây ra nhiều biến chứng khác nhau như áp xe phổi, hội chứng sốc, suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm nội nhãn, viêm phúc mạc, đau thắt ngực,…
Xem thêm: https://vnvc.vn/viem-phoi-do-phe-cau-khuan-bien-chung-va-cach-phong-ngua/
Viêm tai giữa là một căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em. Điều đáng ngại là hiện nay, vi khuẩn phế cầu đã trở nên đề kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Để chữa trị bệnh, các bác sĩ thường phải sử dụng các loại kháng sinh mạnh, liều cao hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau, dẫn đến chi phí cao và thời gian điều trị kéo dài, mà không đảm bảo rằng bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn, đó là một giải pháp hiệu quả để đối phó với căn bệnh này cả trong trường hợp của trẻ em và người lớn. Việc sử dụng vắc xin phòng bệnh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh mà còn giảm thiểu chi phí và rủi ro cho sức khỏe của trẻ và người lớn.
Xem thêm: https://vnvc.vn/viem-tai-giua-do-phe-cau-khuan/
Viêm màng não là một bệnh lý nghiêm trọng, xảy ra khi có sự nhiễm khuẩn trên lớp màng bảo vệ bao phủ não bộ và tủy sống. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng não có thể gây ra các nguy hiểm đến tính mạng và để lại nhiều tác động nặng nề. Viêm màng não do phế cầu thường xuất hiện đột ngột và nhanh chóng lan rộng, gây ra các triệu chứng như đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn mửa, cảm giác mệt mỏi. Thậm chí, viêm màng não do phế cầu còn có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những đối tượng người già, trẻ em và những người có sức đề kháng kém.
Viêm màng não cũng để lại nhiều di chứng nặng nề để lại tác động lâu dài đến sức khỏe của người mắc bệnh. Một số di chứng thường gặp bao gồm suy giảm trí nhớ, khó khăn trong việc tập trung, mất điểm tối đa, giảm sức lao động, khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong.
Xem thêm: https://vnvc.vn/viem-mang-nao-phe-cau-khuan-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-phong-ngua/
Nhiễm trùng do phế cầu khuẩn trong máu là một tình trạng rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý nền khác. Tỉ lệ tử vong của tình trạng này lên đến 20%, đây là tình trạng thứ phát phổ biến sau viêm phổi do phế cầu khuẩn, xuất hiện trên khoảng 25% số người bệnh.
Ngoài ra, các triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng máu là sốt, rét run, bứt rứt, đau đầu, đau cơ, lơ mơ ngủ gà và phát ban ngoài da. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, khiến người bệnh nhập viện và tử vong là rất cao.
Vắc xin phế cầu khuẩn là loại vắc xin được khuyến cáo cho cả người lớn và trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên. Mọi đối tượng đều có thể tiêm vắc xin phế cầu khuẩn, nhưng những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng do phế cầu khuẩn gây ra cần được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để phòng ngừa các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm: các đối tượng như người trên 65 tuổi, người có hệ thống miễn dịch yếu, những người mắc bệnh tim, tiểu đường, nhiễm trùng phổi, hen suyễn, COPD, suy giảm miễn dịch do hóa trị liệu, cấy ghép tạng, hoặc nhiễm HIV/AIDS và người hút thuốc lá hoặc nghiện rượu nặng. Ngoài ra, người bệnh trải qua phẫu thuật hoặc mắc bệnh nghiêm trọng cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng phổi và cần được tiêm vắc xin ngay để đẩy lùi bệnh tật.
Tiêm phế cầu có tác dụng gì? Tiêm phế cầu là giải pháp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn gây ra. Tiêm phế cầu có tác dụng giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại phế cầu khuẩn, giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm như như viêm màng não, viêm khớp, viêm phổi và nhiều bệnh khác. Không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, cải thiện tình trạng sức khỏe cho người tiêm, vắc xin phế cầu còn là giúp giảm chi phí điều trị cho cá nhân và xã hội.
Không chỉ riêng trẻ em, người lớn cũng là những đối tượng cần được bảo vệ khỏi sự gây hại của của phế cầu khuẩn. Tiêm vắc...
Xem ThêmNên tiêm phế cầu hay 6in1 trước là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra bởi đây là hai mũi vắc xin đầu đời cực...
Xem ThêmTiêm vắc xin phế cầu khuẩn là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất để chống lại sự tác động của vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae -...
Xem ThêmNên tiêm phế cầu 10 hay 13 là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ra...
Xem ThêmVắc xin phế cầu giúp phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai, nhiễm trùng huyết,... ở...
Xem ThêmBên cạnh các loại vắc xin phòng bệnh lao, viêm gan B, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt,... phụ huynh nên tiêm phế cầu cho...
Xem Thêm