Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ngừng thở là hội chứng xảy ra ở gần như 100% trẻ sinh non trước 30 tuần thai và ít phổ biến hơn ở trẻ sinh non lớn. Cơn ngừng thở ở trẻ sinh non luôn là nguy cơ hàng đầu đe dọa tính mạng của trẻ, đồng thời cũng là vấn đề lo lắng của bậc phụ huynh.
Cơn ngừng thở ở trẻ sinh non (tên tiếng Anh là Apnea of prematurity) là sự ngừng thở trong 15-20 giây hoặc ngắn hơn, kèm theo nhịp tim giảm hoặc da trẻ có thể chuyển thành nhợt nhạt, tím hoặc xanh. Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ non tháng do hệ thần kinh và đường hô hấp của trẻ chưa trưởng thành hoặc do nguyên nhân bệnh lý. Ngừng thở kéo dài gây thiếu oxy nuôi các cơ quan, có thể dẫn đến tổn thương não, ảnh hưởng thần kinh…
Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết: sau khi ra đời, trẻ sơ sinh thường phải thở liên tục mới đủ oxy. Đối với trẻ sinh non, một phần hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) có nhiệm vụ kiểm soát chu kỳ hô hấp vẫn chưa được hoàn thiện đủ để đáp ứng nhu cầu thở liên tục của trẻ. Điều này làm cho trẻ thở nhiều, dồn dập sau nhiều đợt thở không sâu hoặc ngừng thở hẳn kéo dài trên 20 giây. Trong y khoa, đây được gọi là chứng ngưng thở ở trẻ sinh non. Trong khoảng thời gian đó, nhịp tim của trẻ cũng sẽ chậm lại, còn gọi là nhịp chậm xoang. Ngoài ra, đường thở ở trẻ sinh non nhỏ và hoạt động yếu nên dễ bị tắc nghẽn, khiến trẻ khó thở hơn. Cơn ngừng thở ở trẻ sinh non cũng có thể diễn tiến nặng hơn nếu trẻ mắc thêm tình trạng nhiễm trùng, các bệnh lý về tim hoặc phổi, các vấn đề về dinh dưỡng như trẻ không bú đủ hoặc thiếu máu.
Hiện tượng ngưng thở thường khởi phát vào ngày đầu tiên sau khi trẻ ra đời với tần suất 1-2 đợt/ngày hoặc có thể nhiều hơn. Trẻ càng nhẹ cân và thiếu tháng thì càng nhiều nguy cơ bị chứng ngưng thở, tím tái. Khi não của trẻ phát triển hoàn chỉnh, hiện tượng này sẽ tự biến mất do trung tâm hô hấp của não bộ đã trưởng thành, thường vào khoảng 40 tuần tuổi thai.
Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngưng thở ở trẻ sinh non:
Đồng thời, trẻ sinh non thường bị ngưng thở “hỗn hợp”, là sự kết hợp của ngưng thở trung ương và tắc nghẽn. Trẻ có nguy cơ ngừng thở cần được kết nối với màn hình ghi lại nhịp tim, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu.
Ngừng thở thường do sự phát triển chưa hoàn chỉnh của khu vực điều khiển sự hô hấp trong não. Phụ huynh có thể theo dõi những dấu hiệu cơn ngừng thở dưới đây để giúp trẻ sinh non vượt qua những năm tháng đầu đời thật khỏe mạnh:
Một số tiêu chuẩn (thay đổi giữa các trung tâm khác nhau) thường được sử dụng để xác định cơn ngưng thở bệnh lý bao gồm:
Đồng thời, các Bố Mẹ cần lưu ý không nên nhầm lẫn cơn ngừng thở với thở ngắt quãng, đây cũng là hiện tượng thường thấy ở trẻ sinh non. Thở ngắt quãng là việc ngưng thở chỉ vài giây và sau đó là một vài hơi thở nông và nhanh. Thở ngắt quãng không kèm theo biến đổi sắc mặt, như tím xanh quanh miệng hoặc giảm nhịp tim và không gây ra nguy hiểm gì cho trẻ.
Mặc dù mọi trẻ sơ sinh đều có những cơn ngừng thở ngắn và nhịp tim giảm, nhưng với trẻ sinh non khi có cơn ngừng thở kéo dài trên 20 giây hoặc nhịp tim giảm xuống dưới 80 nhịp/phút sẽ nguy hiểm đến thần kinh, thậm chí tính mạng của trẻ.
Các bác sĩ phụ trách chăm sóc sức khỏe cho trẻ sinh non thường chỉ quan ngại khi khoảng thời gian ngưng thở kéo dài hay chứng ngưng thở là triệu chứng của một căn bệnh nào đó như hạ đường huyết hay nhiễm trùng. Khi những vấn đề này được điều trị khỏi thì chứng ngưng thở cũng sẽ hết đi.
Các bậc phụ huynh hẳn rất lo lắng, hoảng sợ khi trẻ xảy ra hiện tượng ngừng thở. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, chứng ngưng thở sẽ tự hết ở khoảng 44 tuần tuổi mà ít để lại di chứng gì. Một khi trẻ đã đạt ở mốc tuổi này và chứng ngưng thở đã hết thì sẽ không bao giờ tái phát nữa.
Để chẩn đoán cơn ngừng thở, trẻ có thể được làm các xét nghiệm định hướng nguyên nhân như xét nghiệm máu, X-quang,… và theo dõi nhịp tim, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu. Những xét nghiệm này cũng giúp loại trừ các bệnh lý đi kèm, gây ngưng thở.
Ngoài ra, có thể dựa vào: Theo dõi trẻ có các yếu tố nguy cơ, các bệnh lý của mẹ và con, cơn ngừng thở của trẻ, các xét nghiệm định hướng nguyên nhân. Chẩn đoán phân biệt cơn ngừng thở ở trẻ sinh non < 34 tuần khi đã loại trừ một số nguyên nhân: Thiếu oxy, nhiễm khuẩn, viêm ruột hoạt tử, xuất huyết não màng não, não úng thủy, co giật, còn ống động mạch, thiếu máu, xẹp phổi, chậm nhịp tim khi bú, mẹ dùng thuốc, tăng nhiệt độ môi trường, tắc đường hô hấp trên, hội chứng giảm thông khí bẩm sinh…
Hầu hết trẻ sơ sinh non tháng (đặc biệt là trẻ dưới 34 tuần tuổi) sẽ được chăm sóc y tế và theo dõi cơn ngưng thở tại phòng điều trị tích cực của bệnh viện (NICU). Ngay khi vừa sinh ra, rất nhiều trẻ sơ sinh non tháng cần phải được trợ thở vì phổi còn quá non yếu và không thể tự hô hấp.
Tất cả trẻ nhỏ sinh non nên được theo dõi ít nhất trong 7 ngày đến khi không còn đợt ngưng thở nào. Dưới đây là những phương pháp khởi động lại nhịp hô hấp cho trẻ:
Với những trẻ có cơn ngừng thở ngắn, có thể áp dụng những biện pháp như:
Những cơn ngưng thở kéo dài nặng, trẻ có thể phải cần tới những hỗ trợ hô hấp cao hơn:
Trẻ sẽ được đặt một ống thông vào khí quản và thiết bị sẽ thổi hơi thở vào phổi của trẻ qua ống này để giúp trẻ hô hấp. Thiết bị được cài đặt để có được số lần thở nhất định trong một phút, trong khi đó nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của trẻ vẫn được theo dõi sát sao. Trẻ sinh non có thể được tiêm mũi trợ phổi giúp cho phổi hoàn thiện hơn và trẻ có thể bỏ thở máy trong vòng vài tuần, khi đó bé có thể tự thở bằng hệ hô hấp của mình.
Khi trẻ không phải đặt nội khí quản nữa thì thường sẽ chuyển sang thở NCPAP – Thở áp lực dương liên tục qua mũi. Đây là một dạng máy hỗ trợ thở không xâm lấn, giúp trẻ tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở của trẻ. Thiết bị này thường bao gồm một ống lớn và kèm theo đó là các nhánh ống nhỏ có thể đặt vừa vào mũi của trẻ và kết nối với hệ thống cung cấp oxy cho trẻ.
Áp lực đường thở liên tục cao khi thở NCPAP sẽ giữ cho các phế nang không bị xẹp. Khi những phế nang căng ra thì diện tích bên trong cũng rộng ra do vậy trao đổi khí trong phổi sẽ diễn ra nhiều hơn. Khi khả năng trao đổi khí trong phổi tốt lên thì trẻ cũng đỡ phải gắng sức thở, sẽ đỡ bị kiệt sức và giảm khả năng suy hô hấp nặng lên gây ngừng thở.
Nhiều trẻ gặp phải tình trạng ngưng thở được chỉ định dùng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch caffeine để kích thích hô hấp. Giống như trong cà phê, một liều lượng caffeine nhỏ sẽ giúp giữ cho trẻ tỉnh táo, hưng phấn và kích thích hô hấp. Hầu hết trẻ sẽ cai được caffeine trong giai đoạn ở phòng điều trị tích cực.
Nhiễm trùng, thiếu máu, nhiệt độ cơ thể giảm, lượng đường trong máu thấp do trẻ bú ít hoặc các bệnh lý não có thể làm cho cơn ngưng thở nặng hơn.
Cơn ngưng thở của trẻ sinh non sẽ hết dần theo thời gian và thường không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, lúc này trẻ vẫn cần phải theo dõi sát tại nhà.
Nếu trẻ còn xuất hiện những đợt ngưng thở ngắn, thường trẻ sẽ đáp ứng với cách kích thích thở như hướng dẫn ở trên. Nếu không hiệu quả, phụ huynh cần học cách hô hấp nhân tạo, nhấn tim (hồi sức tim phổi cơ bản) và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Hội chứng ngưng thở là hiện tượng khó tránh khỏi đối với trẻ sinh non, nếu cơn ngưng thở kéo dài có thể gây hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp, ảnh hưởng đến thần kinh, hoặc thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần theo dõi bé chặt chẽ để có biện pháp xử lý kịp thời tránh những tổn thương về sau gây hại cho trẻ.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmTrẻ đang chơi đùa bình thường bỗng dưng khóc thét dữ dội, đau bụng, nôn ói, tím tái, mệt lả người... đó là những dấu hiệu phụ...
Xem ThêmĐột tử ở trẻ sơ sinh là hội chứng gây ra cái chết đột ngột ở trẻ sơ sinh. Đây là chẩn đoán được xác định khi...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm