Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Đột tử ở trẻ sơ sinh là hội chứng gây ra cái chết đột ngột ở trẻ sơ sinh. Đây là chẩn đoán được xác định khi có bé dưới 1 tuổi tử vong mà không tìm ra nguyên nhân chính xác. Không có dấu hiệu báo trước, thường xảy ra bất ngờ trong lúc ngủ, đột tử là hội chứng “bí ẩn” để lại nỗi đau lớn cho gia đình.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), mỗi năm ở Mỹ có đến 3.500 trẻ sơ sinh chết đột ngột trong khi ngủ. Khoảng một nửa trong số các ca tử vong này không tìm được nguyên nhân, ngay cả sau khi ca bệnh đã được xem xét hoàn chỉnh bao gồm cả việc khám nghiệm tử thi kỹ lưỡng và điều tra hiện trường. Khi không xác định được nguyên nhân, những cái chết này được gọi là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome – SIDS). SIDS thường xảy ra trong khi ngủ. Và cũng thường không có bằng chứng vật lộn và không có tiếng kêu.
Đột tử sơ sinh hay còn gọi là “những cái chết trong nôi” là tình trạng, không phải là một bệnh lý thông thường. Đột tử là viễn cảnh đáng sợ, nó tấn công những đứa trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh mà không hề có dấu hiệu cảnh báo trước. Để làm rõ nguyên nhân, các chuyên gia y tế phải truy tìm tiền sử y khoa của đứa trẻ và bố mẹ, kiểm tra hiện trường đồng thời tiến hành khám nghiệm tử thi. Tuy vậy, cho đến nay hội chứng này vẫn còn là bí ẩn lớn đối với y học hiện đại.
Trên toàn cầu, SIDS đã gây ra hơn 19.200 cái chết trong năm 2015, là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 ở trẻ em dưới 1 tuổi tại Hoa Kỳ vào năm 2011. Khoảng 90% trường hợp đột tử sơ sinh xảy ra ở trẻ trước 6 tháng tuổi, SIDS diễn ra phổ biến ở các bé trai hơn các bé gái.
Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trường hợp trẻ đang khỏe mạnh bỗng nhiên tử vong bất ngờ trong khi ngủ.
Các nhà khoa học cho rằng hội chứng đột tử gây ra do đa yếu tố hay đa nguyên nhân, có tính chất tương tác phối hợp như:
Ngoài ra vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến trẻ gặp phải hội chứng SIDS như:
Đột tử ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng kèm theo và không có dấu hiệu cảnh báo trước đó. Trẻ không quấy khóc hay bỏ bữa, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ phải chịu đựng sự đau đớn. Tuy vậy, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.
Bác sĩ CKII Lê Tố Như – Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa Tâm Anh khuyến cáo, những trẻ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc trẻ gặp bất cứ vấn đề nào về hô hấp cần được theo dõi ở bệnh viện để phòng tránh nguy cơ đột tử. Hội chứng đột tử sơ sinh có thể xảy đến với bất kỳ đứa trẻ nào, kể cả những trẻ khỏe mạnh, do đó nếu có cảnh báo từ bác sĩ, bố mẹ nên để trẻ sinh non, nhẹ cân ở lại bệnh viện để theo dõi dự phòng nguy cơ đột tử. Đột tử sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi ngủ. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành bé.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP-American Academy of Pediatrics) đánh giá, tử vong ở trẻ sơ sinh do SIDS là vấn đề liên quan đến giấc ngủ, do đó cần nâng cao cảnh giác, tạo môi trường an toàn cho giấc ngủ trẻ sơ sinh. Cụ thể, tất cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh dưới 1 tuổi cần được nằm ngửa khi ngủ, tránh để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, tránh tình trạng quấn nhiều lớp cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, AAP cũng đưa ra những khuyến cáo khác nhằm làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ em như:
Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho rằng, trẻ dưới 1 tuổi là độ tuổi vàng để tiêm nhiều loại vắc xin quan trọng, do trong giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, trẻ dễ bị tấn công bởi các bệnh truyền nhiễm khiến sức khỏe suy yếu, là yếu tố làm tăng nguy cơ đột tử sơ sinh. Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh cần tuân thủ lịch tiêm các loại vắc xin như vắc xin 6 trong 1, vắc xin phế cầu, vắc xin rotavirus, vắc xin cúm, vắc xin sởi, vắc xin viêm màng não do não mô cầu khuẩn, vắc xin phòng viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi do phế cầu khuẩn A, C, Y, W.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới được thực hiện nhằm tìm ra mối liên hệ giữa vắc xin và hội chứng đột tử sơ sinh, kết quả cho thấy không hề có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy SIDS liên quan đến vắc xin: “Mọi nghiên cứu đều bác bỏ hoàn toàn nghi ngờ vắc xin liên quan đến những trường hợp tử vong do đột tử ở trẻ nhỏ” – Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định.
Nói thêm về vấn đề này, bác sĩ Bạch Thị Chính bày tỏ quan điểm: “Khoa học đã chứng minh hội chứng SIDS hoàn toàn không liên quan đến vắc xin. Các phản ứng sau tiêm như ngứa, đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm, sốt hoặc các triệu chứng khác như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn… đều là những hiện tượng bình thường sau tiêm chủng, xuất hiện trong 48h sau tiêm và sẽ chấm dứt nhanh chóng sau đó”.
Bố mẹ cần thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ, kể các các mũi tiêm nhắc lại cho trẻ nhỏ, nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để kịp thời để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đồng thời nâng cao sức đề kháng phòng tránh nhiều nguy cơ khác về sức khỏe.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmNão úng thủy là một trong những dị tật của ống thần kinh, phần lớn do bẩm sinh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp...
Xem ThêmTrẻ đang chơi đùa bình thường bỗng dưng khóc thét dữ dội, đau bụng, nôn ói, tím tái, mệt lả người... đó là những dấu hiệu phụ...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm