Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trẻ đang chơi đùa bình thường bỗng dưng khóc thét dữ dội, đau bụng, nôn ói, tím tái, mệt lả người… đó là những dấu hiệu phụ huynh cần hết sức cẩn trọng vì có thể trẻ đang bị lồng ruột – một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng có thể gây hoại tử ruột ở trẻ.
Lồng ruột là tình trạng bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy, có đến 90% bệnh nhân lồng ruột thuộc nhóm trẻ dưới 1 tuổi, trong đó nhóm 5-9 tháng tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc lồng ruột cao nhất. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ bị lồng ruột là do người bế trẻ rung lắc mạnh hoặc nô đùa quá mức, tuy nhiên bác sĩ Bạch Thị Chính cho rằng, bệnh lồng ruột không đơn giản chỉ như vậy.
Theo lý giải của các bác sĩ Chính, trong quá trình phát triển của bào thai, đoạn đầu ruột già bao gồm manh tràng và đại tràng được cố định ở thành bụng, nhưng ruột non thì không. Trong trường hợp manh tràng và đại tràng không được dính vào thành bụng, nhu động mạnh cộng với sự chênh lệch quá mức, khiến khúc ruột phía trên dễ dàng di chuyển và chui lọt vào khúc ruột bên dưới hoặc ngược lại. Khi khúc ruột lồng vào nhau, các mạch máu cũng bị cuốn theo tạo nên hiện tượng tắc nghẽn mạch máu, làm tổn thương đoạn ruột, tắc ruột và chảy máu. Nếu không phát hiện can thiệp kịp thời, đoạn ruột này sẽ bị hoại tử, hậu quả là gây ra viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu và đe dọa tính mạng.
Lồng ruột là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột. Lồng ruột có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, bệnh chiếm tỷ lệ từ 2-5% ở người lớn và 90% ở trẻ dưới 1 tuổi, trong đó khoảng 5% các trường hợp lồng ruột bị tắc ruột. Hiện tượng này thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái, do áp suất trong bụng và nhu động ruột ở bé trai cao hơn bé gái, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm, với tỷ lệ là 2:1.
Có đến 90% các ca lồng ruột ở trẻ em không xác định được nguyên nhân. Trong khi đó, 90% các ca lồng ruột ở người lớn chủ yếu do u ở ruột non và đại tràng, nhiều trường hợp khác gây ra do viêm hạch mạc treo, manh tràng di động, túi thừa meckel (túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non) hoặc viêm hồi manh tràng mạn tính.
Theo Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh lồng ruột cao hơn khi bước vào mùa dịch của các bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa, đặc biệt là mùa dịch rotavirus, loại virus gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Nhiều giả thiết khác cho rằng, trẻ em trong giai đoạn chuyển từ bú sữa sang ăn dặm ảnh hưởng đến sự co bóp của ruột, thêm vào đó kích thước các đoạn ruột của trẻ lại quá chênh lệch nên xảy ra hiện tượng lồng ruột.
Ngoài ra, bệnh lồng ruột còn liên quan đến các bất thường như polyp trong lòng ruột, u bướu, hay người vừa trải qua đợt điều trị bệnh gây ra do rối loạn co bóp ruột.
Lồng ruột là một bệnh lý không liên quan đến việc vui cười, chạy nhảy hay ăn uống của trẻ như nhiều người quan niệm. Những người bị lồng ruột sẽ bị tổn thương thành ruột, nhất là vùng đại tràng và ruột non. Nếu bị lồng ruột vùng đại tràng, nguyên nhân chính là do khối u ác gây nên. Nếu bị ở vùng ruột non, phần lớn là u lành – bác sĩ Chính cho biết thêm.
Nếu trẻ bất ngờ đau bụng dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú, có thể kèm theo nôn ói nhiều lần, phụ huynh nên nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc thét, bỏ ăn, da tím tái là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó trẻ sẽ nín khóc, có khi ăn uống lại bình thường, tuy nhiên khi cơn đau phát lại trẻ sẽ khóc ré, ưỡn người, bỏ ăn. Sau vài giờ, da dẻ xanh tím, trẻ mệt lả người.
Khoảng 6-12 tiếng sau, trẻ đi phân kèm máu tươi, da khô tái, môi khô mắt trũng, người bắt đầu lạnh. Nếu tình trạng này tiếp tục duy trì 24h mà không có bất kỳ can thiệp nào, trẻ sẽ nôn ói, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp, hơi thở nông, đây là dấu hiệu cho thấy ruột bắt đầu hoại tử.
“Khi trẻ có những biểu hiện bất thường của lồng ruột, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Thông thường, trước 48 giờ chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử, nhưng sau 72 giờ, tỷ lệ này đã lên tới 80%” – Bác sĩ Nội trú Phan Thị Thu Minh – Phó trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh, Hà Nội – cảnh báo.
Ở người lớn, bệnh lồng ruột hiếm gặp và rất khó phát hiện do các triệu chứng có khả năng trùng hợp hoặc giống với dấu hiệu của những bệnh khác. Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng từng cơn, buồn nôn, nôn.
Cứ 100.000 trẻ dưới 1 tuổi thì có 302 ca mắc bệnh lồng ruột tại Việt Nam mỗi năm. Lồng ruột là một trong những cấp cứu ngoại khoa có diễn biến nhanh, đặc biệt nguy hiểm ở nhóm trẻ sơ sinh, bé trai có tỷ lệ mắc cao hơn bé gái. Ngoài ra, bệnh lồng ruột còn có một số yếu tố nguy cơ như:
Bác sĩ Phan Thị Thu Minh khuyến cáo phụ huynh cần quan sát kỹ dấu hiệu của trẻ và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường, lồng ruột cấp cứu càng muộn nguy cơ tử vong do biến chứng càng cao:
Trong trường hợp tái phát, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất, tránh muộn quá 6 tiếng kể từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu (khóc, đau bụng, bỏ bú…).
Lồng ruột là bệnh lý chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu. Chính vì vậy, cách tốt nhất là nên quan sát trẻ, nhanh chóng nhận biết các triệu chứng bất thường để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.
Bác sĩ Bạch Thị Chính đặc biệt lưu ý, việc tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh hô hấp như vắc xin cúm, vắc xin phòng viêm phổi, viêm mũi họng và các bệnh gây ra do phế cầu khuẩn khác (viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết) như Synflorix, Prevenar-13; đặc biệt là vắc xin phòng các bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus như Rotarix, Rotateq, Rotavin cũng là cách hiệu quả vừa giúp trẻ tăng sức đề kháng bảo vệ khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, vẫn có thể kiểm soát tốt tình trạng phục hồi của bệnh nhân sau khi điều trị lồng ruột bằng cách:
Viêm gan B là căn bệnh “nhiễm trùng thầm lặng” gây ra gánh nặng vô cùng lớn trên toàn cầu. Ước tính hiện nay có đến 300...
Xem ThêmBệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh truyền nhiễm với biểu hiện điển hình là các nốt mụn nước phỏng rộp chứa dịch viêm xuất hiện trên da và niêm...
Xem ThêmHội chứng Progeria bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “lão hóa sớm”. Đây là một hội chứng hiếm gặp khiến những đứa trẻ mắc...
Xem ThêmNão úng thủy là một trong những dị tật của ống thần kinh, phần lớn do bẩm sinh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm