Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Cúm A/H1N1 từng gây đại dịch càn quét toàn cầu với tốc độ lây lan cao và nhanh, gây gánh nặng bệnh tật khủng khiếp. Covid-19 vẫn đang gây sức ép, nỗi lo càng tăng thêm khi dịch cúm vào mùa, người dân cần hành động quyết liệt, chủng ngừa phòng bệnh kịp thời khi mầm bệnh bủa vây.
Cúm A/H1N1 là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính thuộc dạng cúm theo mùa do chủng virus cúm A/H1N1 (tên khoa học virus pdm09 (A)) gây ra. Tên gọi phân nhóm H1N1 là liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus: protein hemagglutinin nhóm 1 (H1) và neuraminidase nhóm 1 (N1).
Ban đầu, bệnh cúm A H1N1 còn được gọi là “cúm lợn” vì các nhà khoa học cho rằng chủng virus này có nguồn gốc từ lợn. Tuy nhiên, thực tế chủng virus này kết hợp từ các nguồn virus khác nhau: lợn, chim, người và gây ra bệnh ở người.
Theo điều tra dịch tễ, có 3 chủng cúm gồm A, B và C gây bệnh cúm mùa, trong đó cúm A là chủng virus thường gặp nhất và là “thủ phạm” của nhiều đại dịch trên toàn cầu. Đặc biệt, cúm A có 2 chủng virus lưu hành ở người chính là H1N1 và H3N2.
Virus cúm có hình cầu, đường kính 80 – 120nm, virus cúm A/H1N1 hoàn chỉnh phân ra làm 8 đoạn gen có cấu trúc phức tạp, gồm 3 phần:
Về đặc điểm của kháng nguyên: Có 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Chính cách tổ hợp khác nhau của 2 loại kháng nguyên H và N tạo nên các phân tuýp khác nhau của virus cúm A. Trong quá trình lưu hành của virus cúm A, 2 kháng nguyên này, đặc biệt là kháng nguyên H luôn biến đổi. Những biến đổi nhỏ liên tục thường gây các đợt dịch cúm vừa và nhỏ. Những biến đổi nhỏ dần tích tụ lại thành các biến đổi lớn, tạo nên phân tuýp kháng nguyên mới.
Các kháng nguyên H và N quyết định tính kháng nguyên đặc hiệu của từng chủng virus cúm khác nhau. Chúng cũng là vị trí gắn kết và phát huy tác dụng của các thuốc kháng virus. Bên cạnh đó, kháng nguyên H và N có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và xuất vắc xin phòng bệnh cúm.
Virus cúm A H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường (ngoại cảnh), có thể sống từ 24-48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ… hay có thể tồn tại trong quần áo từ 8-12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt, cúm A/H1N1 có thể sống lâu trong môi trường nước như sống đến 4 ngày ở nhiệt độ khoảng 22oC và sống vài tuần ở nhiệt độ 0-4oC. Do đó, các hồ bơi, điểm bơi công cộng có thể tạo ra môi trường cho virus A/H1N1 hoạt động mạnh, nhất là vào thời tiết mưa nhiều, độ ẩm thấp, thiếu ánh nắng để tiêu diệt virus. Thậm chí, ở nhiệt độ -20oC và đông khô, virus cúm có thể tồn tại cả năm.
Mặt khác, vì bản chất của virus cúm là lipoprotein (protein + lipid) nên virus cúm a h1n1 có sức đề kháng yếu và dễ bị bất hoại bởi bức xạ mặt trời hay tia tử ngoại. Cụ thể, virus cúm cũng dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC và các chất hòa tan lipid như beta-propiolactone, ether, chloramine, formol, cồn,…
Năm 1918, đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát và cướp đi tính mạng của khoảng 50-100 triệu người, đồng thời lây nhiễm cho 500 triệu người khắp thế giới trong năm 1918 – 1919 (tương đương 1/3 dân số toàn cầu). Chủng virus cúm H1N1 được các chuyên gia đánh giá có liên quan đến trận đại dịch khủng khiếp này (1).
Cúm A/H1N1 là dịch cúm do virus cúm A thuộc chủng cúm H1N1 được phát hiện lần đầu tiên ở Mexico vào tháng 3/2009. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Ngày 11/6/2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo dịch ở cấp độ 6, cấp độ cao nhất và tuyên bố là đại dịch cúm có quy mô toàn cầu (2)
Đến cuối tháng 7/2009, dịch đã lan rộng ra trên 160 quốc gia ở 5 châu lục với hàng trăm triệu ca mắc và trăm nghìn ca tử vong. Đến tháng 8/2010, WHO công bố đại dịch này chấm dứt. Tuy nhiên, A H1N1 tiếp tục lưu hành dưới dạng virus cúm theo mùa và gây bệnh, nhập viện và tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.
Tại Việt Nam, ca bệnh cúm A(H1N1) đầu tiên xuất hiện ngày 31/5/2009. Đến ngày 30/7/2009, đã có gần 800 trường hợp mắc cúm A/H1N1 ở gần 30 tỉnh, thành phố trên cả nước và đã có trường hợp tử vong. Điều đáng lo ngại là dịch đã lây lan nhanh trong cộng đồng và đặc biệt đã bùng phát tại một số trường học – được xem “xã hội thu nhỏ” (3).
Từ năm 2018, chủng virus cúm A/H1N1 và một số biến thể cúm đang có xu hướng tái bùng phát mạnh tại một số quốc gia châu Á, trong đó có cả Việt Nam. Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, nhịp sống bình thường mới trở lại, thời tiết chuyển mùa, học sinh chuẩn bị trở lại trường học là điều kiện thuận lợi để virus cúm “trỗi dậy” và lây lan mạnh nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời.
Virus cúm A/H1N1 được phát hiện trên lợn đầu tiên, song virus có khả năng lây nhiễm từ người sang người vô cùng mạnh mẽ và tấn công vào lá phổi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người mắc cúm A/H1N1 có thể do nguyên nhân dưới đây:
Theo các chuyên gia y tế, người nhiễm cúm A/H1N1 thường có các triệu chứng như cúm bình thường, tuy nhiên có kèm theo một số dấu hiệu đặc trưng hơn, cụ thể:
Các triệu chứng của bệnh cúm A/H1N1 có thể từ nhẹ đến nặng tùy mỗi người. Về cơ bản, người mắc cúm thường sốt 2 – 5 ngày, trong khi các bệnh về đường hô hấp do virus khác thường hết sốt sau 24 – 48 giờ. Các triệu chứng cúm A/H1N1 thường được cải thiện sau 2 – 5 ngày mặc dù bệnh có thể kéo dài 7 ngày hoặc hơn. Đặc biệt, người bệnh cần phân biệt các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cúm A/H1N1 để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Cúm A/H1N1 là bệnh nguy hiểm do tỷ lệ lây lan rất nhanh và mạnh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành đại dịch rất lớn. Thông thường, người mắc bệnh cúm A/H1N1 sẽ tự khỏi trong vòng chưa đến 2 tuần mà không cần can thiệp thuốc điều trị hoặc chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cúm có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng nặng nề kéo dài chẳng hạn như viêm phổi, ở những đối tượng có nguy cơ cao: trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, đái tháo đường hoặc tim mạch,…
Nhấn mạnh về mức độ nguy hiểm của cúm A/H1N1, ThS Nguyễn Diệu Thúy, Trợ lý Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Cúm A/H1N1 là “chú sói đội lốt cừu” nhưng nhiều người lại đang đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của bệnh. Virus cúm A/H1N1 có đặc điểm rất đặc trưng như tính cảm thụ cao, thời gian ủ bệnh rất ngắn từ 1- 2 ngày, cơ chế lây truyền, khả năng tồn tại lâu dài khiến bệnh cảnh diễn biến nhanh chóng, gây các biến chứng nặng nề, đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài và tốn kém chi phí. Đó là nguyên nhân khiến cúm dễ lây lan thành các vụ dịch lớn, gia tăng gánh nặng lên hệ thống y tế vốn đang quá tải vì Covid-19.”
Bất kỳ ai cũng có thể bị virus cúm A/H1N1 tấn công, từ trẻ sơ sinh cho tới người lớn tuổi, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn dấu hiệu cúm A/H1N1 với cảm lạnh hay các bệnh đường hô hấp thông thường, khiến việc điều trị gặp nhiều gián đoạn và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ở những người thể trạng yếu.
Khác với cúm mùa thông thường chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng của cúm A/H1N1 có thể kể đến như:
Phụ nữ mang thai có tỷ lệ bị biến chứng cúm A/H1N1 cao hơn những người bình thường. Tỷ lệ tử vong ở nhóm này cũng cao hơn bởi hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, dễ dàng bị virus tấn công. Do đó, phụ nữ mang thai không nên chủ quan với cúm, nên đến các cơ sở y tế thăm khám nếu có triệu chứng như: Sốt, ho, khó thở, tức ngực… để được phát hiện và điều trị sớm. Đặc biệt cần phải tiêm ngừa vắc xin cúm trước khi có ý định mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu 1 tháng.
Virus cúm A/H1N1 có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người theo hai con đường chính là: đường hô hấp và đường tiếp xúc trực tiếp.
Theo điều tra dịch tễ, người mang virus cúm A(H1N1) có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng cúm. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện.
“Trẻ em, người lớn mắc cúm A/H1N1 bao lâu thì khỏi?”, “cúm A/H1N1 bao lâu thì hết” là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Thông thường cúm A/H1N1 sẽ tự khỏi trong khoảng 1 tuần, sốt và các triệu chứng khác sẽ dần biến mất. Cảm giác ho, mệt mỏi có thể kéo dài dai dẳng đến 2 tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, ở trẻ em hay người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính về phổi, tim mạch, thận,.. hệ miễn dịch kém thì bệnh thường kéo dài, cần thời gian hồi phục lâu hơn. Thậm chí có dẫn theo nguy cơ về biến chứng viêm não, viêm phổi và tử vong hoàn toàn có thể xảy ra, do vậy, người dân tuyệt đối không chủ quan với bệnh.
Ở những trường hợp bị cúm nhẹ, không có biến chứng, người bệnh có thể điều trị cúm A H1N1 tại nhà nếu có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, ở những ca bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng, đang tiến triển phức tạp hoặc khó dự báo, bất kể tình trạng sức khỏe trước đó, người bệnh cần sớm nhập viện để được các bác sĩ điều trị.
Sau khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Các chất ức chế neuraminidase là thuốc kháng virus được lựa chọn để điều trị cúm 2009 và bệnh giống cúm ở cả trẻ em và người lớn ở Hoa Kỳ tại thời điểm này. Các loại thuốc kháng virus để điều trị cúm gồm: Oseltamivir (uống), Zanamivir (hít), Peramivir (tiêm),… Tùy trường hợp và mức độ của bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ đánh giá và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.
Một số chuyên gia đã ủng hộ việc sử dụng gấp đôi liều oseltamivir cho một số bệnh nhân bị bệnh nặng, mặc dù không có dữ liệu chứng minh rằng liều cao hơn có hiệu quả hơn. Đối với người bệnh không thể dùng thuốc uống hoặc thuốc uống dường như không có hiệu quả, có thể Peramivir để tiêm tĩnh mạch mặc dù các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn còn hạn chế.
Các triệu chứng của cúm mùa và cúm A (H1N1) là tương đối giống nhau, trừ khi người bệnh có biến chứng nghiêm trọng. Vì thế để chẩn đoán chính xác, bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm cơ bản kiểm tra tình trạng bệnh cũng như phát hiện biến chứng nguy hiểm.
Virus cúm A/H1N1 phát triển và tồn tại trong dịch hô hấp, đặc biệt dịch hầu họng thường được thu thập để kiểm tra. Dưới đây là các xét nghiệm được chỉ định thực hiện chẩn đoán:
Đồng thời, có thể thực hiện nuôi cấy virus ở môi trường dinh dưỡng phù hợp bằng mẫu dịch hô hấp thu thập. Nếu virus H1N1 phát triển và nhân số lượng nhanh chóng, có thể xác định chủng cúm gây bệnh.
Ở thời điểm Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, rủi ro lây nhiễm và khả năng tái bùng phát cộng đồng SARS-CoV-2 là không hề nhỏ. Mùa Đông – Xuân chuẩn bị đến, nỗi lo càng tăng thêm khi dịch cúm vào mùa, cảnh báo nguy cơ kép nếu không có các biện pháp dự phòng kịp thời. Để phòng chống cúm A/H1N1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:
Đặc biệt, chủ động tiêm chủng vắc xin cúm đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại hằng năm là biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ cơ thể trẻ em, người lớn chống lại bệnh cúm.
Ai cũng có thể mắc cúm, thực tế là những người trưởng thành với cơ thể khỏe mạnh vẫn có thể mắc cúm. Tính cấp thiết của vắc xin không thể phủ nhận, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC Hoa Kỳ và nhiều cơ quan y tế quốc gia trên thế giới đều khuyến cáo việc tiêm vắc xin cúm nói chung và vắc xin phòng cúm a h1n1 nói riêng là biện pháp tốt nhất và dễ thực hiện nhất để phòng ngừa cúm cũng như giảm thiểu những nguy cơ biến chứng nặng nề từ cúm.
ThS Nguyễn Diệu Thúy, Trợ lý Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết: “Hiệu quả miễn dịch của vắc xin cúm thay đổi theo từng năm, chịu tác động bởi độ tuổi, thể trạng sức khỏe, cũng như sự khó dự đoán của các chủng virus cúm lưu hành, đặc biệt chủng A/H1N1. Mặc dù vậy, vắc xin cúm là “vũ khí” hữu hiệu nhất chống lại cúm, cũng như giảm nhẹ triệu chứng từ cúm ở người đã tiêm ngừa vắc xin nhưng vẫn nhiễm bệnh, và giúp tránh việc điều trị khẩn cấp, biến chứng nặng nề, nguy cơ tử vong. Trong một nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm đối tượng từ độ tuổi 65 trở lên, vắc xin cúm được kết luận làm giảm đáng kể nguy cơ chết người do đột quỵ là 65% và bệnh tim là 22%”.
“Covid-19 và cúm đều tấn công phổi gây ra tình trạng suy hô hấp cấp tính. Bất kể ai cũng có thể mắc Covid-19 và cúm cùng lúc, điều này sẽ trở thành một “quả bom” công phá hệ miễn dịch, khiến tỷ lệ tử vong tăng cao. Do đó, tất cả mọi người, đặc biệt trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh nền cần chủ động tiêm phòng cúm a h1n1 để tăng đề kháng hô hấp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus cúm và Covid-19, đồng thời giảm tỷ lệ nhập viện, điều trị tích cực và tử vong do virus SARS-CoV-2.” Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng I, TP.HCM nhấn mạnh.
Tiêm phòng cúm hàng năm được khuyến cáo ở mọi lứa tuổi, bắt đầu từ trẻ 6 tháng tuổi, đặc biệt chú trọng đến các nhóm có nguy cơ cao biến chứng. Các loại vắc xin phòng cúm dành cho trẻ em và người lớn bao gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam).
Tên vắc xin | Vaxigrip Tetra (Pháp) | Influvac Tetra (Hà Lan) | Ivacflu-S (Việt Nam) | GC Flu (Hàn Quốc) |
Đối tượng | Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn | Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn | Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi | Trẻ em trên 3 tuổi và người lớn |
Lịch tiêm | Trẻ từ 6 tháng tuổi – 9 tuổi:
Trẻ 9 tuổi:
| Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:
Từ 9 tuổi trở lên: lịch tiêm 1 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm. | Tiêm 1 mũi duy nhất. Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm. | Trẻ từ 3 tuổi – 9 tuổi:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
|
Để đăng ký tiêm vắc xin cúm hoặc tiêm trọn gói vắc xin tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, bạn có thể cung cấp thông tin tại đây hoặc gọi tới hotline 028 7102 6595 – 1900 633 858, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Cúm A/H1N1 gây “gánh nặng kép” cho sức khỏe cộng đồng song song với Covid-19. Chủ động tiêm phòng vắc xin cúm A/H1N1 là chìa khóa hiệu quả và tiết kiệm nhất bảo vệ sức khỏe cả gia đình khỏi cúm và biến chứng nguy hiểm gây ra do Covid-19.
Đối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...
Xem ThêmAi cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...
Xem ThêmCúm A (H5) hay còn gọi cúm gia cầm là loại bệnh dịch nguy hiểm, lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch ở người rất khó...
Xem Thêm