Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
“Tiêm chủng đầy đủ và dinh dưỡng hợp lý là 2 lớp kén vững chắc bảo vệ mẹ bầu và thai nhi trước nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, biến chứng thai kỳ, sinh non”, đây là chia sẻ của BS. CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC trong Lớp tư vấn sức khỏe Thai – Sản số đầu tiên được tổ chức vào ngày 26/11 vừa qua.
Con người có 2 hệ thống thực hiện chức năng bảo vệ cho cơ thể gồm: hàng rào vật lý (da, niêm mạc và các màng nhầy); hệ thống miễn dịch chủ động được tạo ra bởi các bạch cầu và các kháng thể. Đối với phụ nữ mang thai, diện tích da lớn hơn. Do hàng rào bảo vệ của cơ thể rộng hơn, nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh cũng cao hơn; đồng thời khi mang thai cơ thể của thai phụ có cơ chế tự điều chỉnh miễn dịch xuống mức thấp nhất để tránh các phản ứng đào thải thai nhi, nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi được tốt nhất, điều đó có nghĩa là sức đề kháng của mẹ bầu rất kém, tăng nguy cơ bị các tác nhân (virus, vi khuẩn) xâm nhập và gây bệnh.
Không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh, phụ nữ mang thai cũng tăng nguy cơ tiến triển nặng hơn so với người bình thường. Chẳng hạn, phụ nữ mang thai mắc thủy đậu có thể dẫn đến tử vong do viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng huyết và các biến chứng huyết học. Thai nhi có nguy cơ chết lưu hoặc bị dị tật nặng nề, mắc thủy đậu bẩm sinh và sơ sinh ngay sau khi chào đời.
Đối với bệnh sởi, chỉ tính riêng 2019, ước tính có hơn 207 ngàn trường hợp tử vong do sởi, hầu hết ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mắc sởi có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng thứ phát. Biến chứng thần kinh, còi cọc, loét giác mạc sau sởi thường để lại những hậu quả nặng nề mà trẻ phải gánh chịu suốt phần đời còn lại.
Phụ nữ mang thai nếu nhiễm Rubella có thể gây sẩy thai liên tiếp hoặc sinh non. Đặc biệt, nếu mắc Rubella trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ chắc chắn phải chỉ định bỏ thai vì dị tật nặng nề ở thai nhi. Bởi trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi bắt đầu phân chia, phát triển các bộ phận quan trọng như tim, não, các cơ quan vùng đầu. Nhiễm Rubella trong giai đoạn này khiến thai nhi nguy cơ cao mắc các dị tật: mù, điếc, liệt, não úng thủy, chậm phát triển trí tuệ…
Ngoài ra, thủy đậu, cúm, uốn ván sơ sinh,… cùng nhiều bệnh truyền nhiễm khác có thể đe dọa, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của mẹ và bé nếu mẹ không chủ động phòng ngừa bệnh bằng vắc xin. Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC khuyến cáo: “Chúng ta có thể ngăn chặn nguy cơ biến chứng và tử vong, cứu sống được phần lớn thai nhi và trẻ sơ sinh chỉ với một hành động nhỏ mà ai cũng có thể thực hiện được là tiêm vắc xin. Chủng ngừa sẽ là bước tiền đề vững chắc giúp con yêu có khởi đầu khỏe mạnh, an toàn từ những ngày còn trong bụng mẹ và sau khi chào đời”.
Bên cạnh các yếu tố gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài, thiếu dinh dưỡng, dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân gây suy giảm đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh và sinh non cho bà bầu đồng thời đe dọa sức khỏe thai nhi, tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ sau này.
Mẹ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn đầu thai kỳ, trẻ có nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim mạch. Mẹ thiếu dinh dưỡng giai đoạn cuối thai kỳ, trẻ sơ sinh thiếu cân, gia tăng nguy cơ đái tháo đường về sau.
BS.CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BVĐK Tâm Anh, TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong quý 1, 2 và 3, bà bầu cần bổ sung 360-475 kcal/ ngày với mục tiêu tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Để thực hiện mục tiêu này, bà bầu cần ăn thêm ½ chén cơm cho 3 bữa ăn chính, thêm 2 ly sữa một ngày và thêm 2-3 bữa phụ như chuối, bánh trứng.
Về chất đạm, tăng thêm 15-30gr/ ngày (61g quý 1, 70g quý 2, 91g quý 3, nguồn động vật >35%). Bà bầu bổ sung đạm bằng cách ăn thêm 50-100g thịt cá và uống thêm 2 ly sữa/ ngày. Lưu ý, cá là loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho cả mẹ lẫn con, nhất là các loại cá biển như cá thu, cá ngừ, các loại cá nước ngọt và nước lợ như cá hồi, cá basa, cá hú,… rất nhiều đạm và DHA, Omega tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Ngoài ra, trong thai kỳ, bà bầu còn có thể bị táo bón nếu không bổ sung chất xơ đầy đủ. Trung bình, bà bầu cần tiêu thụ 28g chất xơ/ ngày (tương đương với 300g rau + 200g quả + ngũ cốc thô). Bà bầu cần lên thực đơn có đầy đủ rau, trái cây tươi, có thể ăn thêm các loại củ như khoai lang, khoai sọ, khoai mì, khoai từ, khoai môn.
Các chất dinh dưỡng cần thiết nên chú trọng bổ sung cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai có thể kể đến như:
Bên cạnh các chất dinh dưỡng cần bổ sung trong thai kỳ, bác sĩ Đào Thị Yến Thủy cũng đặc biệt lưu ý các loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh, như thức uống có cồn; các chất kích thích thần kinh như cà phê, thuốc lá; muối để bảo đảm sự an toàn cho thai nhi.
Dinh dưỡng hợp lý còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề thường gặp trong thời gian mang thai như: nghén, ói & trào ngược, vọp bẻ, tê tay chân, hư răng, táo bón,… Cụ thể, để cải thiện tình trạng nghén khi mang thai nên ăn bất kỳ lúc nào và bất cứ món gì có thể. Ăn những loại thức ăn ngọt, lạnh, khô hay lỏng và ăn thành nhiều bữa nhỏ. Với thai phụ vọp bẻ, tê tay, chân, hư răng cần tăng canxi. Với thai phụ táo bón cần tăng rau, trái cây và uống đủ nước.
Chăm sóc sức khỏe thai kỳ và chủ động kế hoạch mang thai và sinh con khoa học là vấn đề mang tính xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng vàng của dân số Việt Nam. Đặc biệt, so với phụ nữ thành thị, phụ nữ nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng cần được thụ hưởng sự bình đẳng trong kiến thức chăm sóc thai kỳ, nâng cao chất lượng sức khỏe và cuộc sống cho chính bản thân và thế hệ mai sau. Chính vì vậy Dự án Lớp học tư vấn sức khỏe Thai – Sản được tổ chức bởi Hệ thống tiêm chủng VNVC hợp tác cùng các chuyên gia Sản – Nhi, Sơ sinh, Dinh dưỡng hàng đầu Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và các chuyên gia dinh dưỡng Hệ thống Dinh dưỡng Nutrihome tạo cơ hội giúp chị em phụ nữ thành thị và những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa được tiếp cận kiến thức và thực hành chăm sóc thai kỳ khoa học.
“Cam kết chăm sóc sức khỏe thai kỳ khỏe mạnh toàn diện, nuôi “thế hệ vàng” từ trong bụng mẹ, nâng cao chất lượng dân số trong tương lai. Với Dự án Lớp học tiền sản, chúng tôi mong rằng ngày càng có thêm nhiều phụ nữ ở khắp các tỉnh thành có cơ hội tiếp cận đầy đủ các thông tin khoa học, chính thống về kiến thức thai, sản an toàn và nuôi con khoa học để có một thai kỳ an toàn, sinh con khoẻ mạnh, hạnh phúc” – BS.CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh.
CHÙM ẢNH LỚP HỌC THAI SẢN SỐ ĐẦU TIÊN
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmVNVC bùng nổ chuỗi ưu đãi giá cao nhất và quà tặng hấp dẫn cùng nhiều phần thưởng giá trị tại hàng trăm trung tâm trên toàn...
Xem ThêmHệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn Quốc tế GSP là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tính toàn vẹn...
Xem ThêmKhông chỉ bảo vệ bản thân người mẹ, tiêm vắc xin trước và trong mang thai mang lại sự bảo vệ sớm cho con khi chào đời....
Xem ThêmTổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch sởi sắp trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, bệnh có thể lan rộng trong...
Xem ThêmTết Dương lịch 2023 đang đến gần, nhiều doanh nghiệp dù gặp khó khăn vẫn nỗ lực các giải pháp để người lao động lành nghề an...
Xem Thêm