Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Người có bệnh mạn tính mắc cúm tăng nguy cơ nhập viện, biến chứng nặng hơn trên nền bệnh lý đang sẵn có, nguy cơ tử vong tăng cao.
Cúm đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh nền như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, thận mạn tính… nếu không được điều trị kịp thời những đối tượng này có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm cơ tim, co giật… và khả năng tử vong là rất cao.
Tính đến nay, trên thế giới hàng năm vẫn ghi nhận khoảng hơn 1 tỷ trường hợp mắc bệnh cúm mùa, khoảng 3-5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 291.000-646.000 ca tử vong. Cúm vẫn đang là mối đe dọa toàn cầu cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên thế giới.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện điển hình như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho… Thủ phạm hàng đầu gây bệnh là các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Cúm có khả năng lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi từ khoảng cách xa đến hơn 2m. Cúm được xếp vào một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất nhân loại khi trở thành đại dịch, lấy đi mạng sống của hàng triệu người như: Dịch cúm Tây Ban Nha 1918, đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009,…
Đến nay, cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, điều trị bệnh cúm nặng vẫn là thách thức đối với các bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp chủ yếu để giảm các triệu chứng của bệnh là chăm sóc, nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng phối hợp cùng bác sĩ chuyên môn theo dõi tình trạng bệnh để không xảy ra bội nhiễm và lây bệnh cho người khác.
Cúm có thể tấn công bất kỳ ai, bệnh dễ gặp nhất ở các nhóm đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu kém như: trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, đặc biệt là người lớn > 65 tuổi có bệnh nền mạn tính như tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, hệ miễn dịch suy yếu,…
Cúm đặc biệt nguy hiểm hơn đối với người có bệnh nền bởi một số lý do: hệ thống miễn dịch người cao tuổi suy yếu không đủ sức để chống lại nhiễm trùng, virus cúm tấn công sẽ có khả năng cao làm trầm trọng hơn các bệnh lý khác đang có như tiểu đường, hen suyễn, tim mạch, gan, phổi,.. làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra như:
BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Bệnh Truyền nhiễm TP.HCM cũng cho biết:
“Cúm thông thường sẽ có diễn biến nhẹ và người bệnh phục phục trong vòng 2 đến 7 ngày. Song đối với đối tượng trẻ em, người lớn tuổi vốn có sức đề kháng yếu, đặc biệt là người có bệnh mạn tính về thận, tim, phổi, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh sẽ dễ chuyển biến nặng hơn, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm và nhanh tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là chủ động tiêm ngừa vắc xin cúm”.
Có nhiều biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh cúm ở người có bệnh nền, bao gồm tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh, xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý… Tuy nhiên, biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu bệnh cúm ở người có bệnh nền vẫn là tiêm vắc xin cúm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm vắc xin cúm có thể làm giảm tới 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm 70 – 80% tỷ lệ tử vong do cúm và có hiệu lực bảo vệ cao tới 80 – 90%.Tất cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn, nhất là người cao tuổi, người có bệnh mạn tính cần được tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt và tiêm mũi nhắc lại mỗi năm để duy trì miễn dịch và nồng độ kháng thể cao nhất.
Vắc xin cúm cứu sống 10,000 người bệnh mỗi năm. Vacxin cúm giúp xây dựng “hàng rào” bảo vệ hiệu quả trước sự tấn công của virus cúm. Cơ chế hoạt động của vacxin là tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus cúm, bảo vệ cơ thể. Các kháng thể này sẽ giúp triệt tiêu virus khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh cúm, từ đó giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và giảm mức độ nặng của bệnh nếu có bị mắc…
Các nghiên cứu đều cho thấy tiêm ngừa vắc xin cúm có thể làm giảm nguy cơ các cơn đau tim từ 15% đến 45%, giảm 36% nguy cơ bị viêm tai giữa, nguy cơ viêm đường hô hấp cấp giảm xuống còn 33%, nguy cơ cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen xuống 41%. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu mới nhất, tiêm vacxin cúm có thể giúp cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, tạo miễn dịch chéo, từ đó giảm gánh nặng lên ngành y tế vốn đã quá tải.
