Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Số ca viêm màng não ở các bệnh viện nhi đang gia tăng trong thời điểm cuối năm, các chuyên gia cảnh báo nếu không chủ động phòng tránh bệnh rất có khả năng lây lan thành dịch.
Những thông tin mới nhất về diễn biến nguy hiểm của bệnh Viêm màng não, nguy cơ bùng phát bệnh và tình trạng nặng ở trẻ nhỏ sẽ được chia sẻ trong Chương trình Tọa đàm trực tuyến “Phòng bệnh viêm màng não gia tăng vào cuối năm”, được phát lúc 10h, thứ Tư, ngày 14/12 trực tiếp trên Báo điện tử Vnexpress.net, vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn, livestream trên fanpage VnExpress.net và các fanpage Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh; Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Nutrihome.
Gửi ngay câu hỏi đến các chuyên gia để được giải đáp trong chương trình, tại đây
Chương trình có sự tham gia của – BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM; BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC; ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng – Quản lý Y khoa khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Hệ thống tiêm chủng VNVC.
Trong vài tuần trở lại đây, tại các bệnh viện Nhi TP. Hồ Chí Minh, lượng trẻ nhập viện điều trị có xu hướng tăng. Theo ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ giữa tháng 10 đã xuất hiện những trường hợp trẻ nhiễm viêm màng não được cha mẹ đưa đến viện. Cách đây vài tuần, bệnh nhi viêm màng não điều trị nội trú vào khoảng 10-15 trường hợp/ngày, nhưng gần đây đã lên 20-30 ca, tức tăng khoảng 2 lần. Đáng lưu ý, trong số các ca viêm màng não nhập viện có 3 trường hợp biến chứng nặng, phải kết hợp với khoa Ngoại thần kinh phẫu thuật khoan sọ để bơm rửa mủ dưới màng cứng cho bệnh nhân. Được biết cả 3 trường hợp đều là trẻ nhũ nhi dưới 9 tháng tuổi.
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM, bệnh viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do các vi khuẩn não mô cầu, phế cầu, E.coli, Hib… gây ra. Vi khuẩn hoặc siêu vi sau khi tấn công cơ thể sẽ vào máu, xâm nhập lớp màng mỏng bao bọc xung quanh não và dịch não tuỷ gây ra viêm màng não.
Bệnh viêm màng não diễn ra quanh năm và có xu hướng gia tăng trong thời điểm giao mùa. Chuyển đổi thời tiết khiến độ ẩm tăng cao, nhiều ẩm mốc, khí hậu thay đổi thất thường làm sức đề kháng giảm. Trẻ em, người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu dễ mắc bệnh. Trạng thái thời tiết này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn: não mô cầu, phế cầu, E.coli, Hib… phát triển mạnh, làm tăng khả năng bệnh chồng bệnh.
Triệu chứng của bệnh gồm sốt, quấy khóc nhiều (ở trẻ nhũ nhi), đau đầu (ở trẻ lớn), nôn ói, thóp phồng (ở trẻ nhũ nhi còn thóp) hoặc cổ gượng. Khi bệnh biến chứng nặng, trẻ sẽ có triệu chứng thần kinh nặng nề hơn như co giật, yếu liệt khu trú, rối loạn tri giác (kích thích, li bì, hôn mê…).
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ biến chứng rất nhanh khiến phụ huynh khó trở tay kịp. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm màng não có thể dẫn đến những tổn thương não nặng nề, để lại những di chứng thần kinh, yếu liệt, chậm phát triển về sau.
Hầu hết các tác nhân gây viêm màng não có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Ngoài vi khuẩn E.coli chưa có vắc xin phòng ngừa, phụ huynh nên chủ động cho trẻ tiêm các vắc xin phòng vi khuẩn não mô cầu, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib… “Tùy theo từng loại tác nhân, trẻ nhũ nhi từ 2 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm ngừa để tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe”, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hay.
Các vắc xin kết hợp 5 trong 1 (Pentaxim – Pháp), 6 trong 1 (Infanrix Hexa – Bỉ, hoặc Hexaxim – Pháp) phòng ngừa được vi khuẩn Hib cho trẻ từ 2 tháng tuổi với lịch tiêm 4 mũi: Mũi 1, 2, 3 khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi; mũi 4 khi trẻ 16-18 tháng tuổi. Vắc xin Quimi-Hib (Cu Ba) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi. Để phòng viêm màng não và các bệnh do phế cầu khuẩn, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi có thể tiêm vắc xin Synflorix (Bỉ); hoặc trẻ từ 6 tuần tuổi có thể tiêm vắc xin Prevenar13 (Mỹ) phòng ngừa đến 13 chủng vi khuẩn phế cầu.
Đối với phòng ngừa vi khuẩn não mô cầu, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi cần tiêm vắc xin VA-Mengoc-BC (Cu Ba) phòng vi khuẩn não mô cầu B+C. Trẻ từ 9 tháng tuổi cần tiêm vắc xin Menatra (Mỹ) phòng vi khuẩn não mô cầu các chủng A, C, Y, W135.
Người lớn có thể tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn Prevenar 13, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B+C và A, C, Y, W135.
Ngoài ra, bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo thêm bên cạnh việc tiêm chủng đầy đủ, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ và gia đình tuân thủ vệ sinh tay, mang khẩu trang, vệ sinh thân thể và nơi sinh hoạt, ăn kỹ uống chín. Nếu thấy con sốt cao liên tục, kèm theo nôn ói nhiều, quấy khóc, đau đầu, cổ gượng… thì nên cho bé đi khám ngay. Đặc biệt, khi trẻ có biểu hiện co giật, yếu liệt, rối loạn tri giác là các dấu hiệu bệnh chuyển nặng.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng vắc xin cho Trẻ em & Người lớn VNVC hiện có đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh viêm não, màng não cho trẻ em và người lớn. Các loại vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, kết hợp cùng nhiều chương trình ưu đãi giá, trợ giá giúp nhiều gia đình kịp thời phòng bệnh trước thềm năm mới 2023. Liên hệ Hotline 028 7102 6595 để được tư vấn, đặt lịch tiêm vắc xin phòng viêm màng não, viêm não và các loại vắc xin cần thiết khác.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmVNVC bùng nổ chuỗi ưu đãi giá cao nhất và quà tặng hấp dẫn cùng nhiều phần thưởng giá trị tại hàng trăm trung tâm trên toàn...
Xem ThêmHệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn Quốc tế GSP là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tính toàn vẹn...
Xem ThêmSẵn sàng cho khai trương, VNVC Tuyên Quang chính thức nhận đặt giữ hàng loạt vắc xin từ ngày 11/12/2022 với giá ưu đãi, nhiều quà tặng...
Xem ThêmThời tiết rét đậm ở miền Bắc và giao mùa ở miền Nam khiến cho trẻ em dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp,...
Xem ThêmThai phụ mắc cúm hoặc viêm phổi do phế cầu sẽ đối mặt với nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, thậm chí thai lưu, trong...
Xem Thêm