Tuy nhiên, theo thời gian nồng độ kháng thể sẽ giảm dần, và các chủng virus cúm thay đổi liên tục mỗi năm, do đó công thức vắc xin ngừa cúm luôn được cập nhật mỗi năm để phù hợp với virus cúm đang lưu hành. Đồng thời, tiêm vắc xin cúm mùa nhắc lại hằng năm là rất cần thiết ở mọi đối tượng để duy trì sự bảo vệ cao nhất.
Các loại vắc xin phòng cúm cho người lớn hiện nay bao gồm:
Tên vắc xin | Vaxigrip Tetra (Pháp) | GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) | Influvac Tetra (Hà Lan) | Ivacflu S (Việt Nam) |
Đối tượng | Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn | Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi | ||
Lịch tiêm | Trẻ từ 6 tháng tuổi – 9 tuổi:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
| Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:
Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm. | Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi: tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. |
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC luôn là địa chỉ vàng tiêm chủng được hàng chục triệu gia đình trên khắp Việt Nam tin tưởng và lựa chọn vì chất lượng vắc xin và dịch vụ. Tại VNVC, quy trình bảo quản vắc xin và thực hành an toàn tiêm chủng là “kim chỉ nam” không chỉ quyết định uy tín của hệ thống tiêm chủng vắc xin hàng đầu Việt Nam mà còn là sức khoẻ và sự an toàn của hàng chục triệu người dân:
VNVC là hệ thống tiêm chủng duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống dây chuyền lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, đảm bảo nhiệt độ bảo quản vacxin lý tưởng từ 2-8 độ C. Đồng thời trang bị đầy đủ thiết bị tự động theo dõi, giám sát nhiệt độ, thiết bị cảnh báo khi nhiệt độ vượt ngưỡng cho phép, các kênh tiếp nhận thông tin cảnh báo, hệ thống máy phát điện.
Khi đến tiêm chủng tại VNVC, 100% khách hàng sẽ được khám sàng lọc miễn phí, được các bác sĩ chuyên môn cao chỉ định tiêm ngừa phù hợp, được theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe sau khi tiêm và dặn dò, cung cấp tài liệu cần thiết về tiêm ngừa trước khi ra về. Đặc biệt, tại mỗi trung tâm VNVC đều được trang bị phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. Ngoài những ưu điểm vượt trội kể trên, nhiều gia đình ưu ái lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại VNVC nhờ vào thái độ phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm của toàn thể đội ngũ nhân viên.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin cúm và các loại vắc xin cần thiết khác, kính mời Quý khách hàng liên hệ Hotline: 028.7102.6595, Website: https://vnvc.vn hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc: https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/ để được tư vấn, đặt lịch tiêm.
Biến chứng của bệnh cúm ở người có bệnh nền là rất nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm cơ tim, co giật… Tiêm vắc xin cúm cho người lớn tuổi và tiêm nhắc lại hàng năm là giải pháp dự phòng đơn giản, an toàn và hiệu quả cao để nhóm đối tượng này tránh khỏi các biến chứng nặng nề do cúm gây ra.
Viêm gan B là căn bệnh “nhiễm trùng thầm lặng” gây ra gánh nặng vô cùng lớn trên toàn cầu. Ước tính hiện nay có đến 300...
Xem ThêmBệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmHiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmChẩn đoán sốt xuất huyết ở giai đoạn sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời, đúng phác đồ, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh...
Xem ThêmHiện nay, vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết. Các phương pháp điều...
Xem ThêmBệnh sùi mào gà ở nữ thường khó phát hiện và điều trị so với sùi mào gà ở nam bởi cấu tạo cơ quan sinh dục...
Xem Thêm